1.3.2 .Nhiệm vụ nghiên cứu
5.2. Giải pháp thúc đẩy thực hiệnTNXHDN tại các NHTM Việt Nam theo các
5.2.3. Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá TNXHDN theo thông lệ quốc tế
Hiện nay, Việt Nam chưa xây dựng được bộ quy tắc ứng xử TNXHDN nào, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng. Chính vì vậy, chỉ có một số ít NHTM Việt Nam, chủ yếu là các ngân hàng có quy mô lớn thực hiện một cách đơn lẻ, chưa có hệ thống. Trong khi đó, các ngân hàng còn lại, mặc dù có động cơ để thực hiện, nhưng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai và áp dụng do còn một số hạn chế về nguồn lực. Chính vì lẽ đó, bộ tiêu chuẩn và chỉ tiêu đánh giá cần phải được xây dựng dựa trên kinh nghiệm và tiêu chuẩn quốc tế, có điều chỉnh theo điều kiện trong nước, bối cảnh ngành và điều kiện của các NHTM Việt Nam. Rõ ràng, khi các chỉ tiêu đánh giá TNXHDN được áp dụng, vai trò khuyến khích doanh nghiệp thực hiện TNHXDN sẽ được phát huy.
Bên cạnh đó, một số vấn đề cần chú ý trong việc xây dựng tiêu chuẩn và bộ chỉ tiêu đánh giá TNXHDN theo các thông lệ quốc tế đó là:
Một là, xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá TNXHDN có thể dựa trên cơ sở bộ chỉ tiêu đánh giá tiêu chuẩn bền vững trên thế giới như của ISO 26000, GRI25 và KLD, UN Global Compact… Đó là những tiêu chuẩn về báo cáo
trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và phát triển bền vững phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Trong bản hướng dẫn G4 của GRI, bộ chỉ tiêu đánh giá được đưa ra nhằm mục đích cho phép các công ty, tổ chức báo cáo và làm rõ hiệu quả thực hiện của tổ chức và các tác động tiêu cực/tích cực tới kinh tế, môi trường, xã hội gắn liền với các lĩnh vực trọng yếu26 được đề xuất. Các chỉ số này được thể hiện ở dạng định lượng bằng con số, hoặc miêu tả cụ thể về cách thức quản trị, quy trình, ảnh hưởng, tác động....
Tương tự GRI, tổ chức nghiên cứu độc lập KLD đề xuất các chỉ số bền vững toàn cầu nhằm mục đích cung cấp dữ liệu cho các nhà đầu tư để từ đó các nhà đầu tư có thể phát hiện và đầu tư vào các công ty có những cam kết lâu dài với môi trường, xã hội và quản trị27. Bộ chỉ số này gắn liền với các lĩnh vực chính là giữ gìn bảo vệ môi trường; cống hiến cho xã hội và cộng đồng địa phương; các tiêu chuẩn lao động cho nhân viên của tổ chức và cả những nhân viên trong chuỗi cung ứng; sản phẩm chất lượng cao và an toàn; có đạo đức trong quản trị công ty.
Dựa trên bộ tiêu chí ISO 26000, chỉ tiêu G4 của GRI và các tiêu chí tự đánh giá của UN Global Compact, nghiên cứu này chọn lọc một số chỉ tiêu gắn liền với lĩnh vực trọng yếu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Cụ thể tiêu chí đánh giá TNXHDN trong ngân hàng sẽ bao gồm 7 tiêu chí cốt lõi gồm: Quản trị công ty (QT), Quyền con người (QN), Thực hành lao động (LĐ), Môi trường (MT), Công bằng trong hoạt động (CB), Khách hàng (KH), và Cộng đồng (CĐ) và 39 thang đo cụ thể (item). Tổng số điểm tối đa một ngân hàng có được cho việc tuân thủ TNXHDN là 390 điểm. Chi tiết tiêu chí
nền kinh tế toàn cầu bền vững. Sứ mệnh của GRI là tạo ra các thông lệ tiêu chuẩn về báo cáo phát triển bền vững.
26 Các lĩnh vực trọng yếu là các lĩnh vực phản ánh tác động kinh tế, môi trường và xã hội quan trọng của tổ chức; hoặc ảnh hưởng trọng yếu tới các đánh giá và quyết định của các bên liên quan.
và thang đo được thể hiện tại Phụ lục 2. Trong mỗi tiêu chí sẽ có các thang đo để đánh giá, với mỗi thang đo được trả lời:
- Yes (Tuân thủ hoàn toàn) - tương ứng với 10 điểm - No (Hoàn toàn không tuân thủ) - tương ứng với 0 điểm - F/A (Tuân thủ 1 phần) - tương ứng với 5 điểm
- N/A (Không thuộc đối tượng tuân thủ)
Hai là, xây dựng các bộ tiêu chí đánh giá phải dựa trên tuân thủ pháp luật và quy định trong lĩnh vực ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, cần có các nghiên cứu cơ bản, khảo sát thực tế tại các NHTM đã thực hiện TNXHDN để phát hiện những thuận lợi cũng như các rào cản, khó khăn, thách thức, từ đó đưa ra các tiêu chí phù hợp. Có thể thấy, thực hiện trách nhiệm xã hội đòi hỏi các NHTM phải đầu tư chi phí khá lớn để cải thiện tất cả các điều kiện ban đầu liên quan đến môi trường làm việc, lao động và môi trường. Do vậy, bộ tiêu chí đánh giá cần phải phù hợp với điều kiện hiện tại của những NHTM Việt Nam.
Ba là, ban hành bộ chỉ tiêu đánh giá cần kèm theo văn bản hướng dẫn và sự tư vấn chi tiết để các NHTM nắm rõ được các nội dung cũng như tiêu chí để đánh giá, từ đó áp dụng các tiêu chuẩn dễ dàng hơn. Ngoài ra, việc ban hành bộ chỉ tiêu đánh giá cũng cần được truyền thông mạnh mẽ đến các NHTM để các NHTM nắm được kịp thời.