Thực trạng thực hiệnTNXHDN của các NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 96)

1.3.2 .Nhiệm vụ nghiên cứu

3.3. Thực trạng thực hiệnTNXHDN của các NHTM Việt Nam

3.3.1. Các bên liên quan thực hiện TNXHDN của NHTM

Đối với chủ sở hữu và cổ đông của ngân hàng: Đây là những người vừa là chủ thể quyền lực, có quyền quyết định, vừa là đối tượng chịu ảnh hưởng của các chính sách TNXHDN của ngân hàng. Các hoạt động TNXHDN với đối tượng này được thể hiện và được đánh giá thông qua các hoạt động cải thiện quản trị công ty theo thông lệ của OECD như: ngăn ngừa và xử lý giao dịch nội gián; có các biện pháp đấu tranh với tội phạm và tham nhũng; công bố thông tin về quản trị công ty theo chuẩn mực chung; tổ chức xây dựng báo cáo và công bố thông tin về TNXHDN, về những rủi ro có thể xảy ra; có chính sách cổ tức công bằng, hợp lý, đảm bảo lợi ích cổ đông thiểu số; tăng cường hiểu biết cho các cổ đông và người quản lý về quản trị ngân hàng thân thiện môi trường, v.v.

Đối với người lao động: Đây là một trong những nội dung chính của các hoạt động TNXHN trong các ngân hàng có thể thông qua các hoạt động sau: Tiến hành các biện pháp giáo dục về đạo đức và các quy tắc ứng xử trong ngân hàng, công bố rõ ràng thông tin về điều kiện làm việc của doanh nghiệp, thường xuyên cải thiện chất lượng hệ thống thông tin nội bộ; Có ý thức bảo vệ sự riêng tư của người lao động, tạo ra nơi làm việc an toàn (cướp, cháy nổ), tổ chức các chương trình nâng cao an toàn phòng vệ khi có sự cố phát sinh; Xây dựng hệ thống quản trị nguồn nhân lực theo hướng tạo điều kiện để các nhân viên thể hiện được tốt nhất và đầy đủ khả năng của mình; Không phân biệt đối xử và tạo cơ hội bình đẳng về việc làm; Các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người lao động, hỗ trợ nhân viên thể hiện nỗ lực phát triển kỹ năng và nghề nghiệp; Tổ chức đối thoại chân thành và tham vấn người lao động và tổ chức công đoàn…

Đối với các bên liên quan ở bên ngoài ngân hàng

Đối với người gửi tiền và khách hàng: TNXHDN được thể hiện bằng các hành động và hành vi ứng xử như: Tiến hành thương mại và cạnh tranh lành mạnh; tuân thủ pháp luật về bảo vệ người gửi tiền; thực hiện việc cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về dịch vụ khách hàng; các thông tin hữu ích về dịch vụ của ngân hàng; cung cấp dịch vụ có chất lượng cao, an toàn (thể hiện ở việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; có dịch vụ hậu bán hàng tốt; quan tâm đến yêu cầu của khách hàng trong phát triển và cải thiện sản phẩm, dịch vụ; quan tâm đến nhu cầu sử dụng của trẻ em, người cao tuổi, người tàn tật trong cung cấp sản phẩm, dịch vụ); luôn có ý thức cải thiện khả năng tiếp cận với thông tin về sản phẩm và dịch vụ của người gửi tiền và khách hàng; phát triển và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường để cung cấp cho khách hàng, v.v.

Đối với các đối tác kinh doanh: Ngân hàng cần tuân thủ pháp luật về hợp đồng phụ; thực hiện các hành vi đấu thầu, mua sắm có đạo đức; tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ để bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp khác; cần công bố công khai và rõ ràng cho các đối tác biết triết lý kinh doanh cũng như các quy tắc ứng xử của mình; mô tả rõ ràng chính sách và thủ tục đấu thầu của mình; luôn có ý thức cải thiện truyền thông với các đối tác; giới thiệu rõ ràng, trung thực về độ an toàn và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mình; tạo cơ hội hội bình đẳng cho mọi đối tượng cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho ngân hàng; thúc đẩy hoạt động kinh doanh thân thiện với môi trường khi mua sắm, đấu thầu; có ý thức hợp tác với doanh nghiệp khác trong các hoạt động thiện nguyện.

Đối với cơ quan nhà nước: Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, đặc biệt tại Việt Nam. Do vậy, hoạt động TNXHDN của ngân hàng cần thể hiện rõ sự tôn trọng lợi ích của Nhà nước thông qua các hoạt động như: Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật về các tổ chức tín dụng, môi trường,

lao động, thương mại…, tham gia đóng góp vào các nhiệm vụ chính trị của Nhà nước khi có yêu cầu.

Đối với cộng đồng: Các hoạt động TNXHDN của ngân hàng hiện nay chủ yếu được thể hiện bằng việc tài trợ từ thiện và tài trợ tài chính cho các hoạt động văn hóa giáo dục, thể thao, y tế, các đối tượng chính sách, biển đảo quê hương, thiên tai…

3.3.2. Thực trạng thực hiện TNXHDN của NHTM

3.3.2.1. Thực trạng thực hiện theo cách tiếp cận truyền thống (cộng đồng-tài trợ từ thiện)

Hiện nay, đa số các NHTM Việt Nam đều ý thức được việc thực hiện TNXHDN của ngân hàng. Tuy nhiên, cách tiếp cận thực hiện TNXHDN mới chỉ tập trung thực hiện chủ yếu ở góc độ tài trợ từ thiện các hoạt động cộng đồng nhằm nâng cao hình ảnh, uy tín của ngân hàng. Điều này được thể hiện rõ trong các báo cáo thường niên của các NHTM. Bên cạnh đó, các giải thưởng vì đóng góp cho cộng đồng chủ yếu cũng xem xét đến số tiền tài trợ các NHTM bỏ ra trong các hoạt động cộng đồng mà chưa xem xét đến các yếu tố như Quản trị công ty, Quyền con người, Thực hành lao động….Ngoài ra, khi tác giả tiến hành phỏng vấn sâu với một số chuyên gia kinh tế, kết quả thật bất ngờ về cách thức các NHTM thực hiện TNXHDN. Theo TS. Lê A “Các công bố về số tiền tài trợ có thể chỉ mang tính chất tượng trưng vì không có bên thứ 3 nào kiểm chứng, xác thực về số tiền thực tế các NHTM tài trợ. Ngoài ra, trong một số trường hợp NHTM tài trợ cho cộng đồng không phải là sự tự nguyện mà là sự bắt buộc liên quan đến các nhóm lợi ích phía sau”. Đồng quan điểm với TS A, TS Lê Bê cũng cho rằng “Các vụ đại án thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của nhà nước như Agribank, Huyền Như Vietinbank, ai sẽ người phải chịu trách nhiệm? Số tiền thất thoát so với số tiền tài trợ liệu có tương ứng và đủ đề bù đắp các tổn thất gây ra cho xã hội”. Số tiền tài trợ của

các NHTM cho các hoạt động cộng đồng năm 2014 được mô tả trong Đồ thị 3.6 dưới đây:

Đơn vị: tỷ đồng

Đồ thị 3.6. Số tiền các NHTM thực hiện tài trợ cho cộng đồng năm 2014

Nguồn: Tác giả tổng hợp theo báo cáo thường niên của các NHTM 2014

Nhìn vào biểu đồ kinh phí tài trợ cho các hoạt động cộng đồng của các NHTM Việt Nam có thể thấy rằng, hầu hết các ngân hàng đều triển khai các chương trình, dự án phục vụ cộng đồng thông qua các đóng góp kinh tế vào các lĩnh vực như giáo dục, y tế, phục vụ đối tượng chính sách... Tuy nhiên, đáng chú ý là không phải tất cả các ngân hàng đều đề cập tới mức chi tiêu rõ ràng cho các hoạt động tài trợ này. Chỉ có 10/21 ngân hàng có triển khai các hoạt động tài trợ đề cập tới mức đầu tư cho cộng đồng một cách chi tiết. Đó là các ngân hàng Vietinbank, Vietcombank, Agribank, BIDV... Bênh cạnh đó, nhìn vào đồ thị 3.6 có thể thấy, đứng đầu trong các ngân hàng có mức chi tiêu cho tài trợ lớn nhất đó là ngân hàng Vietinbank với mức chi gần 880 tỷ đồng năm 2014. Theo sau ngân hàng Vietinbank là BIDV với 416.4 tỷ đồng năm 2014, trong đó ngân hàng đã chi 344,7 tỉ đồng trong nước và 71,7 tỉ đồng tại nước ngoài. Ngoài ra, báo cáo thường niên năm 2014 của ngân hàng này còn chỉ ra rằng, mức tổng chi cho tài trợ của ngân hàng BIDV từ 2012-2014 đạt mức trên 1000 tỷ đồng. VPBank và ACB là 2 ngân hàng có mức chi cho tài

trợ thấp nhất trong các hàng có thực hiện báo cáo về vấn đề này, với mức chi năm 2014 tương ứng là 5 và 10.22 tỷ đồng.

Như vậy có thể thấy, bên cạnh những mặt còn hạn chế trong thực hiện TNXHDN của các ngân hàng, các chuyên gia kinh tế cũng không phủ nhận những mặt tích cực trong kết quả hoạt động công tác xã hội mà một số các NHTM đã đem lại như:

Trong nhiều năm gần đây, ngân hàng Agribank thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất nhà ở và trường học tại các huyện nghèo mục đích thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, hỗ trợ an sinh xã hội. Bên cạnh đó, hàng năm, ngân hàng cũng kêu gọi cán bộ, viên chức trong toàn hệ thống đóng góp ủng hộ các quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ ngày vì người nghèo, quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam, quỹ tình nghĩa ngành ngân hàng. Số tiền Agribank đóng góp cho các hoạt động xã hội từ thiện vì cộng đồng tăng dần qua các năm, riêng năm 2011 lên tới 200 tỷ đồng, năm 2012 là 333 tỷ đồng, năm 2013 trên 400 tỷ đồng.

Tương tư, ngân hàng BIDV cũng thực hiện đầu tư cho vấn đề trách nhiệm xã hội với cộng đồng. Bên cạnh những chương trình xóa đói giảm nghèo, BIDV triển khai dự án hỗ trợ giáo dục như xây trường, gây quỹ khuyến học, trao tặng học bổng với nguồn kinh phí lấy từ nguồn vốn của ngân hang và nhân viên đóng góp. Năm 2014, BIDV tiếp tục triển khai nhiều chương trình an sinh xã hội tập trung mạnh mẽ vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, xây nhà đại đoàn kết, cứu trợ thiên tai, tặng quà tết cho đồng bào nghèo, tri ân các thương binh liệt sĩ. Một điểm đáng chú ý, BIDV đã mở rộng phạm vi thực hiện trách nhiệm xã hội với cộng đồng bằng cách triển khai chương trình hỗ trợ giáo dục tại Lào. Năm 2015, BIDV đã bàn giao chương trình hỗ trợ phát triển hệ thống Công nghệ thông tin cho Văn phòng Chính phủ Lào. Chương trình bao gồm các cấu phần: đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ công nghệ thông tin, trang thiết bị và thiết lập hệ thống thư điện tử email dùng riêng cho Văn phòng Chính phủ Lào. Ngoài ra, từ năm 2009 đến nay, BIDV và các hiện diện thương mại tại Campuchia đã tham gia tài trợ các hoạt động

an sinh xã hội với kinh phí khoảng 6 triệu USD14.

Một trong những ví dụ điển hình khác là ngân hàng Vietcombank. Năm 2011, ngân hàng đã phối hợp với Quỹ miền Trung để hỗ trợ đồng bào miền Trung đương đầu với thiên tai, dịch bệnh, cải thiện chất lượng giáo dục. Trong giai đoạn 2011 -2013, Vietcombank đã tài trợ mua sắm trang thiết bị cho 04 trường mầm non và 02 trường tiểu học, xây mới và trang bị cho 02 trạm y tế với tổng kinh phí hơn 20 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều ví dụ về việc thực hiện trách nhiệm xã hội ở các NHTM khác thông qua việc đóng góp bằng tiền mặt. Tính đến 2015, VietinBank đã dành trên 5.000 tỷ đồng, được trích từ quỹ phúc lợi, tiết giảm chi phí hoạt động kinh doanh cùng nguồn đóng góp tự nguyện của gần 20.000 cán bộ nhân viên để hỗ trợ xây dựng nhà ở, công trình dân sinh, y tế, giáo dục, đền ơn đáp nghĩa tại hầu hết 63 tỉnh, thành trên cả nước. Năm 2015, VietinBank và BIDV vinh dự lần thứ 3 liên tiếp được nhận giải “Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát triển cộng đồng”15.

Dẫn chứng về việc thực hiện trách nhiệm xã hội ở một số NHTM có quy mô nhỏ và trung bình được thể hiện thông qua hoạt động đóng góp từ thiện, gây quỹ phát triển giáo dục, bảo vệ môi trường của SeAbank. Bên cạnh đó, SeAbank còn phối hợp cùng các đối tác và khách hàng thực hiện chương trình thiện nguyện trao tặng hiện vật như chăn ấm, gối, giầy dép và tiền mặt cho các hộ nghèo. Không chỉ có các hoạt động quyên góp từ thiện, phục vụ an sinh xã hội, ở ngân hàng Bản Việt hàng năm, chương trình hiến máu nhân đạo cũng được tổ chức nhờ sự hỗ trợ của các cán bộ nhân viên ngân hàng16. Tương tự, một ngân hàng khác - ABBANK luôn dành một khoản đầu tư hàng năm vào các lĩnh vực TNXH chính như: hoạt động hỗ trợ vật chất và kinh phí xây dựng đường giao thông nông thôn và đường nội đồng tại một số địa bàn ở tỉnh nghèo và xây dựng trường học tại các huyện xã, vùng sâu vùng xa.

14 http://bidv.com.vn/Tin-tuc-su-kien/Thong-tin-bao-chi/Th--244;ng-tin-b--225;o-ch--237;-so-23-2015-- BIDV-.aspx

Đánh giá thực trạng thực hiện TNXHDN theo cách tiếp cận truyền thống của ngân hàng có thể thấy rằng, hiện nay NHTM đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thực hiện TNXHDN. Tuy nhiên, các NHTM mới chỉ chú trọng thể hiện các hoạt động cộng đồng, đóng góp cho xã hội thông qua những đóng góp về tài chính. Hay nói cách khác, các NHTM Việt Nam mới tập trung phản ánh TNXHDN ở khía cạnh cộng đồng mà chưa chú trọng khai thác nhiều đến các vấn đề khác như: quản trị công ty, công bằng trong hoạt động, người lao động, khách hàng, môi trường… Ví dụ như những vấn đề môi trường nảy sinh từ việc ngân hàng cấp tín dụng cho các dự án vẫn chưa được khai thác. Hay nói cách khác, các NHTM Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến việc khách hàng sử dụng nguồn vốn vay vào những mục đích có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, xã hội. Chính vì vậy, vai trò của ngân hàng trong việc đảm bảo an toàn môi trường và xã hội thông qua hoạt động cho vay tín dụng chưa được phát huy. Bên cạnh đó, ở Việt Nam chưa có cơ quan chuyên môn nào đánh giá và xếp loại các ngân hàng trong việc thực hiện TNXHDN. Chính vì vậy, nghiên cứu về thực trạng thực hiện TNXHDN trong NHTM Việt Nam chủ yếu được áp dụng bằng phương pháp thu thập và phân tích các nội dung lấy từ các báo cáo thường niên của ngân hàng.

Như vậy, có thể thấy hoạt động tài trợ cộng đồng chỉ phản ánh một khía cạnh về thực hiện TNXHDN của ngân hàng mà chưa phản ánh được bản chất các hoạt động TNXHDN của ngân hàng. Do vậy, cần sử dụng phương pháp phân tích nội dung để có đánh giá chính xác về thực trạng thực hiện TNXHDN của ngân hàng theo cách tiếp cận ISO 26000.

3.3.2.2. Thực trạng thực hiện TNXHDN cách tiếp cận ISO 26000

Căn cứ tổng quan nghiên cứu cho thấy, để đánh giá thực trạng thực hiện TNXHDN của các NHTM không chỉ dựa trên cách tiếp cận truyền thống mà đa số các nghiên cứu hiện đại sử dụng cách tiếp cận phân tích nội dung. Cách tiếp cận phân tích nội dung dựa trên căn cứ là các báo cáo thường niên và các thông tin công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của các NHTM. Tại Việt Nam hiện nay các NHTM đều có công bố báo cáo thường niên, tác giả thu thập báo cáo thường niên của 38 NHTM giai đoạn 2010-2014

và tiến hành phân tích các nội dung thực hiện TNXHDN theo cách tiếp cận tiêu chuẩn ISO 26000 gồm 7 tiêu chí: Quản trị công ty; Quyền con người; Thực hành lao động; Môi trường; Công bằng trong hoạt động; Khách hàng; Cộng đồng. Gắn với mỗi tiêu chí là một số câu hỏi với phương án trả lời Có/Không. Với phương án trả lời Có tương đương 1 điểm và mỗi câu trả lời Không tương đương với 0 điểm. Tại Việt Nam hiện chưa có khung phân tích đánh giá nội dung được công bố do vậy tác giả đề xuất khung phân tích được đính kèm tại Phụ lục 3 của luận án.

Quản trị công ty

Trong quản trị công ty tác giả đề cập đến 12 vấn đề được mô tả trong Bảng 3.3 dưới đây:

Bảng 3.3: Các nội dung phân tích về Quản trị công ty

Nội dung

QT.1 Có ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) nghiên cứu tác động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đến kết quả hoạt động tài chính tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)