Tác động tới Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ thái lan trung quốc từ năm 2001 đến năm 2016 luận án TS kinh tế học 623101 (Trang 150 - 191)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI

4.3. Tác động của quan hệ Thái Lan-Trung Quốc

4.3.4. Tác động tới Việt Nam

Không phải là một nƣớc lớn nhƣng Việt Nam lại nằm ở vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam Á, hơn nữa Việt Nam có quan hệ đối tác chiến lƣợc với cả Trung Quốc và Thái Lan do vậy, chắc chắn Việt Nam cũng sẽ bị tác động bởi quan hệ song phƣơng Thái Lan - Trung Quốc. Một bên là Trung Quốc-với quan hệ truyền thống từ hàng ngàn năm, lại là một nƣớc láng giềng “núi liền núi, sông liền sông” và một bên là Thái Lan với những đặc điểm tƣơng đồng về kiến tạo địa hình, về khí hậu, về cơ sở kinh tế là nền nông nghiệp lúa nƣớc, cùng chịu ảnh hƣởng văn hóa lâu đời của Trung Quốc, Ấn Độ, cùng tiếp nhận giáo lí đạo Phật.

Trong quan hệ ba bên Thái Lan - Trung Quốc - Việt Nam, các nƣớc vẫn tiếp tục khai thác những thế mạnh về địa chính trị của mình nhằm phát triển kinh tế và củng cố an ninh trong khu vực. Quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Thái Lan-Việt Nam-Trung

Quốc liên tục đƣợc duy trì và phát triển mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu, trên nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, thƣơng mại, đầu tƣ, văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh, giáo dục- đào tạo...Hiện nay, các bên đều đang nỗ lực, làm sâu sắc thêm quan hệ đối tác chiến lƣợc, hƣớng tới quan hệ đối tác chiến lƣợc tăng cƣờng trong tƣơng lai.

Trong lĩnh vực an ninh-quốc phòng, cả Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc có quan hệ không ngừng đƣợc thúc đẩy, trên cơ sở các nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; không đe dọa vũ lực hoặc sử dụng vũ lực, không can thiệp công việc nội bộ của nhau; hợp tác trao đổi kinh nghiệm, phối hợp tuần tra chung trên biển, các chuyến thăm của các đoàn quân sự, an ninh các nƣớc diễn ra thƣờng kì và ngày càng đạt hiệu quả cao. Điều đó tạo ra một môi trƣờng hòa bình, ổn định cho các nƣớc yên tâm phát triển kinh tế. Việc Thái Lan không hùa theo Trung Quốc trong vấn đề biển Đông, bất kể có phải là chủ ý của Chính phủ Thái Lan hay không, đã là một sự ủng hộ về tinh thần cho Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền ở biển Đông.

Trong lĩnh vực thương mại, cả Thái Lan và Trung Quốc đều là những đối tác thƣơng mại quan trọng của Việt Nam thể hiện qua những bƣớc phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng. Việt Nam trở thành đối tác nhập khẩu thứ 9 và đối tác xuất khẩu thứ 17 của Thái Lan, là đối tác thƣơng mại quan trọng thứ 4 trong nhóm các nƣớc ASEAN; và Thái Lan đang ở vị trí thứ 3 trong số các nƣớc ASEAN có quan hệ thƣơng mại với Việt Nam [Đỗ Thùy Dƣơng, 2016]. Trong khi đó, Trung Quốc luôn là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2016 đạt gần 72 tỉ USD [Báo Vietnamnet, 12/5/2017]. Việt Nam là cửa ngõ và cũng là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Trung Quốc tại ASEAN.

Tuy nhiên, thách thức đáng lo ngại nhất là hàng nông sản Việt Nam đang phải cạnh tranh với hàng nông sản của các nƣớc trong khối ASEAN, đặc biệt là Thái Lan. Tháng 6/2003, Thái Lan và Trung Quốc kí kết một Chƣơng trình thu hoạch sớm về các mặt hàng rau, quả và một số loại ngũ cốc. Việc Thái Lan thực hiện EHP sớm trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc đã gây bất lợi cho nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trƣờng này. Ngay cả khi Việt Nam bắt đầu cắt giảm thuế theo quy định của EHP, thì nông sản Việt Nam vẫn tiếp tục gặp bất lợi tại thị trƣờng Trung Quốc vì năng lực cạnh tranh kém so với nông sản của Thái Lan. Do đó, việc xuất khẩu rau quả của Việt Nam vào Trung Quốc không tăng lên, mà lại giảm đi. Trong giai đoạn 2001-2005, kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản (chủ yếu là rau quả) Việt Nam sang Trung Quốc đã giảm từ 142,8 triệu USD xuống còn 35 triệu USD,

trong khi kim ngạch nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ Trung Quốc tăng từ 30,9 triệu USD lên 80,2 triệu USD [Hoàng Ngân, 2007].

Không những thế, việc Trung Quốc không ít lần dành ƣu ái cho nông sản Thái Lan xuất khẩu sang nƣớc họ nhằm giúp các nhà lãnh đạo Thái Lan giải quyết nạn thừa ế nông sản đã thu hẹp thị trƣờng nông sản của Việt Nam ở Trung Quốc. Một ví dụ về điều này xảy ra vào năm 2013, khi Thủ tƣớng Trung Quốc Lí Khắc Cƣờng quyết định mua thêm gạo xuất khẩu của Thái Lan nhằm giúp nội các của bà Yingluck Shinawatra giải quyết lƣợng gạo tồn kho, nhƣng chính điều này đã khiến xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Thái Lan bị sụt giảm.

Có thể nói, Việt Nam có vị trí địa-chính trị rất nhạy cảm đối với những mối quan hệ giữa Thái Lan và Trung Quốc. Sự thỏa hiệp giữa các nƣớc khác chƣa hẳn đã diễn ra vào một thời điểm nhất định, mà là cả một quá trình. Để các nƣớc không thể mặc cả, đổi chác trên lƣng mình, Việt Nam phải có kế sách đối trọng và cân bằng. Vị thế của nƣớc nhỏ trong quan hệ quốc tế là tƣ thế độc lập, tự cƣờng, xây dựng quốc gia thành một thực thể chính trị - kinh tế - văn hóa có bản sắc. Đó chính là kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong hoàn cảnh mới để nâng cao vị thế và vai trò của Việt Nam, để cả hai nƣớc Thái Lan - Trung Quốc đều thấy cần phải tăng cƣờng, phát triển quan hệ với Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần tham khảo và phối hợp chặt chẽ với các nƣớc khác để học hỏi kinh nghiệm quý báu trong việc xử lí tốt các mối quan hệ với Thái Lan và Trung Quốc.

Tiểu kết chƣơng 4

Giai đoạn 2001-2016, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc đã phát triển toàn diện trên các lĩnh vực hợp tác và mức độ hợp tác cũng trở nên sâu sắc hơn.

So với trƣớc đây, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc ở giai đoạn vừa qua tiếp tục duy trì một vài đặc điểm của giai đoạn trƣớc, vừa có thêm một số đặc điểm mới. Tựu trung lại, những đặc điểm đó là: (1) sự phát triển suôn sẻ, bất kể tình trạng bất đối xứng về nhiều phƣơng diện, những khác biệt trong hệ thống chính trị, xã hội, hệ tƣ tƣởng và tác động của các vấn đề do lịch sử để lại; (2) Trong quan hệ với Trung Quốc, vai trò chủ động thƣờng thuộc về Thái Lan; (3) Tuy nhiên, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc không phải là quan hệ phù thịnh. Về thực chất, chính sách chi phối quan hệ của Thái Lan với Trung Quốc là chính sách nƣớc đôi.

Sau 15 năm tiếp tục phát triển trong bối cảnh mới trên thế giới, khu vực và ở mỗi nƣớc, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn. Một trong những

thành tựu lớn nhất là mối quan hệ này đã thu hút đƣợc sự tham gia của mọi tầng lớp xã hội ở Thái Lan: từ Hoàng gia, các nhà lãnh đạo chính trị, quân sự tới những ngƣời dân bình thƣờng. Quan hệ Thái Lan - Trung Quốc đã thu đƣợc những kết quả cụ thể, thực chất, đóng góp vào an ninh và phát triển của cả hai bên. Tuy nhiên, mối quan hệ này cũng cho thấy một số hạn chế cần khắc phục. Đó là thâm hụt kéo dài của Thái Lan trong quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc, sự nghi kỵ, đề phòng lẫn nhau từ cả hai bên.

Quan hệ Thái Lan - Trung Quốc đã tác động tới Thái Lan cả tích cực lẫn tiêu cực. Nhƣng tác động tích cực là chính. Ngoài thu hút thêm nhiều nguồn lực để phát triển từ Trung Quốc, vị thế của Thái Lan trong ASEAN đã đƣợc nâng cao hơn không chỉ từ việc nƣớc này thƣờng đi tiên phong trong việc thực hiện các dự án hợp tác ASEAN - Trung Quốc mà cả từ sự độc lập trong quan điểm và những đóng góp tích cực vào việc tìm kiếm giải pháp đối với vấn đề biển Đông. Với ủng hộ của Trung Quốc, tham vọng trở thành cƣờng quốc trên bán đảo Đông dƣơng và vƣơn ra tầm châu Á của Thái Lan đã có thêm điều kiện thuận lợi để theo đuổi.

Đối với Trung Quốc, tác động từ quan hệ chặt chẽ với Thái Lan đã đƣa lại cho họ không ít lợi ích cả kinh tế, chính trị lẫn văn hóa. Vấn đề ngƣời Hoa đã không còn là vấn đề chính trị-sắc tộc ở Thái Lan. Chƣa bao giờ các giá trị văn hóa truyền thống của Trung Quốc đƣợc tôn vinh và đƣợc quảng bá rộng rãi ở Thái Lan nhƣ hiện nay.

Sự phát triển của quan hệ Thái Lan - Trung Quốc đã tạo thêm lực đẩy cho quan hệ của các nƣớc Đông Nam Á với Trung Quốc. Những hoạt động hợp tác giữa hai nƣớc này trong 15 năm qua, nhìn chung, đều đƣợc nhằm vào thực hiện các dự án hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc ở cấp độ quốc gia. Do đó, những hoạt động hợp tác đƣợc triển khai trong mối quan hệ này chính là đóng góp vào sự phát triển của quan hệ ASEAN - Trung Quốc. Không những thế, Thái Lan và Trung Quốc đã hợp tác với nhau để mở ra một vài lĩnh vực hợp tác mới trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc. Sáng kiến hợp tác Lan Thƣơng - Mê công là ví dụ điển hình.

Tác động của mối quan hệ này đối với tình hình khu vực, đối với nƣớc Mỹ hay đối với Việt Nam luôn biểu hiện ở những mặt thuận và nghịch. Từ đó, các nƣớc có liên quan và chịu tác động từ quan hệ Thái Lan - Trung Quốc sẽ phải có các chính sách phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc để khai thác những thuận lợi và hạn chế những thách thức mà quan hệ Thái Lan - Trung Quốc mang lại, nhằm tạo ra môi trƣờng phát triển, hợp tác và thịnh vƣợng chung.

KẾT LUẬN

Kể từ khi thiết lập bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao cho đến nay, mối quan hệ giữa Thái Lan và Trung Quốc đƣợc nhiều ngƣời hình dung giống nhƣ là một “ngƣời trung niên”, với ý nghĩa rằng quan hệ Thái Lan - Trung Quốc đã trở nên trƣởng thành và chín muồi sau khi trải qua những thƣ̉ thách . Đặc biệt, từ khi bƣớc vào thế kỉ XXI, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc đã bƣớc sang một chƣơng mới trong lịch sử quan hệ hai nƣớc. Dƣới tác động của những nhân tố ngoại sinh và nội sinh trong giai đoạn 2001-2016, quan hệ giữa Thái Lan và Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho mỗi nƣớc. Dù quan hệ hai nƣớc là mối quan hệ giữa một nƣớc nhỏ với nƣớc lớn, bất đối xứng nhau về nhiều mặt nhƣng Thái Lan và Trung Quốc đã có sự tin tƣởng nhau trong lĩnh vực chính trị ngoại giao, chia sẻ lợi ích trong lĩnh vực kinh tế, hỗ trợ nhau trong lĩnh vực an ninh và học hỏi lẫn nhau trong lĩnh vực văn hóa. Vì vậy, mối quan hệ này đã đƣợc cả ngƣời Thái Lan và Trung Quốc miêu tả bằng câu nói “Zhong Tai yi jia xin” hoặc “Thai Chin chai uen klai phi nong kan” - có nghĩa là “Trung Quốc và Thái Lan giống nhƣ một gia đình”.

Quan hệ Thái Lan - Trung Quốc giai đoạn 2001-2016 phát triển toàn diện nhƣ vậy nhờ có một nền tảng vững chắc và kế thừa những thành tựu của các giai đoạn trƣớc đây. Từ nửa sau những năm 1970, Thái Lan và Trung Quốc đã bắt đầu chia sẻ với nhau về nhận thức trƣớc những mối đe dọa. Vấn đề Campuchia (1978-1991) đã mang Thái Lan và Trung Quốc xích lại gần nhau, hợp tác cùng nhau để giải quyết xung đột. Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc về cơ bản là tập trung vào vấn đề an ninh nhƣng cũng đã đƣợc mở rộng và làm sâu sắc hơn trong lĩnh vực thƣơng mại khi giá trị thƣơng mại tăng từ 1,5 tỉ USD (1991) lên 6,2 tỉ USD (2000) với xuất khẩu của Thái Lan sang Trung Quốc tăng lên 10 lần [Anuson Chinvanno, 2015, tr.14]. Sự phát triển này nhanh hơn nhiều lần so với sự phát triển của quan hệ thƣơng mại của Thái Lan với các nƣớc khác trên thế giới. Trung Quốc trở thành một thị trƣờng quan trọng cho các mặt hàng nông nghiệp của Thái Lan, trong khi đó các sản phẩm tiêu dùng của Trung Quốc cũng đã tìm đƣợc một thị trƣờng mới ở Thái Lan. Từ năm 2001 đến nay, Thái Lan vẫn là đối tác thƣơng mại quan trọng của Trung Quốc trong số các nƣớc ASEAN, là nguồn nhập khẩu chính các sản phẩm nông nghiệp, là nguồn cung cấp lớn nhất về cao su tự nhiên cho Trung Quốc. Bên cạnh đó, trong số các nƣớc ASEAN thì Thái Lan là

quốc gia đầu tiên kí kết “Tuyên bố chung về chƣơng trình hợp tác trong thế kỉ XXI” (năm 1999), tạo ra một khuôn khổ pháp lí và những chỉ dẫn cho việc mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện. Năm 2001, hai nƣớc đã kí kết Tuyên bố chung và nâng cấp quan hệ Thái Lan - Trung Quốc trở thành “hợp tác chiến lƣợc”. Năm 2007, Thái Lan và Trung Quốc kí kết Đối tác chiến lƣợc và năm 2012, hai nƣớc đã nâng cấp thành Đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện - cấp độ cao trong hệ thống quan hệ quốc tế song phƣơng hiện đại. Thái Lan cũng là nƣớc đầu tiên trong ASEAN thành lập đƣợc trung tâm văn hóa Trung Quốc, và thiết lập một cơ chế về tƣ vấn quốc phòng-an ninh cũng nhƣ tiến hành tập trận chung với Trung Quốc. Những điều đó càng khẳng định và làm sâu sắc thêm nhận định quan hệ Thái Lan - Trung Quốc là một ví dụ điển hình cho sự hợp tác hữu nghị giữa hai nƣớc có sự khác biệt hệ thống chính trị.

Quan hệ Thái Lan và Trung Quốc có vai trò quan trọng không chỉ với riêng hai nƣớc mà còn có ảnh hƣởng lâu dài tới các khu vực ASEAN nói chung. Xét từ cấp độ song phƣơng, quan hệ Thái Lan và Trung Quốc đã có một nền tảng vững chắc và một tƣơng lai với những triển vọng và cơ hội phát triển. Nhà báo Richard S.Ehrlich từng nhận định “có lẽ không ở đâu trong khu vực Đông Nam Á, nơi mà tầm ảnh hƣởng của Trung Quốc đang gia tăng cả về mặt kinh tế, quân sự và ngoại giao đƣợc cảm nhận một cách rõ ràng nhƣ ở Thái Lan-lâu nay vốn một trong những đồng minh của Mỹ tại khu vực” [Reena Marwah, 2016, tr.10]. Những nhân tố tích cực thúc đẩy quan hệ hai nƣớc cũng ngày càng nhiều lên, nhƣng vẫn còn đó những nhân tố tiêu cực làm ảnh hƣởng mối quan hệ. Trong bối cảnh đó, hai nƣớc cần đi những bƣớc đi vững chắc và “phù hợp lợi ích chung của hai bên”.

Có thể nói, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc từ năm 2001 đến 2016 đã có những bƣớc phát triển suôn sẻ. Quan hệ giữa Thái Lan - Trung Quốc không chỉ là quan hệ của hai nƣớc ở khu vực Đông Á, mà còn là mối quan hệ giữa một bên là nƣớc đối thoại của ASEAN đang vƣơn lên mạnh mẽ trở thành cƣờng quốc với một nƣớc là thành viên sáng lập của ASEAN, có vai trò, vị trí và tiếng nói trong tổ chức này. Chính vai trò kép này đã trở thành lực đẩy cho Thái Lan - Trung Quốc nâng cao hơn nữa quan hệ song phƣơng, tác động mạnh mẽ tới quan hệ Trung Quốc- ASEAN nói riêng và quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Nam Á nói chung. Xuất phát những đặc điểm trong quan hệ Thái Lan-Trung Quốc, căn cứ vào những nền tảng

của hai nƣớc, căn cứ vào xu hƣớng vận động của thế giới và khu vực, triển vọng quan hệ này trong thời gian tới là khá lạc quan và có thể tiếp tục đà phát triển. Với mức độ quan hệ đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện, với sự tham gia của nhiều lực

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ thái lan trung quốc từ năm 2001 đến năm 2016 luận án TS kinh tế học 623101 (Trang 150 - 191)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)