CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn
2.1.2. Lí luận chung về chiến lƣợc quốc gia của nƣớc nhỏ
Trong nghiên cứu quan hệ quốc tế, luôn có sự thừa nhận và khẳng định vị trí, vai trò quyết định của các nƣớc lớn đối với nền chính trị quốc tế ở mức độ khu vực hay toàn cầu. Còn đối với nƣớc nhỏ trong quan hệ với nƣớc lớn, các chiến lƣợc mà họ có thể áp dụng đó là: chính sách cân bằng (balancing), chính sách phù thịnh (bandwagoning), hoặc chính sách phòng bị nƣớc đôi (hedging).
Việc thực hiện chính sách cân bằng nhằm đảm bảo cho các quốc gia về mặt an ninh và sự tồn tại của họ bên cạnh quan hệ với các nƣớc lớn. Quan điểm này cho rằng các quốc gia có thể cân bằng bên trong bằng cách tăng cƣờng năng lực quân sự và cân bằng bên ngoài bằng cách hình thành một liên minh nhằm chống lại một cƣờng quốc khác. Trong một số trƣờng hợp, việc sử dụng tiềm lực quân sự và liên minh với nƣớc khác nhằm ngăn cản các cƣờng quốc xâm chiếm các nƣớc nhỏ hơn đƣợc gọi là cân bằng cứng (hard-balancing) [Kenneth Waltz, 2010, tr.113]. Nhƣng cũng có những cách diễn giải khác, linh hoạt hơn về hình thức của chính sách cân bằng đó là cân bằng mềm (soft-balancing) khi mà các nƣớc sử dụng các phƣơng tiện phi quân sự mà họ sử dụng “sự liên kết chính trị, ngoại giao và tăng cƣờng kinh tế” [Rober Pape, 2005, tr.36].
Các nhà chủ trƣơng chính sách phù thịnh thì lại có một số định nghĩa và quan niệm khác nhau. Học giả Stephen Walt cho rằng, chính sách phù thịnh hoàn toàn đối lập lại với chính sách cân bằng bởi vì các nƣớc nhỏ, yếu thế hơn sẽ liên minh với các nƣớc có khả năng đe dọa họ và nhƣ vậy, các nƣớc lớn sẽ không tấn công các nƣớc nhỏ đã liên minh với mình
[Stephen M.Walt, 1985, tr.15-18]. Theo Randall Schweller, nếu mục tiêu của một nƣớc là tự bảo toàn (self-preservation) thì họ có thể thực hiện chiến lƣợc cân bằng, nhƣng nếu một nƣớc mà có mục tiêu tìm kiếm những lợi ích thì họ có thể theo đuổi chính sách phù thịnh. Hay nói cách khác, các nƣớc có thể chấp nhận vai trò phụ thuộc vào một cƣờng quốc nào đó và dùng đòn bẩy của cƣờng quốc đó nhƣ một nguồn sức mạnh nhằm thúc đẩy lợi ích của riêng họ [Randall Schweller, 1994, tr.72-107].
Bên cạnh hai chiến lƣợc đã kể trên, một chiến lƣợc khác đƣợc đƣa ra dành cho các nƣớc nhỏ hơn trong quan hệ quốc tế chính là chiến lƣợc phòng bị nƣớc đôi (hoặc có thể đƣợc gọi là chính sách phòng hờ). Sự lựa chọn chính sách nƣớc đôi chỉ xảy ra khi có ba điều kiện : (1) không có mối đe dọa trực tiếp nào buộc một nƣớc liên minh với một nƣớc lớn để bảo vệ mình, (2) không có bất kì ranh giới bị đứt đoạn nào về ý thức hệ giữa các nƣớc và (3) không có sự kình địch quyền lực lớn bên ngoài nào buộc các nƣớc nhỏ phải lựa chọn [Cai Dexian, 2013, tr.6]. Chính sách phòng bị nƣớc đôi cũng là một chiến lƣợc trong đó một quốc gia theo đuổi đồng thời nhiều chính sách khác nhau, đôi khi mâu thuẫn trái ngƣợc nhau, với một quốc gia khác, nhằm tránh tình trạng phải lựa chọn chiến lƣợc theo một chiều hƣớng duy nhất. Chiến lƣợc nƣớc đôi đƣợc sử dụng để vừa tận dụng đƣợc các lợi ích mà mối quan hệ hợp tác mang lại, vừa đề phòng cho những rủi ro chiến lƣợc trong tƣơng lai xuất phát từ quốc gia đối tác [Lƣơng Lan Anh, 2013].
Chiến lƣợc này bao gồm ba thành tố: cân bằng mềm hoặc cân bằng gián tiếp, sự can dự phức hợp ở các mức độ về chính trị, kinh tế, chiến lƣợc và sự giăng mắc (enmeshment) các cƣờng quốc vào các thể chế hợp tác trong khu vực để đảm bảo một trật tự khu vực ổn định. Trong quan hệ quốc tế, chiến lƣợc phòng bị nƣớc đôi là “là một chiến lƣợc bảo hiểm khôn ngoan của các nƣớc khi đối mặt với những điều không chắc chắn. Chiến lƣợc này nhằm làm giảm thiểu hoặc hạn chế những rủi ro, duy trì hoặc mở rộng sự tự do của việc hành động, đa dạng hóa các lựa chọn chiến lƣợc và định hình các ƣu tiên, lựa chọn của các quốc gia mục tiêu. Chiến lƣợc phòng bị nƣớc đôi trong quan hệ quốc tế bao gồm rất nhiều các công cụ chiến lƣợc khác nhau nhƣ là sự can dự, sự cam kết, theo đuổi, kiềm chế, hoặc cân bằng” [Wang Dong, 2015]. Chiến lƣợc phòng bị nƣớc đôi có thể áp dụng dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ kinh tế, ngoại giao hoặc quân sự để “giúp các nƣớc đối phó với các mối đe dọa và những khó khăn mà họ có thể gặp phải trong điều kiện đơn cực, đồng thời chuẩn bị cho những mối đe dọa hoặc cơ hội mới có thể xuất hiện khi mà các nƣớc trong hệ thống lãnh đạo có thể bị rơi vào tình trạng suy thoái tƣơng đối” [Tran Thi Phuc, 2013, tr.170]. Do vậy, chiến lƣợc phòng bị nƣớc đôi cho phép giảm thiểu các mối đe dọa dài hạn và tối đa hóa các cơ hội dài hạn. Chiến lƣợc này có thể tăng cƣờng sức mạnh, cơ hội của một quốc gia mà quốc gia đó sẽ không thể có đƣợc nếu họ sử dụng các chiến lƣợc khác nhƣ cân bằng quyền lực cứng. Rõ ràng việc tăng cƣờng năng lực nhƣ vậy rất cần thiết cho Thái Lan trong bối cảnh Trung Quốc trỗi dậy.
Tại khu vực Đông Nam Á, thực hiện chiến lƣợc phòng bị nƣớc đôi đặc biệt có ích cho các nƣớc nhỏ trong quan hệ với các nƣớc lớn để đảm bảo lợi ích cho cả đôi bên. Bilahari Kausikan, nguyên là Thƣ kí Thƣờng trực Bộ Ngoại giao và hiện là Đại sứ Lƣu động và Cố vấn Chính sách của Singapore từng phát biểu: “Các quốc gia nhỏ ở Đông Nam Á đã sống ở giữa sự cạnh tranh của các cƣờng quốc nhiều thế kỉ qua. Luôn luôn và đồng thời dùng chính sách cân bằng, phòng bị nƣớc đôi, và phù thịnh đã ăn sâu trong ADN về chính sách đối ngoại của chúng ta” [Lê Hồng Hiệp, 2016]. Năm 2010, tại Diễn đàn an ninh khu vực Đông Nam Á, Ngoại trƣởng Trung Quốc Dƣơng Khiết Trì từng tuyên bố với những ngƣời đồng cấp khác “Trung Quốc là một nƣớc lớn và các nƣớc khác là những nƣớc nhỏ, đó là một sự thật” [Jeongseok Lee, 2012, tr.2]. Có thể thấy, hầu nhƣ không có quốc gia Đông Nam Á nào lựa chọn đối đầu với Trung Quốc và Thái Lan duy trì quan hệ hữu nghị với cƣờng quốc này.
Không lâu sau khủng hoảng tháng 10/1973, Thủ tƣớng tạm quyền Thái Lan Sanya Thammasak đã tuyên bố: “Thái Lan sẽ từng bƣớc thúc đẩy quan hệ tốt đẹp với tất cả các nƣớc có quan hệ hữu nghị với Thái Lan, bao gồm cả những nƣớc khác biệt về hệ tƣ tƣởng chính trị, và Thái Lan sẽ thúc đẩy, làm tăng cƣờng tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia láng giềng” [Clark D.Neher và Wiwat Mungkandi, 1990, tr.19]. Năm 1974, Thái Lan đã bình thƣờng hóa quan hệ với Rumania, Mông Cổ, Tiệp Khắc và mở rộng đối thoại thƣơng mại với Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Ngày 1/7/1975, Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Khi ở Bắc Kinh, chính Thủ tƣớng Thái Lan Kurkit đã phát biểu qua sóng phát thanh rằng ngƣời Thái không nên lo sợ về vấn đề của “các nƣớc nhỏ sau khi kết giao với các nƣớc lớn” [Clark D.Neher và Wiwat Mungkandi, 1990, tr.19]. Trong suốt những năm 90 của thế kỉ XX, Thái Lan vẫn duy trì quan hệ gần gũi với Trung Quốc, là cầu nối cho đối thoại giữa Trung Quốc với các thành viên ASEAN khác nhằm thúc đẩy an ninh và hòa bình, ổn định của khu vực. Bên cạnh đó, Thái Lan vẫn theo đuổi chính sách can dự về kinh tế để thúc đẩy quan hệ thƣơng mại. Bƣớc vào thế kỉ XXI, trên đà phát triển của mối quan hệ hợp tác và thân thiện, Thái Lan - Trung Quốc đã phát triển mối quan hệ của hai nƣớc thông qua “Kế hoạch hành động trong thế kỉ XXI”. Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên kí kết hiệp định này với Trung Quốc nhằm tăng cƣờng hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực an ninh, kinh tế, chính trị và quân sự. Trên phƣơng diện lợi ích quốc gia, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc từ trƣớc tới nay đã đem lại cho Trung Quốc và Thái Lan nhiều lợi ích hơn là khó khăn, thiệt hại. Lợi ích của Thái Lan sẽ đƣợc bảo đảm một cách tốt nhất bằng cách cân bằng ảnh hƣởng của các nƣớc Mỹ và Trung Quốc, mà yếu tố quan trọng nhất cho sự cân bằng ảnh hƣởng ấy chính là mối quan hệ Thái Lan - Trung Quốc.