Đầu tƣ của Trung Quốc vào Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ thái lan trung quốc từ năm 2001 đến năm 2016 luận án TS kinh tế học 623101 (Trang 109 - 113)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI

3.3. Quan hệ thƣơng mạ i đầu tƣ

3.3.2.2. Đầu tƣ của Trung Quốc vào Thái Lan

Sau khi bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao năm 1975, các công ty của Trung Quốc đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Thái Lan. Kể từ đó đầu tƣ giữa hai nƣớc có các cơ hội để phát triển một cách sâu rộng. Trong giai đoạn 1987-2012, các công ty của Trung Quốc đã đầu tƣ 347 dự án vào Thái Lan với tổng kinh phí đạt 102.433,9 triệu Bath và bao phủ hầu hết các lĩnh vực kinh doanh ở đây. Đầu tƣ của Trung Quốc chỉ chiếm 0,78% tổng giá trị đầu tƣ FDI vào Thái Lan năm 2007 nhƣng đã tăng lên đáng kể vào năm 2012 khi chiếm tới 5,29%. Trung Quốc đã mở rộng xu hƣớng đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài vào Thái Lan tăng 543,69% chỉ trong vòng 5 năm và với xu hƣớng phát triển nhƣ vậy, Trung Quốc đóng một vai trò rất quan trọng trong thu hút FDI của Thái Lan [Mengying Li, 2014, tr.296]. Có thể chia quá trình đầu tƣ của Trung Quốc ở Thái Lan thành ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên từ 1978 đến 1991; giai đoạn thứ hai từ 1992-1997 và giai đoạn ba từ 1998 đến nay.

Giai đoạn từ 1978 đến 1991. Trƣớc năm 1985, hầu hết đầu tƣ của Trung Quốc ở Thái Lan đƣợc thực hiện dƣới hình thức thƣơng mại chứ không phải sản xuất. Năm 1985, Thái Lan và Trung Quốc kí kết hiệp định về việc thành lập ra Ủy ban hợp tác kinh tế chung giữa Thái Lan và Trung Quốc và một hiệp định về bảo hộ đầu tƣ lẫn nhau bao gồm các điều kiện để hợp tác đầu tƣ. Tháng 10/1986, hai nƣớc kí kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần, giúp cho đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc bắt đầu phát triển. Ở giai đoạn này, các dòng vốn đầu tƣ của Trung Quốc tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, dần dần là đầu tƣ vào công nghiệp nhẹ và công nghệ thấp. Ủy ban đầu tƣ của Thái Lan (BOI) đã phê duyệt 41 dự án với trị giá gần 6 tỉ Bath [Pittaya Suvakunta, 2010].

Giai đoạn từ 1992-1997. Năm 1992, Đặng Tiểu Bình thực hiện chuyến “công du phƣơng Nam” nhằm tìm kiếm cơ hội, thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc. Chính vì thế, từ 1992 trở đi, một số các công ty Trung Quốc đã bắt đầu đầu tƣ mạnh mẽ vào Thái Lan. Các dự án bắt đầu tập trung vào ngành công nghiệp nặng nhƣ sản xuất thép nhƣng giữ vai trò quan trọng vẫn là các dự án đầu tƣ vào sản phẩm nông nghiệp và hóa học. Ủy ban đầu tƣ của Thái Lan đã phê duyệt 29 dự án với trị giá

55,151 tỉ Bath [Pittaya Suvakunta, 2010]. Giai đoạn này cũng chứng kiến lần đầu tiên, Trung Quốc đầu tƣ vào ngành điện tử tiêu dùng.

Giai đoạn từ 1998 đến nay. Khủng hoảng tài chính ở châu Á năm 1997 đã làm ảnh hƣởng sâu sắc tới nền kinh tế của Thái Lan nên dù Trung Quốc bắt đầu thực hiện chiến lƣợc “đi ra ngoài”, đầu tƣ của Trung Quốc ở Thái Lan giai đoạn này cũng rất thấp. Giai đoạn 1990-1999, Trung Quốc đã đầu tƣ vào Thái Lan khoảng 562,5 triệu USD. Năm 2001, khi Thủ tƣớng Thái Lan Thaksin lên cầm quyền và Trung Quốc gia nhập tổ chức Thƣơng mại thế giới, cũng là lúc hợp tác đầu tƣ giữa hai nƣớc đặc biệt là đầu tƣ FDI của Trung Quốc sang Thái Lan đƣợc đẩy mạnh. Ủy ban đầu tƣ của Thái Lan đã chấp nhận 357 dự án của Trung Quốc (đạt 1,1 tỉ USD) từ năm 2001 đến 2008 [D.Arul Rajoo, 2009].

Bảng 3.4: Đầu tƣ của Trung Quốc vào Thái Lan giai đoạn 2003-2013 (Đơn vị: tỉ USD)

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Trị giá 4,43 2,29 2,46 15,86 3,48 7,01 17,3 16,9 7,9 4,99 1,3

Nguồn: Niên giám thống kê chiều hướng thương mại của IMF (Direction of Trade Statistics Yearbook-IMF)

Năm 2013, Trung Quốc vƣợt qua Nhật Bản trở thành đối tác thƣơng mại lớn nhất của Thái Lan, tuy nhiên sự hiện diện đầu tƣ nƣớc ngoài của Trung Quốc ở Thái Lan vẫn còn yếu so với Nhật Bản, và đầu tƣ nƣớc ngoài lại có xu hƣớng giảm xuống. Lí giải cho xu hƣớng đó, các học giả Thái Lan ở Viện nghiên cứu Quản lí Panyapiwat đã chỉ ra bốn nguyên nhân chính: thứ nhất là do nhu cầu lƣơng của lao động Thái Lan cao và lại thƣờng xuyên thay đổi lao động; thứ hai, chi phí nguyên vật liệu thô tăng cao; thứ ba, thị trƣờng trong nƣớc của Thái Lan cũng cạnh tranh gay gắt về giá cả; thứ tƣ, mối liên hệ giữa các doanh nghiệp địa phƣơng và doanh nghiệp nhà nƣớc Thái Lan còn yếu [Japan External Trade Organization, 2015].

Các lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc vào Thái Lan tập trung ở 7 lĩnh vực bao gồm sản xuất nông nghiệp, khoáng sản và gốm sứ, Công nghiệp nhẹ và dệt may, Sản phẩm kim loại và máy móc, sản phẩm điện - điện tử, hóa chất và giấy và dịch vụ. Năm 2004, Ủy ban đầu tƣ của Thái Lan đã kí kết biên bản ghi nhớ về hợp tác đầu tƣ với các chi nhánh của hội đồng xúc tiến thƣơng mại quốc tế của Trung Quốc ở Bắc Kinh, Vân Nam, Thƣợng Hải, Tứ Xuyên và Giang Tô. Biên bản ghi nhớ đƣợc

kí kết đã tạo ra mạng lƣới hợp tác đầu tƣ giữa các nhà đầu tƣ Trung Quốc ở Thái Lan cũng nhƣ thiết lập các ngành công nghiệp mũi nhọn, có tiềm năng cho các nhà đầu tƣ. Thái Lan muốn thu hút đầu tƣ của Trung Quốc vào các lĩnh vực khác nhƣ cao su, xe ô tô và công nghiệp điện tử.

Bảng 3.5: Các dự án đầu tƣ của Trung Quốc đƣợc chấp nhận tại Thái Lan

Giai đoạn 1987-1991 1992-1997 1998-2013 Lĩnh vực Dự án được chấp nhận Tỉ lệ % Dự án được chấp nhận Tỉ lệ % Dự án được chấp nhận Tỉ lệ % Sản xuất nông nghiệp 22 53,66 8 26,67 63 19,63 Khoáng sản và gốm sứ 1 2,44 7 23,33 16 4,98 Công nghiệp nhẹ và dệt may 5 12,20 1 3,33 37 11,53 Sản phẩm kim loại và máy móc 5 12,20 4 13,33 92 28,66 Sản phẩm điện, điện tử 3 7,32 1 3,33 42 13,08 Hóa chất và giấy 3 7,32 9 30 54 16,82 Dịch vụ 2 4,88 0 0 17 5,3 Tổng cộng 41 100% 30 100% 321 100%

Nguồn: Ủy ban đầu tư (Bộ Công nghiệp Thái Lan) 2014

Có thể thấy, trải qua các giai đoạn khác nhau thì quy mô các dự án đầu tƣ của Trung Quốc vào Thái Lan ngày càng gia tăng. Giai đoạn 1987-1991, Trung Quốc đầu tƣ vào Thái Lan khoảng 62 dự án nhƣng Cục đầu tƣ Thái Lan chỉ chấp nhận 41 dự án (chiếm khoảng 66,13%) với những lĩnh vực và dự án đƣợc liệt kê nhƣ ở trong bảng trên. Giai đoạn 1992-1997, có 30 dự án trong tổng số 45 dự án đầu tƣ của Trung Quốc đƣợc chấp nhận tại Thái Lan. Từ 1998 đến năm 2013, tổng số dự án đƣợc chấp nhận của Trung Quốc ở Thái Lan đã tăng lên 321 dự án. Đến năm 2014, tổng số dự án đầu tƣ của Trung Quốc vào Thái Lan là 378 dự án, trong đó có 13 dự án đầu tƣ vào nông nghiệp; 11 dự án đầu tƣ vào lĩnh vực khai thác mỏ; 132 dự án đầu tƣ vào lĩnh vực dịch vụ và 222 dự án đầu tƣ vào lĩnh vực sản xuất. Quy mô đầu tƣ vào lĩnh vực liên quan tới sản xuất đã có sự thay đổi nhanh chóng so với các giai đoạn trƣớc khi chiếm tới 58,7% tổng số dự án đầu tƣ của Trung Quốc tại Thái Lan. Theo ủy ban đầu tƣ của Thái Lan (BOI), trong bảy năm (2008-2014), Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lớn thứ hai của Thái Lan sau Nhật Bản [The Nation/ANN, 29/6/2015]. Bạo lực và bất ổn chính trị ở Thái Lan trong suốt những

năm qua đã khiến các nhà đầu tƣ vào Thái Lan bị rung động và dẫn tới GDP tăng trƣởng thấp. Do vậy, Chính phủ quân sự của tƣớng Prayuth luôn muốn tăng cƣờng quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ với Trung Quốc để có thể phục hồi lại nền kinh tế của Thái Lan.

Các loại hình công ty đầu tư của Trung Quốc tại Thái Lan khá đa dạng. Theo hồ sơ của Đại sứ quán Trung Quốc ở Thái Lan thì các công ty Trung Quốc đăng kí kinh doanh, đầu tƣ ở Thái Lan theo bốn loại. Loại 1 là trong lĩnh vực dịch vụ gồm có các dạng đầu tƣ: Ngân hàng (ngân hàng Trung Quốc); đại diện các hãng hàng không Trung Quốc (Air China, China Southern Airlines, China Eastern Airlines, Xiamen Airline, Guotai Airline); Các công ty giao vận (Cosco China); Cơ quan công chứng; Các công ty du lịch (Chunqiu, Yuntai, Zhongsheng Shanghai, Guangzhiyi); Giáo dục đào tạo (College of Science and Technology Tianping); Công ty bảo hiểm (China Insurrance). Loại 2 là công ty thƣơng mại Thái Lan - Trung Quốc. Loại 3 là các công ty xây dựng (Công ty xây dựng Trung Quốc, Công ty Haper, SinoPec và Dầu khí Trung Quốc). Loại 4 là trong lĩnh vực công nghiệp với các tập đoàn và công ty lớn: Tập đoàn Haier (chuyên cung cấp thiết bị gia dụng); công ty Huawei (chuyên nghiên cứu và phát triển thị trƣờng, sản xuất và tiếp thị các thiết bị viễn thông, cung cấp các giải pháp mạng, điện thoại...); Tập đoàn Holly (chuyên cung cấp và sản xuất thiết bị đo điện); Tập đoàn Worldbest (chuyên sản xuất nguyên liệu dệt may); Công ty Zhong Fali (chuyên sản xuất thép nóng chảy, máy móc và thiết bị); Công ty trách nhiệm hữu hạn Zhongfu Bangkok (chuyên về bao bì đồ uống); công ty Sợi Thái Lan - Trung Quốc (chuyên sản phẩm sợi thủy tinh)…Trong đó, các công ty quan trọng nhất đầu tƣ ở Thái Lan gồm China Worldbest Group (công ty lớn nhất của Trung Quốc đầu tƣ vào lĩnh vực dệt may), Haier Group and Huawei (đầu tƣ vào dịch vụ công nghệ thông tin, thƣơng mại điện và điện tử), Tong Ren Tang (các sản phẩm y tế) và China State Construction Engineering (công ty chuyên về xây dựng).

Đầu tƣ của Trung Quốc ở Thái Lan ngày càng tăng lên cùng với những phát triển hết sức thú vị. Các khu công nghiệp Rayong Thái Lan - Trung Quốc trên vùng ven biển phía Đông là một phần trong các dự án đầu tƣ quan trọng đó. Một phần ba của khu vực đã đƣợc hoàn thành vào năm 2013, khoảng 60 công ty đã đƣợc thiết lập

và hơn 200 công ty dự kiến đăng kí trong vòng năm năm tới [Suwatchai Songwanich, 2015].

Tóm lại, có thể thấy rằng đầu tƣ của Trung Quốc tại Thái Lan đã gia tăng kể từ khi hai nƣớc bình thƣờng hóa quan hệ ngoại giao năm 1975, giá trị càng đƣợc tăng lên từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001. Mục tiêu đầu tƣ của Trung Quốc vào Thái Lan nhằm tìm kiếm thị trƣờng cũng nhƣ nguồn nhân lực, các nguyên liệu thô để phục vụ cho sản xuất. Thái Lan có những điều kiện thuận lợi về vị trí địa chiến lƣợc, không có tranh chấp về biên giới lãnh thổ với Trung Quốc, Chính phủ Thái Lan có các chính sách ƣu tiên Trung Quốc trong thu hút đầu tƣ...nên việc gia tăng đầu tƣ của Trung Quốc tại nƣớc này là điều dễ hiểu. Đó cũng là một nguồn lực rất tốt cho Thái Lan để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trong nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ thái lan trung quốc từ năm 2001 đến năm 2016 luận án TS kinh tế học 623101 (Trang 109 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)