CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
4.2. Thành tựu và một số vấn đề trong quan hệ Thái Lan-Trung Quốc
4.2.2. Một số vấn đề trong quan hệ Thái Lan-Trung Quốc
Hiện tại, Thái Lan có mối quan hệ khá chặt chẽ với Trung Quốc, nhƣng bên cạnh đó Thái Lan cũng có quan ngại về những hệ quả chính trị và kinh tế, đó là thách thức lớn đối với các nhà lãnh đạo Thái Lan. Trong quan hệ Thái Lan - Trung Quốc vẫn bộc lộ tính chất bất bình đẳng, đặc biệt là trong trao đổi thƣơng mại song phƣơng. Hợp tác kinh tế, thƣơng mại sẽ mang lại lợi ích cho các chủ thể tham gia, điều này đã đƣợc chứng minh bằng cả thực tiễn và lí luận. Tuy nhiên, trong hợp tác kinh tế, lợi ích không phải lúc nào cũng chia đều cho các bên. Thái Lan và Trung Quốc cũng là một trong những trƣờng hợp nhƣ vậy.
Vấn đề tồn tại thứ nhất là thâm hụt thƣơng mại giữa Thái Lan và Trung Quốc đã diễn ra ngay khi hai nƣớc chuyển trọng tâm hợp tác từ chính trị-an ninh sang đối tác kinh tế. Mức thâm hụt thƣơng mại của Thái Lan và Trung Quốc đã diễn ra liên tục và trở thành một vấn đề lớn cản trở sự phát triển quan hệ Thái Lan - Trung Quốc. Cán cân thƣơng mại giữa hai nƣớc qua các năm đều nghiêng về phía Trung Quốc. Trên thực tế, thâm hụt thƣơng mại của Thái Lan với Trung Quốc ngày càng tăng và dƣờng nhƣ không có dấu hiệu chững lại.
Bảng 4.2: Thâm hụt thƣơng mại Thái Lan - Trung Quốc giai đoạn 2001-2010 (Đơn vị tính: 100 triệu USD)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005
Thâm hụt -822,6 -1.342,47 -313,41 -1.030,17 -1.990,47
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Thâm hụt -1.876,05 -1.403,18 -1.011 -1.152 -1.345 Nguồn: [Xu Pei-yuan, 2016; Shen Hongfang, 2013]
Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, giai đoạn 2001-2010 Thái Lan luôn ở trong tình trạng thâm hụt thƣơng mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 6/2005, Thủ tƣớng Thaksin cho rằng “Thái Lan có thể phải cạnh tranh với Trung Quốc trong một số lĩnh vực, nhƣng cạnh tranh không phải là một điều gì đó giống nhƣ một mối đe dọa. Các sản phẩm của Trung Quốc có thể khiến các nƣớc khác buộc phải sản xuất hiệu quả và sản xuất ra các sản phẩm phong phú hơn, vì vậy đó là một cơ hội chứ không phải là mối đe dọa” [Xinhua News Agency, 29/6/2005].
Vấn đề thứ hai trong quan hệ thƣơng mại Thái Lan - Trung Quốc đến từ chƣơng trình Thu hoạch sớm trong khuôn khổ hợp tác ACFTA. Thái Lan là nƣớc thực hiện chƣơng trình Thu hoạch sớm với Trung Quốc từ 1/10/2003, theo đó hai nƣớc đồng ý bãi bỏ ngay mọi thuế quan cho hơn 200 mặt hàng trái cây và rau quả. Thái Lan xuất khẩu trái cây nhiệt đới sang Trung Quốc, trong khi Trung Quốc xuất khẩu trái cây xứ lạnh (mùa đông) sang Thái Lan và hai bên đều cùng hƣởng chế độ miễn thuế khi hàng bên này nhập vào thị trƣờng bên kia. Tuy nhiên, hy vọng hai bên cùng hƣởng lợi chung bị tan biến sau vài tháng vì nhập khẩu hàng Trung Quốc vào Thái tăng 180%, kết quả là làm 30-50% hoa quả và rau của Thái Lan bị giảm giá, gây thiệt hại lớn cho các nhà sản xuất Thái Lan [Phạm Thái Quốc, 2010, tr.62].
Kết nối giao thông là một vấn đề quan trọng không chỉ với Thái Lan mà còn với các nƣớc ASEAN trong quá trình hội nhập khu vực. Với vị trí địa chính trị vô cùng quan trọng, Thái Lan có vai trò trung tâm trong việc kết nối khu vực do đó xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông là ƣu tiên hàng đầu. Ƣu tiên đó của Thái Lan cũng phù hợp với lợi ích của Trung Quốc bởi nƣớc này đã đƣa ra sáng kiến “một vành đai, một con đƣờng” - sáng kiến nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, muốn hội nhập thị trƣờng thông qua giao thông đƣờng biển và đƣờng bộ giữa các lục địa châu Á, châu Âu và châu Phi. Chính vì thế, Trung Quốc đang đầu tƣ vào mạng lƣới đƣờng sắt mới dài 734km-kết nối thủ đô Bangkok với Nong Khai-một thành phố biên giới phía bắc Thái Lan và tiếp giáp với Lào. Một đƣờng mới dài 133km cũng đƣợc đầu tƣ xây dựng để nối Bangkok với Map Ta Phut-một cảng biển quan trọng ở miền đông Thái Lan là Rayong. Các tuyến đƣờng sắt mới nối Trung Quốc với Map Ta Phut cho thấy mức độ quan tâm nghiêm túc của Trung Quốc về việc tăng đầu tƣ và chắc chắn báo hiệu đầu tƣ gia tăng của Trung Quốc ở Thái Lan. Tuy nhiên, nhiều nƣớc lo ngại Trung Quốc đang lợi dụng Thái Lan thông qua dự án đƣờng sắt này để gia tăng ảnh hƣởng chính trị, Đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan Ning Fukui tuyên bố rằng: sẽ chuyển giao kĩ thuật và kinh nghiệm trong quản lí và hợp tác đƣờng sắt với Thái Lan mà “không có đòi hỏi gì cả”[Zhao Yanrong, 2015]. Biên bản hợp tác về dự án đƣờng sắt trên đã đƣợc kí từ tháng 12/2014. Hợp tác về đƣờng sắt giữa Thái Lan và Trung Quốc là một nhân tố quan trọng cho quan hệ hai nƣớc. Mối hợp tác này có từ nhiều năm nay và ngày càng phát triển, đặc biệt là không bị ảnh hƣởng bởi những thay đổi chính trị ở Thái Lan. Tuy nhiên, hai nƣớc đã tiến hành chín vòng đàm phán song vẫn chƣa thể hoàn tất thỏa thuận. Ngày 3/12/2015, Biên bản ghi nhớ về dự án xây dựng đƣờng sắt giữa Thái Lan và Trung Quốc đã đƣợc kí kết. Thủ tƣớng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha cam kết thúc đẩy thỏa thuận và không cho phép để dự án này thất bại,
song hai nƣớc vẫn có những bất đồng về một số vấn đề, bao gồm tỉ lệ góp vốn liên doanh, việc xây dựng hệ thống đƣờng sắt và cách thức hoạt động của các chuyến tàu. Hai nƣớc vẫn cần phải có thời gian để thu hẹp và giải quyết những bất đồng đó.
Do Thái Lan là nƣớc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, trong khi Trung Quốc là nƣớc tiêu thụ gạo số một thế giới nên dƣới thời cầm quyền của Thủ tƣớng Yingluck, Trung Quốc thực hiện dự án “Đổi gạo lấy đƣờng sắt cao tốc”. Dự án này đƣợc Thủ tƣớng Yingluck và Thủ tƣớng Lí Khắc Cƣờng kí kết tháng 10/2013. Nhƣng chỉ đƣợc tái khởi động vào tháng 12/2014 khi Thủ tƣớng Prayuth gặp Thủ tƣớng Lí Khắc Cƣờng. Chính phủ quân sự mới đã rất tích cực và chủ động trong việc tiếp tục thực hiện những cam kết thƣơng mại mà những ngƣời tiền nhiệm đã kí với Trung Quốc. Một trong số những cam kết quan trọng đó là việc đề xuất xây dựng hệ thống đƣờng sắt cao tốc. Sau 7 năm đàm phán, tháng 10/2013, Thái Lan và Trung Quốc đã kí kết biên bản ghi nhớ về dự án xây dựng đƣờng sắt cao tốc. Theo đó, Trung Quốc cung cấp kĩ thuật, hỗ trợ tài chính cho dự án đƣờng sắt cao tốc Bắc-Nam từ tỉnh Nong Khai ở phía Đông bắc thủ đô Bangkok và nhập khẩu 1 tấn gạo từ kho 16 tấn dự trữ là kết quả của một chƣơng trình từ thời Chính phủ của bà Yingluck để hỗ trợ cho nông dân ở phía Đông Bắc Thái Lan.
Tuy nhiên, dự án mang tên “đổi gạo lấy đƣờng sắt” đã thất bại khi vào tháng 1/2014, chính phủ của bà Yingluck bị cáo buộc tham nhũng liên quan tới chƣơng trình lúa gạo ở nƣớc này. Tháng 12/2014, khi Thủ tƣớng Prayuth thăm Trung Quốc, chƣơng trình “đổi gạo lấy đƣờng sắt” không những đƣợc phục hồi mà còn mở rộng. Hai bên đã kí kết một hiệp định với những điều khoản mới, trong đó có việc Trung Quốc cung cấp cho Thái Lan tàu và hệ thống vận hành cùng khoản vay nợ 20 năm, Trung Quốc mua của Thái Lan 2 triệu tấn gạo và 200.000 tấn cao su [Prashanth Parameswaran, 2014]. Tuy nhiên, sau hai năm đàm phán dự án đƣờng sắt cao tốc, Thái Lan và Trung Quốc đã không thể nhất trí về một mô hình đầu tƣ liên doanh. Thủ tƣớng Prayuth Chan-o-cha quyết định sẽ tự đầu tƣ thực hiện dự án đƣờng sắt cao tốc từ thủ đô Bangkok lên tỉnh Nakhon Ratchasima thay vì vay vốn từ Trung Quốc là “vì lợi ích quốc gia”.
Trung Quốc là nƣớc lớn, cùng với hoạt động ngoại giao mềm dẻo và thông qua hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục, thậm chí sẵn sàng chèn ép khi có cơ hội đã không ngừng gia tăng “sức mạnh mềm”, chi phối đối với Thái Lan. Hơn nữa, chiến lƣợc quân sự của Thái Lan giai đoạn 2014-2019 xác định nguy cơ hàng đầu là ở “hƣớng Đông”, trong đó giới quân sự Thái Lan đánh giá Trung Quốc có vai trò hết sức quan trọng và không ngừng gia tăng ảnh
hƣởng tại Campuchia vì Trung Quốc là nhà đầu tƣ lớn, thƣờng xuyên hỗ trợ về quân sự và kinh tế cho Campuchia.
Trong hợp tác du lịch, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc bộc lộ một số vấn đề gây quan ngại. Đã có nhiều hành động không đẹp của một bộ phận không nhỏ du khách Trung Quốc gây ra khi đi du lịch ở Thái Lan bị các phƣơng tiện truyền thông của Thái Lan đăng tải trên truyền hình, mạng xã hội. Thậm chí, khi nhắc tới khách du lịch Trung Quốc ở Thái Lan, những tính từ phổ biến nhất vẫn hay đƣợc đề cập là “điên loạn, ồn ào, thiếu tôn trọng”. Phản ứng của dƣ luận đã buộc Chính phủ Thái Lan phải ban hành hàng ngàn cuốn sách hƣớng dẫn về quy tắc ứng xử tại Thái Lan bằng tiếng Trung Quốc. Trung Quốc cũng nhận thức đƣợc sâu sắc hình ảnh của ngƣời dân nƣớc mình ở nƣớc ngoài nên từ năm 2015, Trung Quốc thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm kiểm soát một số du khách “không biết điều” và giám sát những ai thƣờng xuyên vi phạm.
Trong trật tự thế giới mới đang hình thành, Thái Lan nhìn chung vẫn coi trọng vai trò của Trung Quốc nhƣng mức độ quan hệ lại chia thành hai xu thế. Một bộ phận trong giới lãnh đạo Thái Lan coi Trung Quốc là “đồng minh” trong tƣơng lai. Số này chủ trƣơng vừa phát triển quan hệ với Mỹ, vừa phát triển quan hệ với Trung Quốc và cho rằng: quan hệ Thái Lan - Trung Quốc càng có ý nghĩa quan trọng khi quan hệ Thái-Mỹ có vấn đề trục trặc. Thậm chí họ đã không ngần ngại cho rằng Mỹ là anh cả, Trung Quốc là anh hai (Trung Quốc là phó của Mỹ) trong vấn đề an ninh. Tuy nhiên, một số khác trong giới lãnh đạo Thái Lan vẫn nghi ngại về tham vọng của Trung Quốc đối với khu vực nói chung và Thái Lan nói riêng, do đó Thái Lan cần phải cảnh giác, giữ khoảng cách nhất định trong quan hệ với Trung Quốc. Để hài hòa giữa hai luồng quan điểm và bảo vệ lợi ích của quốc gia, Chính phủ Thái Lan vẫn tiếp tục thực hiện chủ trƣơng mềm dẻo, linh hoạt trong đối ngoại với Trung Quốc. Một mặt, Thái Lan tỏ thái độ hƣởng ứng tích cực đối với các đề xuất thúc đẩy hợp tác của Trung Quốc nhƣng mặt khác, Thái Lan cũng khéo léo kéo dài thời gian, viện cớ lí do nội bộ để giảm mức độ, thu hẹp phạm vi hợp tác hoặc trì hoãn triển khai các thỏa thuận, nhất là những vấn đề nhạy cảm, có ảnh hƣởng tiêu cực tới lợi ích quốc gia của Thái Lan.