CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
2.2. Các nhân tố tác động đến quan hệ Thái Lan-Trung Quốc
2.2.1.3. Sự phát triển của quan hệ ASEAN-Trung Quốc
Quan hệ Trung Quốc với ASEAN từng bƣớc đƣợc cải thiện từ cuối thời Chiến tranh Lạnh, nhƣng chỉ đƣợc bình thƣờng hóa hoàn toàn và đi vào phát triển tƣơng đối thực chất từ thập niên 90 của thế kỉ XX trở đi. Tháng 8/1990, hai nƣớc ASEAN cuối cùng là Indonesia và Singapore đã bình thƣờng hóa quan hệ với Trung Quốc. Năm 1991, Trung Quốc đƣợc mời tham dự Hội nghị Bộ trƣởng Ngoại giao ASEAN lần đầu tiên. Năm 1992, ASEAN tiếp nhận Trung Quốc là đối tác tham khảo của ASEAN và tới tháng 7/1996, Trung Quốc trở thành đối tác đối thoại đầy đủ với tổ chức này. Tháng 12/1997, Hội nghị Cấp cao đầu tiên giữa các nhà lãnh đạo ASEAN và Trung Quốc đƣợc tổ chức tại Malaysia. Hội nghị này đánh dấu sự ra đời của cơ chế ASEAN+1 gồm các nƣớc ASEAN và Trung Quốc. Tuy nhiên, do tác động của những vấn đề lịch sử để lại, mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc chỉ thực sự phát triển và đi vào thực chất từ khi bƣớc vào thế kỉ XXI.
Tại Hội nghị Thƣợng đỉnh ASEAN - Trung Quốc họp ở Phnompenh tháng 11/2002, hai bên đã kí Hiệp định khung hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc. Cùng với sự phát triển các quan hệ hợp tác kinh tế, thƣơng mại, hợp tác chính trị - an ninh cũng đƣợc hai bên xúc tiến mạnh mẽ. Tại Hội nghị trên, ASEAN và Trung Quốc đã kí Tuyên bố chung về ứng xử giữa các bên có liên quan ở Biển Đông (DOC). Ngoài ra, hai bên còn kí Tuyên bố chung về hợp tác trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống đặt cơ sở pháp lí cho hợp tác an ninh giữa ASEAN và Trung Quốc từ 2002. Tháng 10/2003, quan hệ ASEAN - Trung Quốc đã có bƣớc đột phá khi tại Hội nghị thƣợng đỉnh giữa hai bên tổ chức tại Bali (Indonesia), ASEAN và Trung Quốc đã quyết định nâng cấp quan hệ lên tầm Đối tác chiến lƣợc. ASEAN và Trung Quốc đã thực hiện thành công hai kế hoạch hành động các giai đoạn 2005-2010 và 2011-2016. Những kết quả từ việc thực hiện hai kế hoạch hành động trên đã làm cho quan hệ ASEAN-Trung Quốc trở thành một trong những mối quan hệ đối ngoại phát triển sâu nhất và thực chất nhất của ASEAN hiện nay.
Thực tế cho thấy, quan hệ ngoại giao giữa hai bên trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Các chuyến thăm cấp cao của lãnh đạo hai bên diễn ra liên tục. Tất cả các lãnh đạo nƣớc thành viên ASEAN và Tổng thƣ kí ASEAN đều tiến hành các chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc không chỉ một lần. Về phía mình, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đều đi thăm các Ủy ban ASEAN và các nƣớc thành viên ASEAN khác. Trong chuyến thăm Indonesia
10/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đề xuất một loạt sáng kiến quan trọng nhƣ việc nâng cấp ACFTA, thành lập Ngân hàng đầu tƣ cơ sở hạ tầng châu Á, xây dựng con đƣờng tơ lụa trên biển...Những sáng kiến trên đều đƣợc các nƣớc ASEAN ghi nhận và tích cực hợp tác để triển khai. Năm 2013, Bộ trƣởng Ngoại giao Trung Quốc Vƣơng Nghị sau khi nhậm chức đã tiến hành thăm 4 nƣớc ASEAN bao gồm Thái Lan, Indonesia, Singapore và Brunei từ 30/4-5/5 và lần đầu đề cập tới chính sách “Ba kiên trì” trong quan hệ với khu vực. Đây là lần đầu tiên trong 15 năm qua, các nƣớc châu Á trở thành lựa chọn ƣu tiên của một Bộ trƣởng ngoại giao Trung Quốc mới đƣợc bổ nhiệm. Chính sách “Ba kiên trì” gồm có: 1/Kiên trì lấy tăng cƣờng hợp tác láng giềng hữu nghị làm ƣu tiên chính trong quan hệ với ASEAN; 2/ Kiên trì củng cố, làm sâu sắc hóa quan hệ đối tác chiến lƣợc với ASEAN; 3/Kiên trì thông qua hiệp thƣơng hữu nghị và hợp tác cùng có lợi để giải quyết các bất đồng, tranh chấp [Ministry of Foreign Affairs of the People's Republic of China, 2013a].
Trao đổi thƣơng mại là điểm sáng trong quan hệ ASEAN-Trung Quốc. Từ năm 2009, Trung Quốc đã trở thành đối tác thƣơng mại lớn nhất của ASEAN. Ngƣợc lại từ 2011, ASEAN vƣơn lên trở thành đối tác thƣơng mại lớn thứ ba của Trung Quốc. Theo thống kê của ASEAN, năm 2013 kim ngạch thƣơng mại song phƣơng đạt 350,5 tỉ USD, chiếm 14% tổng thƣơng mại của ASEAN, tăng 9,7% so với năm 2012. Quan hệ đầu tƣ giữa hai bên cũng phát triển mạnh. Theo Bộ Thƣơng mại Trung Quốc, tới tháng 12/2014, tổng giá trị đầu tƣ hai chiều ASEAN-Trung Quốc đạt 126,96 tỉ USD, trong đó đầu tƣ của các nƣớc ASEAN vào nền kinh tế Trung Quốc là 91,74 tỉ USD, đầu tƣ của Trung Quốc vào ASEAN đạt hơn 35,21 tỉ USD [Nguyễn Thu Mỹ, 2016; Đàm Huy Hoàng, 2011].
Trong lĩnh vực hợp tác khác, quan hệ ASEAN-Trung Quốc cũng gặt hái đƣợc nhiều thành tựu đáng khích lệ. Trung Quốc là địa điểm du học đƣợc sinh viên các nƣớc Đông Nam Á lựa chọn. Ngƣợc lại, ngày càng nhiều sinh viên Trung Quốc tới học tập, nghiên cứu tại các nƣớc ASEAN.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật, quan hệ ASEAN-Trung Quốc còn tồn tại hai vấn đề chính kiềm chế sự phát triển là: vấn đề biển Đông cùng tham vọng quá lớn của Trung Quốc đối với vùng biển này và thâm hụt thƣơng mại của các nƣớc thành viên ASEAN với Trung Quốc. Tình trạng này đã diễn ra và còn có chiều hƣớng gia tăng. ASEAN đã bị chia rẽ và lúng túng trƣớc chính sách của các nƣớc lớn, đặc biệt là Trung Quốc và Mỹ. Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm hoạt động của ASEAN, năm 2012 khi Campuchia giữ vai
trò Chủ tịch, Hội nghị bộ trƣởng ngoại giao ASEAN (AMM) đã không ra đƣợc tuyên bố chung, mặc dù chủ đề của năm đƣợc chọn là “ASEAN: một cộng đồng, một vận mệnh”.
Có thể nói, những phát triển của quan hệ ASEAN-Trung Quốc trong giai đoạn 2001-2016 đã tạo thêm cơ hội mới cho sự phát triển của quan hệ Thái Lan - Trung Quốc. Bởi vì Thái Lan và Trung Quốc đều là các bên tham gia vào mối quan hệ trên. Sự phát triển của ASEAN-Trung Quốc là lợi ích chung của Thái Lan và Trung Quốc, ngƣợc lại, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc phát triển cũng sẽ tạo thêm sung lực cho sự phát triển của ASEAN với Trung Quốc.