CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
2.2. Các nhân tố tác động đến quan hệ Thái Lan-Trung Quốc
2.2.1.1. Những chuyển động trong môi trƣờng an ninh và kinh tế thế giới
Bƣớc vào thế kỉ XXI, môi trƣờng chính trị, an ninh và kinh tế toàn cầu có nhiều biến đổi mới, sâu sắc hơn so với thập niên cuối của thế kỉ XX. Những xu hƣớng chính chi phối sự phát triển của nền chính trị, an ninh và kinh tế thế giới xuất hiện khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vẫn đƣợc tiếp tục nhƣng cũng đã có những biến đổi nhất định.
Xu hƣớng toàn cầu hóa kinh tế xuất hiện từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX đã trở nên mạnh mẽ hơn, lôi cuốn sự tham gia của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Những tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế đã trở nên rõ ràng hơn. Với toàn cầu hóa, thế giới ngày càng liên kết với nhau chặt chẽ hơn và một vấn đề trong quốc gia cũng không còn bị giới hạn trong phạm vi nƣớc đó nữa. Tự do hóa thƣơng mại đã khiến cho quan hệ song phƣơng và đa phƣơng đƣợc thúc đẩy. Thế giới đang hƣớng tới một nền kinh tế không biên giới nhờ sự bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông.
Trong kỉ nguyên toàn cầu hóa, thế giới vẫn bị chia làm hai nhƣng không phải bởi ý thức hệ mà bởi trình độ phát triển. Trong khi các nƣớc phát triển thụ hƣởng nhiều lợi ích từ toàn cầu hóa nhờ có lợi thế cạnh tranh về khoa học, công nghệ, nguồn vốn và kĩ năng quản lí, các nƣớc đang phát triển lại trở nên ngày càng nghèo hơn vì những bất lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc tế. Khoảng cách phát triển giữa các quốc gia vì thế ngày càng lớn hơn. Cùng với đó, mâu thuẫn Bắc-Nam cũng ngày càng trở nên sâu sắc. Điều này góp phần lí giải vì sao từ khi bƣớc vào thế kỉ XXI tới nay, các phong trào li khai, các khuynh hƣớng chính trị cực đoan đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều ở các nƣớc đang phát triển, đặc biệt là các nƣớc Hồi giáo ở Trung Đông.
Bên cạnh toàn cầu hóa, xu thế khu vực hóa đã hình thành nên những khu vực kinh tế có sức mạnh và quyền tự chủ cao. Xu thế khu vực hóa phát triển mạnh từ những năm 90 của thế kỉ XX và cũng có những thay đổi đáng kể. Các hiệp định thƣơng mại tự do (FTA) song
phƣơng, đa phƣơng và khu vực không chỉ xuất hiện ngày càng nhiều về số lƣợng mà còn khác nhau về chất lƣợng. Nếu nhƣ từ năm 1948-1994, trên thế giới có 137 FTA đƣợc kí kết thì từ khi Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) ra đời năm 1995 cho đến tháng 5/2003, có thêm 138 FTA mới đƣợc kí kết [Nguyễn Thu Mỹ (2012), tr.433]. Bên cạnh những FTA truyền thống (AFTA của ASEAN, ACFTA của ASEAN và Trung Quốc...), nhiều FTA thế hệ mới đã xuất hiện (nhƣ FTA giữa Mỹ và Singapore là một ví dụ) hoặc đang trong quá trình đàm phán để thành lập nhƣ: Quan hệ Đối tác xuyên Đại Tây dƣơng- TAP, Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực - RCEP...Ngày nay, hầu nhƣ ở khắp các lục địa, các khu vực đều có những tổ chức liên minh kinh tế với những quy mô lớn, nhỏ khác nhau. Các liên kết này tác động thúc đẩy và kiềm chế lẫn nhau không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn trên cả lĩnh vực quốc phòng, lao động, giáo dục với vai trò ngày càng gia tăng của các nƣớc đang phát triển. Với tƣ cách là một xu thế lịch sử, quá trình này vẫn lôi cuốn đƣợc các quốc gia tham gia vào. Nhận thức đƣợc điều đó, Thái Lan và Trung Quốc là một bộ phận của thế giới, gắn liền với thế giới nên hai nƣớc đã rất chủ động, tích cực tham gia vào các tổ chức hợp tác quốc tế và khu vực.
Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ từ những năm 70 của thế kỉ XX (hay còn gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần 3) vẫn có ảnh hƣởng sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt, cách mạng khoa học-công nghệ đã tạo ra bƣớc ngoặt mang ý nghĩa lịch sử với sự hình thành nền kinh tế tri thức. Hiện nay đang xuất hiện một cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ (Industry 4.0) đƣợc xây dựng trên nền tảng cuộc cách mạng lần 3. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ lần đầu tiên đƣợc đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến lƣợc công nghệ cao, đƣợc Chính phủ Đức thông qua năm 2012. Industry 4.0 đƣợc đặc trƣng bởi sự hợp nhất của các công nghệ làm mờ nhạt đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hứa hẹn sẽ giúp gia tăng thu nhập toàn cầu và cải thiện chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời dân trên toàn thế giới. Quốc gia nào không thực sự chú trọng lĩnh vực này và không tham gia vào nền kinh tế tri thức thì tất yếu sẽ bị tụt hậu về mọi phƣơng diện. Trƣớc cơ hội mà nền văn minh tri thức đặt ra, các nƣớc nhƣ Trung Quốc và Thái Lan càng có điều kiện tiếp cận với chuyển giao công nghệ mới, tiếp nhận kĩ năng quản lí hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin vào việc điều chỉnh mô hình và cơ cấu kinh tế, rút ngắn khoảng cách về phát triển giữa hai nƣớc với nhau và hai nƣớc với các nƣớc khác trên thế giới.
Những biến đổi trong môi trƣờng an ninh quốc tế cũng là một cơ sở quan trọng đối với sự phát triển của quan hệ Thái Lan và Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XXI. Khi Chiến tranh Lạnh mới kết thúc, các nƣớc đang bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nƣớc, hội nhập trở thành một trào lƣu phát triển chung. Tuy nhiên, kỉ nguyên hoà bình thực sự cho toàn thể nhân loại trên hành tinh có lẽ còn khá lâu mới có thể đạt đến khi mà những mâu thuẫn và xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố quốc tế, nội chiến, chiến tranh cục bộ…diễn ra khá gay gắt ở nhiều nơi. Chính cuộc khủng bố ở Mỹ ngày 11/9/2001 và việc Mỹ phát động cuộc chiến chống khủng bố đã tạo ra một sự thay đổi căn bản trong quan hệ quốc tế ở thế kỉ XXI này: vạch một đƣờng phân giới mới trong nền chính trị thế giới, góp phần làm sâu sắc hơn xung đột giữa các nƣớc phƣơng Tây do Mỹ đứng đầu với phần còn lại của thế giới. Đáng lo ngại nhất là sự gia tăng các điểm nóng trong quan hệ quốc tế và khả năng các điểm nóng này bùng phát thành xung đột vũ trang với hiệu ứng lan tỏa nhanh, mạnh. Năm 2014 nhân loại đã gặp phải sự xuất hiện của Nhà nƣớc Hồi giáo tự xƣng (IS). Tổ chức khủng bố này hoạt động sang các nƣớc xung quanh Iraq và Syria, đe dọa tất cả các nƣớc châu Âu, châu Mỹ, Trung Quốc, các nƣớc Trung Á và một số nƣớc ở Đông Nam Á.
Một hiểm họa nữa mà thế giới phải đối mặt đó là an ninh phi truyền thống và an ninh truyền thống đan xen phức tạp. “Ba thế lực” xuất hiện gồm chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa li khai và chủ nghĩa cực đoan vẫn là nguy cơ hàng đầu đối với an ninh quốc tế và an ninh trong mỗi quốc gia. Những thảm họa thiên tai, nhƣ: động đất, sóng thần, bão lụt, dịch bệnh, hay sự cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên,… vẫn đang xảy ra với xu hƣớng ngày càng gia tăng và biến động rất khó lƣờng đang là thách thức lớn đối với lĩnh vực khoa học, kĩ thuật cũng nhƣ khả năng của con ngƣời.
Ngoài các thảm họa do thiên nhiên và con ngƣời gây ra, các hoạt động khủng bố do các phẩn tử Hồi giáo cực đoan tiến hành cũng diễn ra ngày càng nhiều hơn dƣới những hình thức đa dạng hơn. Năm 2015, thế giới chứng kiến vụ tấn công khủng bố và bắt giữ con tin tại thủ đô Paris (Pháp) và kết thúc chấn động với loạt vụ tấn công, khủng bố đẫm máu đêm 13/11 khiến hơn 120 ngƣời thiệt mạng. Năm 2016 chứng kiến nhiều vụ khủng bố kinh hoàng, gây sốc nhất trên thế giới, trong đó châu Âu vẫn là mảnh đất đƣợc khủng bố “ƣu tiên” với các cuộc tấn công đẫm máu trải dài suốt năm bởi nơi đây đƣợc coi là đại diện của phƣơng Tây “ngạo mạn”, đối lập với tƣ tƣởng Hồi giáo “chính thống”.
Di cƣ quốc tế cũng đang trở thành một vấn nạn cấp bách của thế giới. Đây cũng là nơi các phần tử khủng bố IS dễ thâm nhập theo dòng ngƣời tị nạn. Hàng ngàn công dân châu Âu
tham gia hàng ngũ IS tại Iraq và Syria đã và đang trở về bằng nhiều con đƣờng khác nhau, rất khó kiểm soát. Có thể thấy, trong hai năm 2015 và 2016, châu Âu đã không hề yên ả với nỗi lo nguy cơ khủng bố rình rập, với dòng ngƣời di cƣ ùn ùn đổ về kéo theo những gánh nặng về xã hội và kinh tế. Các nguy cơ toàn cầu, thách thức toàn cầu và thảm họa toàn cầu đang ngày càng đe dọa tới cuộc sống của nhân dân các nƣớc và vƣợt qua khỏi tầm kiểm soát, giải quyết của một quốc gia đơn lẻ. Hợp tác quốc tế chặt chẽ là con đƣờng duy nhất đảm bảo để có thể giải quyết đƣợc các vấn đề toàn cầu và các nguy cơ xuyên quốc gia.
Bên cạnh những biến đổi trên, bƣớc vào thế kỉ XXI, quan hệ giữa các cƣờng quốc kể cả quan hệ giữa các nƣớc lớn có khả năng chi phối hòa bình, ổn định của thế giới vẫn tiếp tục hòa dịu. Tuy nhiên, khuynh hƣớng cạnh tranh quyền lực giữa các nƣớc lớn đã dần mạnh lên so với khuynh hƣớng hòa dịu và hợp tác giữa các nƣớc đó trong thập niên 90 của thế kỉ XX. Nguyên nhân đằng sau sự biển đổi này là sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự phục hồi của Liên bang Nga.
Đến đầu thế kỉ XXI, công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc đã thu đƣợc những thắng lợi vang dội. Từ một nƣớc bị kiệt quệ vì những sai lầm trong đƣờng lối phát triển đất nƣớc và đấu tranh nội bộ, Trung Quốc đã trở thành cƣờng quốc kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Nƣớc Nga đầu thế kỉ XXI cũng không còn là nƣớc Nga của những năm 90 thế kỉ XX. Dƣới sự dẫn đắt của Tổng thống V.Putin, kinh tế Nga đã phục hồi và bắt đầu tăng trƣởng GDP với tốc độ bình quân là 7%/năm. Nƣớc Nga đã khôi phục đƣợc “hoàn toàn mức phát triển kinh tế-xã hội đã để mất trong những năm 1990”. Sự ổn định kinh tế vĩ mô và sự độc lập tài chính khiến nƣớc Nga có thể vạch ra chiến lƣợc phát triển dài hạn đến năm 2020, đó là chiến lƣợc đổi mới nƣớc Nga nhằm giải phóng tiềm năng con ngƣời, sử dụng hiệu quả nhất kiến thức và kĩ năng của con ngƣời để thƣờng xuyên cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu quả kinh tế và cuộc sống xã hội nói chung.
Ngoài Trung Quốc, Liên bang Nga thì Ấn Độ, Brazil, Nam Phi cũng có những bƣớc tiến mạnh mẽ về kinh tế. Cùng với nhau, các nƣớc đó tạo nên nhóm kinh tế mới là BRICS. Sự xuất hiện của các cƣờng quốc mới và sự trỗi dậy của nƣớc Nga đang làm thay đổi trật tự thế giới. Mặc dù Mỹ vẫn là siêu cƣờng duy nhất nhƣng trật tự thế giới một cực đang chuyển hóa thành trật tự “nhất siêu đa cƣờng”. Trật tự thế giới mới đã góp phần làm dân chủ hóa đời sống chính trị, kinh tế thế giới. Mỹ không còn là nƣớc duy nhất đặt ra luật chơi cho toàn cầu và cho các khu vực khác trên thế giới. Các cƣờng quốc khu vực cũng bắt đầu tham gia vào quá trình tạo ra luật chơi, ít nhất là cho khu vực xung quanh họ. Và cho dù một trật tự thế
giới mới có diễn ra nhƣ thế nào thì lợi ích của mỗi quốc gia dân tộc vẫn là đảm bảo độc lập dân tộc, hoà bình và an ninh, thịnh vƣợng và hạnh phúc của nhân dân.