CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
4.3. Tác động của quan hệ Thái Lan-Trung Quốc
4.3.2. Tác động tới khu vực Đông Na mÁ
Quan hệ Thái Lan - Trung Quốc phát triển cũng có tác động tới khu vực Đông Nam Á, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc với Hiệp hội các quốc gia ở khu vực này. Về chiến lƣợc, Đông Nam Á là nơi Trung Quốc xác lập ảnh hƣởng từ lâu và có quan hệ truyền thống. Trong quan niệm của ngƣời Trung Quốc, Đông Nam Á thuộc hƣớng Nam - “hƣớng thuận, làm ăn phát đạt”[Trần Khánh, 2012, tr.72]. Đƣợc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức từ tháng 7/1991, đến nay, quan hệ ngoại giao giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc đã ba lần đƣợc nâng cấp: từ quan hệ Đối tác tham khảo (1993) lên quan hệ Đối tác đối thoại (1996) và quan hệ Đối tác chiến lƣợc (2003).
Quan hệ hợp tác hữu nghị và ổn định giữa Thái Lan - Trung Quốc góp phần đảm bảo an ninh, hòa bình ở khu vực Đông Nam Á. Thái Lan tham gia vào tất cả các hoạt động của ASEAN với tƣ cách là một thành viên sáng lập của tổ chức này từ năm 1967. Thái Lan tích cực triển khai các hoạt động trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đã đƣa ra đề nghị và tổ chức thành công diễn đàn an ninh khu vực (ARF), thúc đẩy thực hiện khu vực thƣơng mại tự do ASEAN (AFTA), tích cực chuẩn bị các hội nghị cấp cao ASEAN…Bên cạnh đó, Thái Lan còn thúc đẩy hợp tác tiểu vùng khu vực nhƣ: “Tứ giác vàng” (Thái Lan, Lào, Myanmar, Trung Quốc), thúc đẩy hợp tác Tiểu vùng sông Mekong…Trƣớc sự phát triển và vai trò ngày càng gia tăng của ASEAN, Trung Quốc đã thông qua quan hệ với Thái Lan để tăng cƣờng can dự các hoạt động của ASEAN để gia tăng ảnh hƣởng của mình ở khu vực, đồng thời hạn chế ảnh hƣởng của Mỹ.
Lợi ích gặp nhau đã đẩy nhanh tần suất tiếp xúc giữa Trung Quốc với ASEAN trong các cơ chế đối thoại nhƣ ASEAN + 1, ASEAN + 3, ARF và kí kết một loạt các văn kiện quan trọng nhƣ Tuyên bố chung về cách ứng xử ở biển Đông, Hợp tác phát triển Tiểu vùng sông Mekong mở rộng, đặc biệt là hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện hƣớng tới khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA) kí kết ngày 4/11/2002, có thời gian hoàn tất 15 năm.
Trung Quốc và các nƣớc thuộc khu vực Lan Thƣơng - Mekong đã đạt đƣợc tiến triển trong hợp tác ở các lĩnh vực năng lƣợng, thƣơng mại, đầu tƣ, giao thông vận tải, du lịch và cấm buôn bán ma túy. Đƣờng ống dẫn dầu khí Trung Quốc-Myanmar đã đƣợc đƣa vào hoạt động vào mùa thu năm 2013, chuyển vào Vân Nam 3,6 tỉ m3 khí đốt tự nhiên trong năm 2014. Các dự án đầu tƣ xây dựng của Trung Quốc tại các nƣớc Mekong bao gồm: khu công nghiệp Long Giang ở Việt Nam, khu công nghiệp Savsetha ở Lào, đặc khu kinh tế Shihanoukville ở Campuchia, khu công nghiệp Ravong ở Thái Lan. Hai bên cũng có sự hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực trồng trọt, gây trồng giống tốt, đào tạo kỹ thuật nông nghiệp, buôn bán các mặt hàng nông nghiệp. Ngoài ra, Trung Quốc và 5 nƣớc Mekong đã liên tục triển khai tuần tra chung trên sông Mekong 43 lần, việc mở đƣờng bay thẳng Hà Nội - Côn Minh, thông qua tuyến đƣờng cao tốc Côn Minh - Bangkok, tuyến đƣờng sắt Trung Quốc - Lào, tuyến đƣờng sắt Trung Quốc - Thái Lan, và tuyến đƣờng sắt xuyên Á kết nối các nƣớc Lan Thƣơng - Mekong cũng đƣợc thực hiện. Việc khởi động công trình cải tạo giai đoạn 2 tuyến đƣờng sông Lan Thƣơng - Mekong giúp nâng cao hơn nữa năng lực vận chuyển của dòng sông.
Quan hệ Thái Lan - Trung Quốc cũng ảnh hƣởng khá tích cực đến quan hệ của Thái Lan với các nƣớc ASEAN khác trong việc phối hợp giải quyết các vấn đề của khu vực nhƣ chống khủng bố, chống buôn bán ma túy, tăng cƣờng viện trợ và ủng hộ các hoạt động trợ giúp nhân đạo trong khu vực, các vấn đề an ninh phi truyền thống…Nhƣ vậy, về cơ bản, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc là phù hợp với quan hệ ASEAN- Trung Quốc. Trong một vài lĩnh vực, hợp tác Thái Lan - Trung Quốc đi trƣớc một bƣớc. Nhiều khả năng, các lĩnh vực đó đều đƣợc đƣa vào và thực hiện trong khuôn khổ quan hệ ASEAN - Trung Quốc cũng nhƣ trong quan hệ của từng nƣớc Đông Nam Á khác với Trung Quốc.
Tuy nhiên, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc phát triển cũng gây ra những tác động tiêu cực đến Đông Nam Á khi mà các nƣớc lớn khác cũng đang tranh giành ảnh hƣởng ở khu vực này nhằm cạnh tranh và kiềm chế Trung Quốc. Vốn dĩ Đông Nam Á nằm trong một “vùng chồng lấn” của vô số các lợi ích chiến lƣợc, thƣờng xuyên bị chia rẽ và chịu ảnh hƣởng theo các hƣớng trái ngƣợc. Điều này đƣợc lí giải bởi tính hiệu lực của ASEAN còn thấp, khu vực này chỉ là “một nơi cho các cuộc nói chuyện tập thể chứ chƣa phải là hành động tập thể”. Thêm vào đó, kết cấu của khu vực phi tập trung hóa, thƣờng bị phê phán là lỏng lẻo và thiếu nhất quán do hoạt động dựa trên ba nguyên tắc: “tự nguyện” - “đồng thuận” và “không can thiệp”. Do vậy, khi các nƣớc lớn tập trung tại đây, rất dễ gây chia rẽ và làm mất đoàn kết giữa các nƣớc trong khu vực, ảnh hƣởng tới vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề chung của khu vực cũng nhƣ lợi ích của từng nƣớc.