CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
3.4. Quan hệ trên các lĩnh vực văn hóa-xã hội
3.4.1. Về hợp tác du lịch
Ngành du lịch là một ngành chính của nền kinh tế Thái Lan. Sau khủng hoảng tài chính trong khu vực, Thái Lan đã phát động chiến dịch xúc tiến du lịch với khẩu hiệu “Amazing Thailand”. Đến năm 2011, kết hợp với khẩu hiệu “Always Amazes You”, Tổng cục du lịch Thái Lan đã thực hiện các chiến dịch truyền thông trong nƣớc, tuyên truyền quảng bá trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, khôi phục và
tổ chức các lễ hội truyền thống của nƣớc này, đầu tƣ thiết kế các ấn phẩm nhƣ sách, bản đồ, băng đĩa, quà lƣu niệm…Ngành du lịch Thái Lan đã nhận đƣợc sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, Bộ Thƣơng mại, các trung tâm thƣơng mại, hàng không, khách sạn, doanh nghiệp lữ hành… Cho đến nay, chiến lƣợc “Amazing Thailand” đã trở thành thƣơng hiệu mạnh của Thái Lan, đƣợc công nhận trên phạm vi toàn cầu nên đã góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc, tạo công ăn việc làm, bảo vệ môi trƣờng và tăng cƣờng hợp tác quốc tế.
Những nhân tố khiến cho lƣợng khách từ Trung Quốc tới Thái Lan gia tăng đáng kể là bởi việc mở rộng những chuyến bay trực tiếp từ các thành phố của Trung Quốc tới các điểm du lịch của Thái Lan. Yếu tố này tạo điều kiện thuận lợi cho sự đi lại của du khách Trung Quốc. Yếu tố thứ hai là du khách Trung Quốc dễ dàng vào Thái Lan du lịch vì Thái Lan đã từ bỏ thị thực và chào đón các du khách Trung Quốc. Yếu tố thứ ba là chi phí du lịch ở Thái Lan có thể khiến đa số ngƣời dân Trung Quốc có thể chấp nhận đƣợc [Zhang Xiaoli, 2012, tr.2]. Chính vì vậy, Trung Quốc luôn là một trong số những quốc gia có số lƣợng lớn khách du lịch tới Thái Lan với mật độ trung bình là hơn 1 triệu ngƣời/năm. Ngƣợc lại, nhiều khách du lịch Thái Lan cũng đã tới thăm Trung Quốc, khoảng 700.000 năm 2014 đến 1 triệu trong năm 2015.
Thái Lan trở thành điểm đến du lịch phổ biến nhất ở Đông Nam Á dành cho khách du lịch Trung Quốc một phần là do bộ phim Trung Quốc “Lost in Thailand” (Taijiong-đắm chìm ở Thái Lan). Bộ phim này dù có kinh phí thấp nhƣng bất ngờ đã phá vỡ kỉ lục phòng vé của Trung Quốc. Trong vòng một tháng, từ giữa tháng 12/2012 đến giữa tháng 1/2013, bộ phim thu hút đƣợc hơn 30 triệu khán giả Trung Quốc và nhà tổ chức thu về khoảng 200 triệu USD [Kornphanat Tungkeunkunt, 2016, tr.155]. Nhờ sự phổ biến của nội dung phim ở Trung Quốc, du khách Trung Quốc đã đến thăm Thái Lan và điểm đến hàng đầu là Bangkok và Chiangmai - hai địa điểm đã xuất hiện trong bộ phim “Lost in Thailand”.
Bảng 3.6: Lƣợng khách du lịch Trung Quốc tới Thái Lan giai đoạn 2006-2016 (Đơn vị: triệu ngƣời)
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Số lƣợng 0,95 0,91 0,83 0,78 1,13 1,70 2,80 4,64 6,80 8,87 8,75
Kể từ năm 2013, du khách Trung Quốc tới Thái Lan đã tăng trƣởng mạnh mẽ và luôn xếp hạng cao nhất về số lƣợng. Tháng 10/2015, lƣợng khách Trung Quốc tới Thái Lan mới đạt 6,6 triệu ngƣời nhƣng đến cuối năm, số lƣợng du khách Trung Quốc tới thăm Thái Lan đạt 8,87 triệu ngƣời (trung bình 24.301 ngƣời/ngày) (vƣợt quá mức dự kiến 5 triệu ngƣời) và giá trị đạt đƣợc khoảng 376 tỉ Bath [Kavi Chongkittavorn, 2016; Tourism Authority of Thailand, 25/7/2016]. Năm 2015, để kỉ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 60 năm ngày sinh của công chúa Thái Lan Maha Chakri Sirindhorn, 55 năm ngày thành lập Tổng cục du lịch Thái Lan (Tourism Authority of Thailand-TAT), đánh dấu 11 năm TAT hợp tác với Bộ văn hóa Trung Quốc, TAT đã phối hợp cùng Bộ Văn hóa Trung Quốc tổ chức Đoàn lữ hành hữu nghị văn hóa và du lịch đặc biệt với chủ đề “15.000 dặm từ Altai tới Suvarnabhumi”. Diễn ra từ 14/11-20/12/2015, đoàn lữ hành bắt đầu từ dãy núi Altai tới Xishuangbanna, qua Lào và sau đó tới tỉnh Chiang Rai (phía Bắc Thái Lan). Phát biểu tại buổi lễ tổng kết của chƣơng trình, Đại sứ Trung Quốc tại Thái Lan Ninh Phú Khôi đã cho rằng “hành trình dài của đoàn lữ hành đã chứng minh rằng khoảng cách chƣa bao giờ là trở ngại trong quan hệ giữa hai nƣớc. Hành trình ấn tƣợng này đã đi vào lịch sử và giúp mở ra một chƣơng mới trong quan hệ giữa Thái Lan và Trung Quốc” [Tourism Authority of Thailand, 12/2015].
Năm 2016, Tổng cục Du lịch Thái Lan và Bộ Văn hóa Trung Quốc đã đồng tổ chức ngày tết Trung Hoa tại Thái Lan lần thứ 12 từ ngày 5-15/2/2016 ở 13 nơi gồm Bangkok, Chiang Mai, Nakhon Sawan, Ayutthaya, Suphan Buri, Ratchaburi, Phetchaburi, Nakhon Ratchasima, Chon Buri (Pattaya), Songkhla (Hat Yai), Phuket, Trang và Udon Thani. Hoạt động này đƣợc tổ chức đều đặn hàng năm nhằm tăng cƣờng quan hệ hữu nghị Thái Lan - Trung Quốc nhƣng đồng thời cũng là dịp để thu hút khách du lịch lƣu trú lâu hơn, đóng góp nhiều hơn nữa cho nền du lịch của Thái Lan, quảng bá về nền văn hóa Trung Hoa.
Từ ngày 22/8/2016 đến 29/9/2016, Tổng cục Du lịch Thái Lan đã phối hợp cùng với Bộ Văn hóa Trung Quốc, Hiệp hội trao đổi quốc tế của Trung Quốc, Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan và Hội đồng Văn hóa Thái Lan - Trung Quốc tổ chức “Đoàn lữ hành hữu nghị văn hóa và du lịch Thái Lan - Trung Quốc”. Hoạt động này nhằm mục đích tăng cƣờng trao đổi văn hóa và thúc đẩy du lịch giữa hai nƣớc. Hành trình của đoàn lữ hành kéo dài 5.868km bắt đầu từ vùng Ordos (thuộc
Nội Mông) đi qua rất nhiều thành phố của Trung Quốc, Lào và Thái Lan và kết thúc ở thủ đô Bangkok. Suốt cuộc hành trình, các hoạt động thúc đẩy du lịch, trao đổi văn hóa sẽ đƣợc tổ chức nhằm “tăng cƣờng hiểu biết về nền văn hóa đa dạng của Trung Hoa với ngƣời dân Thái Lan và cũng làm cho nền văn hóa Thái Lan đƣợc biết đến nhiều hơn ở Trung Quốc, từ đó thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa ngƣời dân của hai nƣớc”.
Tính tới năm 2016, với dân số khoảng 1,4 tỉ ngƣời, Trung Quốc đã trở thành một thị trƣờng tiềm năng về du lịch tới tất cả các quốc gia. Bên cạnh đó, nhờ vào tốc độ phát triển kinh tế của đất nƣớc mà thu nhập của ngƣời dân Trung Quốc cũng tăng lên qua các năm, dẫn tới việc thay đổi nhận thức trong một bộ phận ngƣời dân, họ muốn đi du lịch ra nƣớc ngoài thay vì đi du lịch trong nƣớc. Theo dự báo của Tổ chức du lịch thế giới, tới năm 2020, Trung Quốc sẽ đạt mốc 1 tỉ ngƣời đi du lịch ra nƣớc ngoài [Zhang Xiaoli, 2012, tr.2]. Một lƣợng khách du lịch sẽ đi tới các nƣớc phƣơng Tây, nhƣng chi phí du lịch sẽ đắt hơn, vì vậy Thái Lan là một địa điểm du lịch khá phổ biến đối với ngƣời dân Trung Quốc.