CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
4.1. Đặc điểm quan hệ Thái Lan-Trung Quốc
Trên cơ sở phân tích sự vận động trong quan hệ Thái Lan và Trung Quốc trên các lĩnh vực từ năm 2001 đến 2016, có thể rút ra một số đặc điểm về quan hệ hai nƣớc nhƣ sau:
Thứ nhất, mặc dù bất đối xứng và khác biệt về nhiều phương diện, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc đã phát triển liên tục, êm ả mà không trải qua bất kỳ sự căng thẳng ngoại giao nào. Thực tế cho thấy, Thái Lan và Trung Quốc là hai quốc gia có sự chênh lệch nhau rất lớn xét về tầm cỡ lãnh thổ, dân số, sức mạnh kinh tế và quân sự.
Bảng 4.1: So sánh một số tiêu chí giữa Thái Lan và Trung Quốc (2006-2015)
Nguồn: [Australian Govement, 2016]
Nhìn từ bảng so sánh, về tầm cỡ lãnh thổ, diện tích của Thái Lan rộng 513.120 km2, đứng thứ 51 thế giới và nhỏ hơn gần 19 lần so với diện tích của Trung Quốc (9.562.911 km2). Vào năm 2006, dân số Thái Lan là 65,6 triệu ngƣời, trong khi đó, dân số Trung Quốc
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Dân số (Triệu ngƣời) Thái Lan 65,6 66,1 66,5 67 67,3 67,6 68 68,3 68,7 68,8 Trung Quốc 1.314,5 1.321,3 1.328 1.334,5 1.340,9 1.347,4 1.354 1.360,7 1.367,8 1.375,4 GDP (tỉ USD) Thái Lan 269,1 311,4 328,2 316,6 368,3 385,9 406,3 422,5 403,2 373,5 Trung Quốc 2.713 3.494 4.522 4.990 5.931 7.322 8.229 9.240 10.400 11.400 GDP bình quân
đầu ngƣời (USD)
Thái Lan 4.100,6 4.711,6 4.933,4 4.728,3 5.468,7 5.705 5.978,2 6.186,5 5.872,2 5.426,3 Trung Quốc 3.001,2 3.572,7 4.266,8 4.716,1 5.237,5 5.980,7 6.563,6 7.165,8 7.715,3 8.280,1 Ngân sách quốc phòng (tỉ USD) Thái Lan 2,3 3,3 4,3 5.0 4,9 5,5 5,4 5,9 5,7 5,7 Trung Quốc 35,6 46,1 60,1 70,4 78,6 93.0 106,2 119,5 134,9 150,2
cùng năm là hơn 1,3 tỉ ngƣời. Sự chênh lệch về dân số giữa hai nƣớc tiếp tục gia tăng trong các năm tiếp theo (theo dõi bảng so sánh trên).
Xét về kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội của Thái Lan năm 2006 là 269,1 tỉ USD, trong khi đó GDP của Trung Quốc cùng năm lớn hơn Thái lan gấp hơn 10 lần, lên tới 2.713 tỉ. Tới năm 2011, GDP của Trung Quốc lớn hơn 20 lần GDP của Thái Lan (7.322 tỉ USD/ 385,9 tỉ USD). Thu nhập bình quân theo đầu ngƣời của Trung Quốc vào năm 2011 cũng đã vƣợt Thái Lan (5.980,7 USD/ngƣời so với 5.705 USD/ngƣời của Thái Lan). Năm 2006, chi tiêu cho quốc phòng của Thái Lan là 2,3 tỉ USD, trong khi đó chi tiêu của Trung Quốc gấp hơn 17 lần (đạt 35,6 tỉ USD). Năm 2011, chi tiêu quốc phòng của Thái Lan đã tăng hơn 2 lần đạt mức 5,5 tỉ USD. Tuy nhiên, vẫn thấp hơn Trung Quốc gần 17 lần. Nhƣ vậy, xét về tổng thể, Thái Lan thua Trung Quốc nhiều về mọi phƣơng diện và mối quan hệ giữa hai bên là quan hệ bất đối xứng. Thêm nữa, Thái Lan và Trung Quốc là hai quốc gia có những khác biệt cơ bản về chế độ chính trị, xã hội. Chính thể của Thái Lan là quân chủ lập hiến, trong khi đó của Trung Quốc là chế độ xã hội chủ nghĩa. Thái Lan là nền dân chủ đa nguyên, đa đảng, còn Trung Quốc là nền dân chủ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo.
Với những khác biệt nhƣ vậy, sẽ không ngạc nhiên nếu quan hệ của hai nƣớc này có những bƣớc thăng trầm. Nhƣng ngƣợc lại, từ 1991 tới nay, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc đã phát triển suôn sẻ mà không hề trải qua bất kỳ một sự căng thẳng nào. Ngay từ năm 1999, hai nƣớc đã kí “Tuyên bố chung về chƣơng trình hợp tác trong thế kỉ XXI” nhằm đặt nền móng cho việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lƣợc vào năm 2007, một năm sau khi Thủ tƣớng Thaksin Shinawatra bị giới quân sự lật đổ (tháng 9/2006). Chỉ 5 năm sau, vào tháng 4/2012, mối quan hệ này đƣợc nữ Thủ tƣớng Yingluck Shinawatra (8/2011- 5/ 2014) nâng cấp lên tầm Quan hệ đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện. Trong lĩnh vực kinh tế, quan hệ Thái Lan - Trung Quốc cũng phát triển nhanh chóng. Thái Lan là nƣớc đầu tiên trong ASEAN thực hiện Chƣơng trình thu hoạch sớm (EHP) và cắt giảm thuế theo quy định trong EHP sớm hơn các nƣớc ASEAN khác bốn tháng. Hợp tác quân sự của Thái Lan với Trung Quốc cũng đạt nhiều thành tựu hơn các nƣớc ASEAN còn lại. Trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục, không nƣớc nào ở Đông Nam Á thiết lập nhiều Viện Khổng Tử nhƣ Thái Lan.
Đây là điểm khác biệt rất đáng chú ý khi so sánh quan hệ của Thái Lan bên cạnh quan hệ của các nƣớc Đông Nam Á khác với Trung Quốc. Quan hệ Singapore - Trung Quốc là một ví dụ. Cũng nhƣ Thái Lan, Singapore không có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với Trung Quốc ở biển Đông. Những khác biệt về chính trị, xã hội của họ cũng tƣơng tự nhƣ khác biệt
của Thái Lan trong quan hệ với Trung Quốc. Không những thế, Singapore lại có nhiều thuận lợi từ sự gần gũi về tộc ngƣời và văn hóa với Đại lục. Vậy mà quan hệ Singapore - Trung Quốc không phải lúc nào cũng êm ả nhƣ quan hệ Thái Lan - Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã hơn một lần chỉ trích và đe dọa trừng phạt Singapore vào năm 2005, khi Thủ tƣớng Lý Hiển Long đi thăm Đài Loan. Hiện nay, quan hệ giữa hai bên đang trải qua một giai đoạn căng thẳng mới, khi Thủ tƣớng Singapore lên tiếng ủng hộ phán quyết của Tòa án án thƣờng trực quốc tế về vụ kiện Trung Quốc của Philippines.
Trong khi Trung Quốc có thể không hài lòng với Singapore, bất kể quan hệ kinh tế của họ với nƣớc này phát triển hơn nhiều so với quan hệ kinh tế với Thái Lan và các nƣớc ASEAN khác, thì các nhà lãnh đạo Trung Quốc chƣa bao giờ lên tiếng phê phán Thái Lan, ngay cả khi những Thủ tƣớng đƣợc xem là thân Trung Quốc nhƣ Thaksin Shinawatra, Yingluck Shinawatra bị giới quân sự nƣớc này lật đổ thông qua cuộc đảo chính quân sự lần lƣợt vào các năm 2006, 2014. Dù mất những ngƣời bạn thân trong giới chính trị Thái Lan, Trung Quốc sẵn sàng bỏ mặc họ với lý do: Trung Quốc không can thiệp vào “công việc nội bộ của Thái Lan”. Đối với Trung Quốc, ai cầm quyền ở xứ sở Chùa Vàng không quan trọng. Điều quan trọng là ngƣời đó có cam kết tiếp tục phát triển quan hệ với Trung Quốc hay không. Cách hành xử đó của Trung Quốc vừa giúp họ bắt tay ngay đƣợc với các nhà lãnh đạo quân sự mới ở Thái Lan vừa có thêm bằng chứng để nói với các nƣớc ASEAN khác rằng Trung Quốc tuân thủ các nguyên tắc trong quan hệ liên nhà nƣớc đƣợc ghi trong Hiệp ƣớc Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) mà họ đã kí kết vào tháng 10/2003.
Nhƣng có lẽ quan trọng hơn, việc Trung Quốc không chỉ trích, sẵn sàng làm ngơ trƣớc những biến đổi chính trị có thể bất lợi đối với lợi ích của họ ở Thái Lan là vì họ rất cần tới sự hợp tác của nƣớc này trong quá trình theo đuổi các mục tiêu ở Đông Nam Á trong mỗi giai đoạn khác nhau. Mục tiêu mà Trung Quốc tìm kiếm ở Đông Nam Á từ khi bƣớc vào thế kỉ XXI tới nay là duy trì và gia tăng ảnh hƣởng của Trung Quốc ở Đông Nam Á trong bối cảnh Mỹ đã chú ý trở lại khu vực này và thực hiện dần các tham vọng của họ ở biển Đông. Nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 2, để kiềm chế ảnh hƣởng của Mỹ ở Đông Nam Á, Trung Quốc đã liên tục đƣa ra hàng loạt sáng kiến lớn nhƣ xây dựng CAFTA, hợp tác an ninh phi truyền thống với ASEAN, xây dựng Quan hệ đối tác chiến lƣợc vì hòa bình và thịnh vƣợng với ASEAN, kí TAC để có thể trở thành cƣờng quốc đầu tiên tham gia Hội nghị Thƣợng đỉnh Đông Á (EAS). Việc hiện thực thành công các sáng kiến trên khiến cho ASEAN có nguy cơ ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế và ràng buộc với Trung Quốc về chính trị
và an ninh. Quan hệ ASEAN - Trung Quốc có khả năng trở thành mối quan hệ phát triển nhất và sâu nhất mà ASEAN có với một cƣờng quốc bên ngoài. ASEAN và hầu hết các nƣớc thành viên đều hiểu rõ những ý đồ đằng sau các sáng kiến trên của Trung Quốc. Điều ASEAN và các nƣớc thành viên của nó mong muốn là xây dựng đƣợc sự cân bằng trong quan hệ của Hiệp hội với tất cả các nƣớc lớn, chứ không phải là một quan hệ nổi trội hơn của bất kỳ cƣờng quốc nào, kể cả Mỹ. Vì vậy, nhìn chung, họ không mấy nhiệt tình với sáng kiến trên, ngoại trừ hoan nghênh Trung Quốc kí kết Hiệp ƣớc thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (TAC). Trong bối cảnh nhƣ vậy, Trung Quốc rất cần có một nƣớc nào đó trong ASEAN ủng hộ mạnh mẽ các sáng kiến của Trung Quốc và đi đầu trong việc thực hiện các sáng kiến trên. Thái Lan không phải là nƣớc Trung Quốc chờ đợi trong việc hiện thực hóa CAFTA. Bởi vì, kinh tế Thái Lan và kinh tế Trung Quốc về cơ bản là hai nền kinh tế cạnh tranh nhau. Hiệu ứng tạo mậu dịch từ việc cắt giảm thuế theo Chƣơng trình thu hoạch sớm (EHP) không cao. Và nhƣ vậy, sức thuyết phục của ACFTA đối với các nƣớc ASEAN còn lại không lớn. Nhƣng vì không có nƣớc ASEAN nào khác sẵn sàng đi tiên phong trong ACFTA, Trung Quốc đành chấp nhận cùng Thái Lan thực hiện cắt giảm thuế nông sản xuất khẩu giữa hai bên trƣớc các nƣớc ASEAN khác. Đối với những sáng kiến khác của Trung Quốc, sự tham gia nhiệt tình của Thái Lan đƣợc Trung Quốc hoan nghênh. Bởi vì, Thái Lan là một nƣớc có uy tín cao trong ASEAN. Sự ủng hộ của Thái Lan sẽ có tác động lan tỏa tới các nƣớc ASEAN khác. Ít nhất, đó là điều Trung Quốc mong đợi từ Thái Lan.
Việc Trung Quốc không chỉ trích giới quân sự Thái Lan lật đổ những nhà lãnh đạo “thân Trung Quốc” ở nƣớc này cũng đƣa lại lợi ích chính trị cho giới quân sự Thái Lan. Khi một cƣờng quốc khu vực nhƣ Trung Quốc công nhận quyền lực của họ đã giúp giới quân sự Thái Lan khẳng định “tính chính danh” mà họ đang tìm kiếm cả ở trong và ngoài nƣớc, đồng thời giảm bớt tác động từ sức ép của Mỹ đối với những hành động vi hiến của họ. Đây là một trong những nguyên nhân giải thích vì sao những bất ổn chính trị kéo dài ở Thái Lan từ sau cuộc đảo chính quân sự tháng 9/2006 tới nay không hề tác động tới tới sự phát triển của quan hệ Thái Lan - Trung Quốc.
Nguyên nhân quan trọng thứ hai đằng sau sự phát triển liên tục và suôn sẻ của quan hệ Thái Lan - Trung Quốc là chính sách đối ngoại khôn ngoan và thực dụng của các Chính phủ cầm quyền ở Thái Lan, bất kể là dân sự hay quân sự. Trong lịch sử hơn hai ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc của mình, ngƣời Thái đã xây dựng đƣợc một triết lý ngoại giao nổi tiếng đƣợc gọi là “Ngoại giao cây tre”. Đứng trƣớc gió, cây tre luôn phải ngả theo chiều gió,
nhƣng quan trọng là nó không bị đổ, dù gió có thể lớn tới đâu. Triết lý đó hàm ý rằng điều quan trọng nhất đối với Thái Lan là duy trì và bảo vệ đƣợc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bảo vệ bằng cách “lựa theo chiều gió”. Thái Lan sẽ đứng về phía lực lƣợng nào đang chiếm ƣu thế trong khu vực, miễn là lực lƣợng đó có thể giúp Thái Lan bảo vệ và gia tăng lợi ích quốc gia của họ. Bƣớc vào thế kỉ XXI, Trung Quốc là lực lƣợng đang lên trong khu vực. Mỹ, đồng minh truyền thống của Thái Lan, tuy đã bắt đầu chú ý trở lại Đông Nam Á, nhƣng từ sau khi nguy cơ khủng bố đối với nƣớc Mỹ giảm xuống, Mỹ lại tiếp tục coi nhẹ Đông Nam Á. Trong bối cảnh nhƣ vậy, các nhà lãnh đạo Thái Lan chủ trƣơng can dự tích cực với Trung Quốc. Mục tiêu mà các nội các kế tiếp nhau ở Thái Lan hƣớng tới trong quan hệ với Trung Quốc là khai thác các cơ hội từ sự tăng trƣởng kinh tế của Trung Quốc để phục hồi nền kinh tế đang rệu rã của mình, đặc biệt là từ sau khủng hoảng tài chính tiền tệ.
Ngoài ra, thông qua sự can dự của mình với Trung Quốc, Thái Lan còn muốn góp phần thúc đẩy sự phát triển quan hệ ASEAN - Trung Quốc. Mối quan hệ này càng phát triển càng giúp Thái Lan biện minh cho sự gần gũi, nhiều khi thái quá với Trung Quốc, điều mà các nƣớc ASEAN khác không muốn nhìn thấy.
Sự can dự với Trung Quốc còn đƣợc nhằm vào một mục tiêu khác, không kém phần quan trọng. Đó là buộc Mỹ phải quan tâm nhiều hơn tới quan hệ liên minh an ninh Thái - Mỹ, vốn bị Mỹ xao nhãng từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt.
Một mục tiêu khác mà Thái Lan, cũng muốn theo đuổi là giành đƣợc sự ủng hộ của Trung Quốc đối với vai trò “cƣờng quốc khu vực” mà Thái Lan muốn hƣớng tới. Do những thành tựu phát triển kinh tế và uy tín quốc tế ngày càng cao, bƣớc vào thế kỉ XXI, các nhà lãnh đạo Thái Lan, điển hình là Thaksin Shinawatra, đã nuôi tham vọng biến Thái Lan thành một trong những cƣờng quốc ở Đông Nam Á, một trung tâm quyền lực ở bán đảo Đông Dƣơng. Với tham vọng nhƣ vậy, Thaksin Shinawatra đã đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác khu vực, trong đó có sáng kiến thiết lập Đối thoại hợp tác châu Á (Asia Cooperation Dialogue- ACD). Trong bối cảnh ở Đông Nam Á đã có quá nhiều diễn đàn, cơ chế hợp tác khu vực, sáng kiến Đối thoại hợp tác châu Á của Thaksin không gây đƣợc sự chú ý nhiều. Do vậy, Thaksin rất mong muốn sự ủng hộ của một cƣờng quốc châu Á nào đó cho sáng kiến của mình. Trung Quốc đã giúp Thaksin đạt đƣợc mong ƣớc trên. Sau khi Trung Quốc tham gia ACD, nhiều nƣớc châu Á khác đã làm theo vì những lý do khác nhau. Ngày 18/6/2002, Diễn đàn Đối thoại hợp tác châu Á chính thức ra đời tại hội nghị diễn ra ở Cha-am (Thái Lan) với 18 nƣớc thành viên. Diễn đàn Đối thoại Phát triển Châu Á có mục đích gắn kết các nƣớc
châu Á để nâng cao thế mạnh của châu Á trên nhiều lĩnh vực, cũng nhƣ bổ sung cho các cơ chế hợp tác sẵn có trong khu vực thông qua việc xây dựng các mắt xích còn thiếu trong hợp tác châu Á, xây dựng lục địa châu Á thành Cộng đồng châu Á hòa bình, phát triển và thịnh vƣợng.
Cho tới tháng 3/2016, ACD đã trở thành diễn đàn đối thoại liên Á duy nhất, thu hút sự tham gia của 34 quốc gia trên toàn châu Á. ACD đã tổ chức đƣợc 14 Hội nghị cấp Bộ trƣởng các nƣớc. Hội nghị cấp cao giữa các nƣớc thành viên ACD đƣợc tổ chức 3 năm một lần và mới tổ chức đƣợc hai lần vào tháng 10/2012 (tại Kuwait) và tháng 10/2016 (tại Thái Lan). Hội nghị cấp cao ACD lần thứ ba sẽ đƣợc tổ chức tại Iran năm 2018. Với vai trò là nƣớc khởi xƣớng hợp tác ACD, Thái Lan đã có nhiều nỗ lực “làm sống lại” hợp tác ACD và thúc đẩy cơ chế hợp tác này hoạt động ngày càng hiệu quả và chặt chẽ hơn. Sau khi Thaksin bị lật đổ, các nhà lãnh đạo mới ở Thái Lan vẫn tiếp tục thực hiện sáng kiến trên với sự ủng hộ của Trung Quốc. Thái Lan đã đề xuất nhiều nội dung cho ACD, thể hiện qua nội dung dự thảo khái niệm “Tầm nhìn ACD về hợp tác châu Á 2030” và “Lộ trình kết nối khu vực châu Á cũng nhƣ việc tổ chức Hội nghị bộ trƣởng ACD 14 (diễn ra vào tháng 3/2016 tại Bangkok). [Poowin&Phakin, 2016, pp.17,18,20].
Nhƣ vậy, sự phát triển suôn sẻ và ngày càng sâu rộng của Thái Lan với Trung Quốc là do cả hai bên đều tìm thấy lợi ích của mình trong quan hệ với bên kia. Cơ sở cho mối quan hệ hợp tác của Thái Lan và Trung Quốc chính là lợi ích cơ bản của hai quốc gia: lợi ích về