CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI
2.2. Các nhân tố tác động đến quan hệ Thái Lan-Trung Quốc
2.2.1.2. Những biến đổi trong khu vực đầu thế kỉ XXI
i) Khu vực châu Á-Thái Bình dƣơng
Châu Á-Thái Bình dƣơng trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI đã và đang nổi lên một số đặc điểm, xu hƣớng lớn tác động tới sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của các nƣớc trong đó có Thái Lan và Trung Quốc.
Do châu Á-Thái Bình dƣơng là khu vực có vị trí rất đặc biệt, đồng thời hàm chứa nhiều cái “nhất”: nền kinh tế phát triển sôi động nhất, tập trung nhiều nguồn tài nguyên và của cải nhất (dầu mỏ, khí đốt…), lực lƣợng quân sự cũng dày đặc nhất nên khu vực này tiếp tục là trung tâm và động lực chủ yếu cho sự phát triển kinh tế của thế giới. Trọng tâm của nền kinh tế thế giới bắt đầu chuyển dịch từ khu vực Đại Tây dƣơng sang châu Á-Thái Bình dƣơng. Cũng ở đây, mức độ liên kết kinh tế ngày càng chặt chẽ do các nƣớc đẩy mạnh quan hệ đầu tƣ, thƣơng mại và củng cố các thể chế hợp tác kinh tế khu vực xuyên Châu Á-Thái Bình dƣơng nhƣ APEC hay các hiệp định thƣơng mại tự do FTA đa phƣơng và song phƣơng. Điểm khác của khu vực châu Á-Thái Bình dƣơng là họ không ủng hộ mô hình siêu quốc gia nhƣ Liên minh châu Âu (EU), mỗi quốc gia tích cực tham gia hợp tác khu vực nhƣng vẫn duy trì chủ quyền và độc lập dân tộc.
Do sức hấp dẫn ngày càng gia tăng của châu Á-Thái Bình dƣơng về giá trị địa chiến lƣợc và kinh tế, khu vực này trở thành địa bàn trọng yếu của cạnh tranh chiến lƣợc giữa các nƣớc lớn có sức ảnh hƣởng và tăng trƣởng thực lực nhanh nhất thế giới. Bên cạnh Mỹ là cƣờng quốc số một thế giới, Trung Quốc và Nhật Bản đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới, Ấn Độ và Nga cũng đã gia nhập hàng ngũ mƣời nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mỹ-Nga-Trung là ba thành viên thƣờng trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc...nhƣng những ẩn số trong đối ngoại của các nƣớc lớn hiện diện ở khu vực này cũng chính là những thách thức của khu vực. Bên cạnh sự hợp tác vì lợi ích chung, các nƣớc lớn còn có sự cạnh tranh ảnh hƣởng và mức độ kiềm chế lẫn nhau ngày càng trở nên sâu sắc. Khu vực này vẫn tiềm ẩn không ít những điểm nóng về an ninh mà chƣa có phƣơng án giải quyết thỏa đáng. Bởi nguyên nhân lịch sử, một bộ phận khu vực Châu Á-Thái Bình dƣơng còn tồn tại di sản Chiến tranh Lạnh, một số nƣớc có tranh chấp chủ quyền mang tính nhạy cảm, các vấn đề còn tồn tại dai dẳng nhƣ vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản với Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc, vấn đề Đài Loan hay biển Đông, tranh chấp Ấn Độ và
Pakistan ở Kashmia...vẫn tiềm tàng nguy cơ có thể làm bùng nổ xung đột hơn bao giờ hết. Các cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á-Thái Bình dƣơng diễn ra khá sôi động với việc gia tăng ngân sách quốc phòng để tăng cƣờng sức mạnh quân sự. Không chỉ các cƣờng quốc mà các nƣớc vừa và nhỏ cũng mua sắm tàu ngầm và vũ khí hiện đại. Tình hình này báo hiệu nguy cơ các nƣớc sẽ bị lôi cuốn vào việc sử dụng sức mạnh quân sự để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ, thay vì dựa vào luật pháp quốc tế.
Nhƣ vậy có thể thấy, kể từ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, khu vực châu Á-Thái Bình dƣơng phát triển năng động, xu hƣớng liên kết kinh tế phát triển mạnh. Về tổng thể, an ninh khu vực đƣợc củng cố, xu thế hợp tác khu vực đang khiến những bất đồng giữa các nƣớc giảm đi, sự rủi ro tranh chấp an ninh cũng ít hơn. Tuy nhiên, sự tồn tại của các điểm nóng và các vấn đề an ninh truyền thống, phi truyền thống vẫn là thách thức của khu vực.
ii) Khu vực Đông Nam Á đầu thế kỉ XXI
Đông Nam Á là khu vực có vị trí chiến lƣợc quan trọng. Khu vực này là trung điểm của tuyến đƣờng vận tải chiến lƣợc giữa các châu lục, tiếp nối giữa Thái Bình dƣơng và Đại Tây dƣơng và giữa châu Á với châu Đại dƣơng, là khu vực có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, do đó Đông Nam Á đƣợc coi nhƣ là “ống thông gió” và “ngã ba đƣờng”. Bƣớc vào thế kỉ XXI, Đông Nam Á đứng trƣớc những cơ hội phát triển mới. Môi trƣờng hòa bình, an ninh vẫn đƣợc giữ vững. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á trở thành một khối chính trị-kinh tế lớn và có vị thế quốc tế cao. Các nền kinh tế ASEAN-6 đã ra khỏi khủng hoảng và lấy lại đà tăng trƣởng. Kinh tế của nhóm các nƣớc Campuchia-Lào-Việt Nam và Myanmar đã khởi sắc hơn, đặc biệt là nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, ASEAN không tránh khỏi việc đối diện với những thách thức lớn ở thế kỉ mới này.
Về phƣơng diện an ninh-chính trị trong bối cảnh nền an ninh toàn cầu chứa đựng nhiều yếu tố tiềm ẩn gây bất ổn định, khu vực Đông Nam Á đƣợc đánh giá là một trong năm khu vực có tần suất xảy ra xung đột vũ trang cao nhất thế giới kể từ sau Chiến tranh Lạnh (cùng với Nam Sahara, Nam Á, Trung Đông và Trung Á). Các hoạt động li khai, khủng bố bùng phát mạnh mẽ và hoạt động khủng bố gia tăng ở các nƣớc nhƣ Indonesia, Philippines và Thái Lan. Lực lƣợng khủng bố hoạt động ở đất liền và cả trên biển, đặc biệt là eo biển Malacca - con đƣờng giao thông huyết mạch nối liền Thái Bình dƣơng và Ấn Độ dƣơng.
Về phƣơng diện kinh tế, ASEAN cũng đối mặt với những khó khăn khi phải cạnh tranh cùng các nƣớc đang phát triển khác trên thị trƣờng Bắc Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu. Mặc
dù việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do AFTA hoàn thiện năm 2003 nhƣng tỉ lệ buôn bán nội khối trong tổng buôn bán quốc tế của khu vực chỉ đạt 25%.
Những thách thức mới về an ninh và những tiến bộ chậm chạp trong kinh tế khu vực đã làm nảy sinh nhu cầu cấp bách phải tăng cƣờng hơn nữa liên kết khu vực của ASEAN, nếu Hiệp hội này muốn duy trì sức hấp dẫn của nó đối với các nƣớc thành viên và giữ vai trò chèo lái trong các tiến trình hợp tác khu vực và liên khu vực do ASEAN đề xƣớng và thúc đẩy. Nhận thức đƣợc điều đó, tại Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ 9 ở Bali (tháng 11/2003), các nhà lãnh đạo đã quyết định đƣa hội nhập khu vực ở Đông Nam Á lên một cấp độ cao hơn với việc tuyên bố thành lập ra cộng đồng ASEAN (ASEAN Community-AC) vào năm 2020. Nhƣng do yêu cầu phát triển của ASEAN và những thay đổi nhanh chóng trong môi trƣờng an ninh, kinh tế khu vực, tại hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ 12 tổ chức ở Cebu, các nhà lãnh đạo ASEAN đã quyết định rút ngắn quá trình xây dựng AC để kết thúc vào năm 2015. Cộng đồng ASEAN đƣợc xây dựng dựa trên ba trụ cột chính: cộng đồng an ninh chính trị (the ASEAN Political-Security Community-APSC), cộng đồng kinh tế (the ASEAN Economic Community-AEC) và cộng đồng văn hóa-xã hội (the ASEAN Socio-Cultural Community-ASSC). Ba trụ cột này sẽ “đƣợc đan cài vào nhau một cách chặt chẽ, tăng cƣờng lẫn nhau trong nỗ lực nhằm đạt đƣợc hòa bình, ổn định và thịnh vƣợng”.
Để hiện thực hóa AC, tại hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN 10 họp tại Vientiane (Lào) tháng 11/2008, ASEAN đã đƣa ra ba kế hoạch hành động về APSC, AEC và ASSC. ASEAN quyết tâm “chuyển sự đa dạng về văn hóa và sự khác biệt của ASEAN thành sự thịnh vƣợng và cơ hội phát triển công bằng trong một môi trƣờng đoàn kết, tự cƣờng khu vực và hòa hợp”. Mục tiêu mà ASEAN đang hƣớng tới là một gia đình các dân tộc Đông Nam Á đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Ngày 22/11/2015, trong khuôn khổ Hội nghị thƣợng đỉnh ASEAN lần thứ 27 diễn ra tại Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, các nhà lãnh đạo ASEAN đã kí Tuyên bố Kuala Lumpur 2015 về thành lập Cộng đồng ASEAN và Tuyên bố Kuala Lumpur về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Nhƣ vậy Cộng đồng ASEAN chính thức ra đời vào ngày 31/12/2015 là sự kiện mang tính lịch sử, công bố chính thức với thế giới rằng cộng đồng ASEAN là một khu vực năng động với nhiều cơ hội và triển vọng phát triển to lớn. Quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN cũng tạo thêm xung lực mới cho những nỗ lực duy trì hòa bình, ổn định, tăng cƣờng liên kết kinh tế nội khối, khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng và không ngừng nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời
dân. Dựa trên vị thế mới của ASEAN, Thái Lan đã có điều kiện thuận lợi hơn để phát triển quan hệ với Trung Quốc cũng nhƣ với các cƣờng quốc bên ngoài khác.