Tình hình Thái Lan và nhu cầu hợp tác với Trung Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ thái lan trung quốc từ năm 2001 đến năm 2016 luận án TS kinh tế học 623101 (Trang 67 - 75)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỀ TÀI

2.2. Các nhân tố tác động đến quan hệ Thái Lan-Trung Quốc

2.2.2.1. Tình hình Thái Lan và nhu cầu hợp tác với Trung Quốc

Thái Lan là quốc gia có vị trí địa lí quan trọng ở khu vực Đông Nam Á. Trên bản đồ, hình ảnh Thái Lan giống nhƣ đầu một con voi, một phần hƣớng mình ra biển giữa một bên là Ấn Độ Dƣơng ở phía Tây và một bên là Thái Bình Dƣơng ở phía Đông. Vị trí địa lí khá thuận lợi đã giúp cho Thái Lan tiếp xúc với thế giới bên ngoài từ ngay khi nƣớc này mới hình thành. Không chỉ buôn bán với các nƣớc trong khu vực, Thái Lan còn trở thành địa chỉ dừng chân, trạm trung chuyển hàng hóa trên con đƣờng thƣơng mại Đông-Tây. Cựu Đại sứ Mỹ tại Thái Lan Edwwin F.Stanton đã nói rằng “nhờ vị trí địa lí và địa hình chiến lƣợc, Thái Lan là trái tim và thành trì của khu vực” [Edwin F.Stanton, 1954, tr.72]. Thái Lan là quốc gia Đông Nam Á duy nhất chƣa từng bị các đế quốc châu Âu biến thành thuộc địa. Thái Lan đƣợc biết đến là một nền kinh tế thuộc loại mạnh trong khu vực Đông Nam Á kể từ nửa sau của thế kỉ XX, nhƣng những chia rẽ sâu sắc trong chính trị, xã hội luôn là thách thức đối với sự ổn định và phát triển kinh tế nƣớc này.

Về tình hình chính trị, Thái Lan đã phải đối mặt với các cuộc đảo chính, và chính trị nội bộ của Thái Lan biến động khá nhiều. Trong suốt giai đoạn những năm 1980, dƣới sự lãnh đạo của tƣớng Prem Tinsulanonda, chính trị bất ổn và tình trạng bạo động diễn ra liên tiếp do tƣơng quan lực lƣợng, quan điểm giữa các đảng phái trƣớc cuộc bầu cử luôn đối lập với nhau. Trƣớc xu thế dân chủ hóa phát triển mạnh mẽ trên thế giới, ngƣời Thái cũng không muốn nhìn thấy đất nƣớc họ tiếp tục đƣợc cai trị bởi các tập đoàn quân phiệt. Để bày tỏ sự bất mãn của mình, các lực lƣợng dân chủ với giai cấp trung lƣu làm nòng cốt đã xuống đƣờng đấu tranh, và Thủ tƣớng Prem Tinsulanonda đã phải từ chức sau 8 năm cầm quyền (1980-1988). Tháng 8/1988, Thủ lĩnh Đảng dân tộc Thái Chatichai Choonhavan lên nắm quyền và tình hình chính trị có vẻ lắng dịu, yên ổn hơn. Nhƣng cũng chỉ bốn năm sau, ngày 23/2/1992, giới quân sự lại lật đổ chính quyền Chatichai và tƣớng Suchinda Kraprayoon lên làm Thủ tƣớng. Từ đó cho tới năm 2001, Thái Lan lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị triền miên, không Thủ tƣớng nào đƣợc giới quân sự đƣa lên tồn tại đƣợc lâu dài.

Năm 1998, Thaksin Shinawatra sáng lập Đảng Thai Rak Thai (Đảng ngƣời Thái yêu ngƣời Thái). Trên cơ sở bản hiến pháp thông qua năm 1997, tháng 1/2001, Thaksin đƣợc bầu làm Thủ tƣớng của Thái Lan với chiến thắng áp đảo nhờ thông điệp sẽ đại diện cho tiếng nói của cử tri ở vùng nông thôn, những ngƣời đã bị tƣớc quyền bầu cử hoặc những ngƣời nghèo. Ông là Thủ tƣớng đầu tiên kết thúc trọn vẹn bốn năm công tác trong nhiệm kì của

mình. Tháng 3/2005, Thaksin tiếp tục nhiệm kì hai sau chiến thắng trong cuộc bầu cử với đa số phiếu. Dù các chính sách cải cách sau đó của Thủ tƣớng Thaksin giúp Thái Lan phục hồi về kinh tế, y tế, giáo dục và năng lƣợng cũng nhƣ các mối quan hệ quốc tế, nhƣng ông cũng bị cho là ngƣời lạm dụng quyền lực khi đƣa hầu hết bạn bè thân hữu nắm giữ các chức vụ quan trọng.

Từ đầu nhiệm kì thứ hai của Thủ tƣớng Thaksin, những rạn nứt trên chính trƣờng Thái Lan đã xuất hiện với việc một số đồng minh quay lại phản đối ông và các quan chức Chính phủ. Ngoài những rạn nứt trong nội bộ đảng Ngƣời Thái yêu ngƣời Thái, Thủ tƣớng Thaksin luôn phải đối mặt với những lời chỉ trích của các đảng đối lập trong Hạ viện về việc không giải quyết dứt điểm tình trạng bạo lực, xung đột sắc tộc của ngƣời theo đạo Hồi ở miền Nam, đàn áp báo chí, kinh tế tăng trƣởng chậm...Thậm chí, phe đối lập chủ yếu đại diện cho tầng lớp thị dân trung lƣu đã cáo buộc Chính phủ tham nhũng, lạm dụng quyền lực, gia đình trị, kinh doanh bất hợp pháp. Tuy nhiên ông Thaksin đã không từ chức, tuyên bố giải tán Quốc hội và tiến hành bầu cử sớm. Có thể thấy rằng, sự phân chia sâu sắc trong nội bộ xã hội Thái Lan và các cuộc tranh giành quyền lực giữa “những ngƣời cũ” và phe cánh của Thaksin nổi lên và châm ngòi nổ cho cuộc đảo chính quân sự lật đổ Thaksin.

Ngày 19/9/2006, Tổng Tƣ lệnh Hoàng gia Thái Lan Sonthi Boonyaratglin đã lãnh đạo quân đội Hoàng gia Thái Lan tiến hành đảo chính, lật đổ chính quyền của Thủ tƣớng Thaksin Shinawatra, hủy bỏ hiến pháp và ban bố tình trạng khẩn cấp ở nƣớc này. Cuộc đảo chính này là lần thứ 18 kể từ khi thành lập nhà nƣớc quân chủ lập hiến vào năm 1932, nhƣng là cuộc đảo chính lần đầu tiên trong vòng 15 năm - thời kì mà Thái Lan đang có những chuyển biến mạnh kinh tế và chính trị. Quốc vƣơng Bhumibol đã tán thành việc tiếp quản sau khi cuộc đảo chính xảy ra. Dƣới quyền Thủ tƣớng lâm thời Surayud Chulanont, nguyên là một Tƣ lệnh quân đội, chính phủ quân sự cầm quyền đã cố gắng thiết lập sự tín nhiệm và tính hợp pháp của mình. Các đảng phái chính trị Thái Lan dƣờng nhƣ bị gạt ra bên lề và không đƣợc tổ chức quy củ. Tháng 5/2007, Đảng TRT bị Tòa án Hiến pháp Thái Lan ra lệnh giải tán vì đã vi phạm các luật bầu cử trong các cuộc thăm dò ý kiến vào tháng 4/2006 và phán quyết Thaksin cùng 110 uỷ viên của Đảng TRT bị cấm tham gia vào chính trƣờng trong vòng 5 năm.

Nhƣng đó chƣa phải là cuộc đảo chính cuối cùng mà Thái Lan phải trải qua. Vào tháng 5/2014, lực lƣợng quân đội lại tiến hành một cuộc đảo chính khác, lật đổ chính phủ do dân bầu của Yingluck Shinawatra (2011-2014). Giai đoạn 2006-2014, bốn chính phủ đƣợc

bầu ra rồi cũng bị thay thế, hai trong số đó thậm chí đã bị lật đổ bởi giới quân sự. Chính cuộc khủng hoảng chính trị ở Thái Lan đã đẩy đất nƣớc bƣớc vào giai đoạn hết sức khó khăn do sự thống nhất quốc gia bị chia rẽ, cuộc đấu tranh quyền lực liên tiếp diễn ra căng thẳng trong bế tắc.

Về kinh tế, Thái Lan vốn là một nƣớc có nền kinh tế nông nghiệp truyền thống. Thái Lan hiện là nƣớc đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu gạo, thứ hai về xuất khẩu đƣờng, thứ ba về xuất khẩu thủy, hải sản và hoa quả. Các sản phẩm nông sản chế biến xuất khẩu đang có xu hƣớng tăng lên nhanh chóng. Bên cạnh đó Thái Lan đƣợc xem là một nƣớc công nghiệp mới, có nền kinh tế đa dạng và tăng trƣởng mạnh. Ngoài những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thái Lan còn có các chính sách, biện pháp kinh tế xã hội nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng kinh tế và thu đƣợc nhiều kết quả. Thái Lan chú trọng đến đƣờng lối kinh tế hƣớng về xuất khẩu (các ngành kinh tế xuất khẩu liên kết chặt chẽ để thu nhiều ngoại tệ) và thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài bằng luật đầu tƣ hấp dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà tƣ bản nƣớc ngoài kinh doanh. Tuy nhiên, những bất ổn, căng thẳng về chính trị trong nƣớc khiến cho kinh tế Thái Lan gặp rất nhiều khó khăn. Tiến trình phục hồi kinh tế của Thái Lan chủ yếu phụ thuộc vào mức độ của các cuộc biểu tình chính trị.

Thái Lan bắt đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ nhất vào năm 1960 (hiện nay đang là kế hoạch 5 năm lần thứ 12). Từ năm 1985-1996, tốc độ phát triển kinh tế của Thái Lan nhanh nhất thế giới với tăng trƣởng GDP bình quân 9%/năm [Wills Shott, 2013], trong khi đó lạm phát dao động ở mức từ 3,4-5,7%. Những năm 1988- 1989, nhịp độ tăng trƣởng kinh tế thậm chí ở mức 13,2% và 12,1%, cao nhất thế giới, Thái Lan đƣợc coi là “con hổ” của châu Á. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 đã ảnh hƣởng tới Thái Lan. Kinh tế Thái Lan lâm vào tình trạng trì trệ. Nền kinh tế Thái Lan đã bị suy giảm nghiêm trọng: năm 1997 tăng trƣởng GDP là 0,4%, năm 1998 thậm chí tăng trƣởng ở mức dƣới 0, (-10,5%)...khiến cho Thủ tƣớng Chaovalit phải từ chức.

Năm 2001, Chính phủ mới của Thái Lan đƣợc thành lập với sự lãnh đạo của Thủ tƣớng Thaksin Shinawatra đã có những chính sách cải cách mới để làm thay đổi đất nƣớc. Chính phủ của Thaksin đã định hƣớng một “nền kinh tế đầy đủ” với 4 điểm chính: bảo vệ xã hội, tăng cƣờng cạnh tranh, nâng cao khả năng quản trị và bảo vệ môi trƣờng [Lê Thị Anh Đào, 2012, tr.39]. Đặc biệt nhấn mạnh đến xóa đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy nhu cầu trong nƣớc, đẩy mạnh nền kinh tế nội địa, chú trọng phát triển các ngành trọng tâm với mở cửa thị trƣờng, tăng cƣờng hội nhập vào nền kinh tế thế giới.

Chỉ sau ba năm cầm quyền (2001-2003), chính phủ của Thaksin đã giải quyết đƣợc cơ bản những khó khăn của đất nƣớc, nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng, đi vào ổn định và giữ mức tăng trƣởng khá. Từ 2002 - 2007, tăng trƣởng đạt trung bình từ 5-7% một năm. Do bất ổn chính trị trong nƣớc và ảnh hƣởng tiêu cực bởi khủng hoảng tài chính, tăng trƣởng kinh tế của Thái Lan năm 2008 chỉ đạt xấp xỉ 2,5%. Năm 2009, xuất khẩu giảm mạnh, thất nghiệp gia tăng, tăng trƣởng kinh tế Thái Lan thậm chí còn -2,3%. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế thế giới, tốc độ tăng trƣởng GDP của Thái Lan cũng đã giảm sút rõ rệt khi năm 2011 chỉ tăng 0,1%. Từ sau cuộc đảo chính năm 2014, trong ba năm 2014, 2015, 2016, nền kinh tế Thái Lan chỉ tăng lần lƣợt là 0,9%, 2,8%, 3,2%.

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của Thái Lan giai đoạn 2003-2016 (Đơn vị: %)

Nguồn: Ủy ban phát triển xã hội và kinh tế quốc gia Thái Lan [NESDB, 2017] Có thể nói, để thực hiện đƣợc mục tiêu thúc đẩy nền kinh tế, chính phủ Thái Lan đã thực hiện nhiều biện pháp trong đó chú trọng nâng cao chất lƣợng sản phẩm của các ngành kinh tế then chốt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại (thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, tạo thêm thị trƣờng xuất khẩu...). Chính phủ Thái Lan đã nỗ lực thực hiện các mô hình kinh tế với tên gọi “Thailand 1.0, 2.0, 3.0, 4.0” để đƣa nền kinh tế thoát trì trệ bƣớc vào giai đoạn phát triển mới. Mô hình “Thailand 1.0” tập trung phát triển nông nghiệp nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực quốc gia song không tạo đƣợc động lực phát triển cho kinh tế xã hội. Mô hình “Thailand 2.0” tập trung phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, lắp ráp và dịch vụ giúp Thái Lan phát triển từ nƣớc có mức thu nhập thấp trở thành nƣớc có thu nhập trung bình. Mô hình “Thailand 3.0” tập trung phát triển ngành công nghiệp nặng nhằm duy trì tốc độ tăng trƣởng

kinh tế và đƣa Thái Lan trở thành nƣớc có thu nhập trung bình cao. Tuy nhiên, các mô hình này không tạo đƣợc phát triển đột phá, thậm chí khiến cho nền kinh tế rơi vào trì trệ, thiếu bền vững và sau hơn một thập kỉ, Thái Lan vẫn luẩn quẩn trong “bẫy thu nhập trung bình”

[Nguyễn Thị Hồng, 2016].

Ngày 1/7/2016, Thủ tƣớng Prayuth đã đề cập tới mô hình “Thailand 4.0”- một mô hình phát triển kinh tế mới hoàn toàn khác so với ba mô hình trƣớc kia nhờ việc huy động sự tham gia của tất cả khu vực Nhà nƣớc, khu vực tƣ nhân và toàn thể ngƣời dân Thái Lan cộng với việc ứng dụng các tiến bộ của cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật và công nghệ trên thế giới để nâng cao năng suất, hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, qua đó mang lại sự phát triển ổn định, thịnh vƣợng và bền vững cho Thái Lan. Tuy nhiên hiệu quả và tính khả thi của mô hình này thì vẫn còn bị đặt nhiều câu hỏi hoài nghi vì có nhiều trở ngại, trong đó vấn đề xung đột lợi ích và sự yếu kém của nguồn nhân lực, cả về khả năng ứng dụng công nghệ, khoa học - kỹ thuật và trình độ ngoại ngữ, mà nguyên nhân chính là do hệ thống giáo dục không hiệu quả. Trở ngại lớn nhất là việc có tiếp tục theo đuổi mô hình kinh tế này hay không thì còn phụ thuộc vào quan điểm của Chính phủ mới sẽ đƣợc thành lập sau cuộc Tổng tuyển cử (dự kiến vào cuối năm 2017).

Bên cạnh việc đạt đƣợc những thành tựu về kinh tế, Thái Lan vẫn còn tồn tại những vấn đề xã hội khác, đặc biệt là việc phân hóa giàu nghèo và bất công xã hội. Vấn đề phân phối thu nhập hiện đang là một thách thức to lớn mà Chính phủ Thái Lan cần phải giải quyết, vì tình trạng bất bình đẳng về kinh tế- xã hội chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu chia rẽ xã hội Thái Lan. Thái Lan đƣợc đánh giá là nƣớc có hệ số giàu nghèo khá lớn với mức chênh lệch GDP theo đầu ngƣời ở Bangkok với các vùng Đông Bắc những năm 1960, 1970, 1980 lần lƣợt là 5,7,8 lần. Năm 2015, theo thống kê của Chính phủ Thái Lan thì phân phối thu nhập của 10% dân số giàu nhất và 10% dân số nghèo nhất chênh lệch nhau 228 lần. Trong quá trình vận động tranh cử, các đảng chính trị ở Thái Lan đều đƣa ra những khẩu hiệu hƣớng tới sự văn minh, phát triển xã hội dân chủ nhƣng thực tế khi giành đƣợc quyền lực, họ chỉ tập trung bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp tƣ sản, của lợi ích nhóm.

Tình hình an ninh tại miền Nam Thái Lan rất căng thẳng và phức tạp. Khu vực miền Nam Thái Lan thƣờng xảy ra tình trạng xung đột do một số nhóm ly khai hoạt động nhằm đòi thiết lập một nhà nƣớc Hồi giáo riêng. Các nhóm này tiến hành nhiều hoạt động chống quân đội chính phủ trong suốt 11 năm qua tại các tỉnh Yala, Pattanni, Naratkhivat và

Songkhla. Tình trạng bạo động ở đây đã gây ra tình trạng lo lắng, bất ổn trong đời sống tinh thần và vật chất của ngƣời dân khu vực này, làm tổn thƣơng tới hình ảnh đất nƣớc Thái Lan ôn hòa và mộ đạo. Kể từ khi biểu tình diễn ra liên tục với quy mô và mức độ gay gắt, hơn 6.500 ngƣời đã thiệt mạng, chủ yếu là dân thƣờng theo đạo Phật hoặc Hồi giáo[Thế giới và Việt Nam, 4/7/2016]. Từ năm 2013, chính quyền của cựu Thủ tƣớng Yingluck Shinawatra đã bắt đầu các cuộc hòa đàm với nhóm nổi dậy nhƣng tiến trình này nhanh chóng đổ vỡ do các cuộc biểu tình chống chính phủ. Tới giai đoạn của Thủ tƣớng Prayuth Chan-o-cha, ông từng tuyên bố đặt “ƣu tiên cấp thiết của quốc gia” lập lại hòa bình ở khu vực miền Nam thông qua các biện pháp chính trị. Từ đầu năm 2005, ở Thái Lan thƣờng xuyên diễn ra các vụ biểu tình gây mất ổn định xã hội do bất đồng về quan điểm chính trị. Vì vậy, có thể nhận thấy rằng vấn đề hòa hợp dân tộc và mất ổn định xã hội vẫn là bài toán khó giải quyết cho bất kì Chính phủ cầm quyền nào ở Thái Lan.

Chính sách đối ngoại của Thái Lan và nhu cầu gia tăng hợp tác với Trung Quốc. Thái Lan là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á chƣa từng bị đô hộ và họ theo đuổi chính sách đối ngoại đƣợc biết với tên gọi “không đứng về phía nào”, “ngoại giao cây tre”. Nhƣng có một đặc tính là Thái Lan chắc chắn sẽ thay đổi chính sách nếu có một bên giành chiến thắng. Chính sách ngoại giao này khá hữu dụng, giúp cho Thái Lan có thể ứng phó với những thách thức từ bên ngoài.

Hiện nay, Thái Lan không còn nắm vai trò then chốt trong khu vực vì sự bất ổn, phân hóa chính trị đã cản trở sự linh hoạt của chính sách ngoại giao Thái Lan. Thực tế, nhìn vào

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) quan hệ thái lan trung quốc từ năm 2001 đến năm 2016 luận án TS kinh tế học 623101 (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)