Con người dị biệt khát vọng hướng thiện và khát vọng được cứu rỗi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn các nhà văn nữ đương đại tư duy nghệ thuật và đặc trưng thể loại luận án TS ngôn ngữ và văn hoá việt nam 60 22 01 (Trang 88 - 91)

3.1 .Quan niệm sáng tác của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại

3.4. Thế giới biểu tượng trong truyện ngắn nữ Việt Nam đương đại

3.4.1. Con người dị biệt khát vọng hướng thiện và khát vọng được cứu rỗi

Con người dị biệt không phải là một kiểu loại nhân vật bây giờ mới xuất hiện. Đó là những người bị khiếm khuyết, không bình thường về ngoại hình hoặc nhân tính, mà ta đã từng bắt gặp không hiếm trong văn học giai đoạn 1930- 1945 (Chí Phèo, Thị Nở, Xuân Tóc Đỏ,…). Nhưng sau thời gian vắng bóng trong văn học giai đoạn 1945- 1975, đến thời kì Đổi mới, kiểu loại nhân vật này lại xuất hiện trở lại, với tần suất khá cao. Trong truyện ngắn nữ, nhân vật con người dị biệt ẩn chứa một ý nghĩa sâu xa về cuộc đời…

Bị dị tật về nhân hình: mù lòa (anh Mới trong Chuyện tình của người mù- Trần Thiên Hương, anh xẩm trong câu chuyện cùng tên của Nguyễn Thị Ấm), què quặt (con Lỡ trong Bà mụ của búp bê- Quế Hương, nhân vật Duy trong Cửa sổ không có chấn song- Niê Thanh Mai), khuôn mặt hoặc hình hài dị dạng (“tôi” trong

Như gốc gội xù xì- Hà Thị Cẩm Anh, nhân vật Dậu trong Búp bê gỗ- Vũ Thảo Ngọc); không bình thường trong tâm hồn, tính cách: vì bị vợ phản bội mà căm ghét tất cả đàn bà và trở nên lãnh cảm trước cuộc đời (nhân vật người cha trong Cánh đồng bất tận- Nguyễn Ngọc Tư), “ngây ngây dại dại” (nhân vật những người đàn bà trong Tê-rê-xa ngốc nghếch- Hoàng Phương Nhâm, Cõi mê- Nguyễn Thị Thu Huệ)… những con người dị biệt trở thành những cái bóng câm lặng, những hình khối lạc lõng giữa cuộc đời “nhốn nháo” này. “Trong ngôi nhà sạch bóng, tươm tất này, nó và ông thật lạc điệu- xấu xí, vô dụng- ông đọc điều đó trong những cái nhìn” (Bà mụ của búp bê). Bị mọi người xa lánh, bỏ rơi, họ thu mình trong ốc đảo của sự cô đơn, đầy mặc cảm: cô gái khuyết tật trong Như gốc gội xù xì vì muốn tránh ánh mắt hiếu kì, ghê sợ của mọi người xung quanh đã lánh vào rừng sâu, ngụ dưới gốc một cây gội già, chỉ ban đêm mới trở về nhà; cô bé Tâm dị hình trong Máu của lá thì trốn vào những câu chuyện tiểu thuyết, những giấc mơ ảo mộng; cậu bé Duy không chân thì luôn chôn mình trong căn phòng có ô Cửa sổ không có chấn song với một nỗi thèm khát “được nghe tiếng người”- “tiếng người có hơi ấm chứ không phải trên màn hình ti vi”,… Thế giới đơn độc, thiếu vắng tình người của những nhân vật dị biệt đã phản chiếu cái phần “người” còn khuyết của những thân thể lành lặn. Thiếu đi sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ với những số phận bất hạnh, thế giới của những con người hoàn thiện sẽ là một thế giới chưa hoàn thiện…

Lánh mình trong một thế giới riêng để tồn tại, để chống chọi lại sự nghiệt ngã của cuộc đời, nhưng những con người dị biệt vẫn luôn chất chứa khát vọng được hòa nhập với thế giới bình thường, luôn hướng tới cái thiện. Điều nghịch lí là chính sự dị tật lại khiến cho những nhân vật này “bảo lưu được tính thiện nguyên sơ” [69, tr.77]- dường như cuộc sống cô lập với thế giới nhốn nháo bên ngoài đã giữ lại vẻ trong trẻo, thánh thiện trong những tâm hồn đó. Cô gái khuyết tật trong Như gốc gội xù xì vì đã quá gắn bó với cuộc sống đơn độc nơi hoang dã nên cô coi thiên

nhiên nơi đây như bạn bè, chăm sóc, bảo vệ nó hết mình. Sự trở về với tự nhiên phải chăng chính là sự trở về với bản nguyên tính thiện của loài người? Trong mụ của búp bê, con bé Lỡ què quặt, ốm yếu bị bố mẹ, các chị ghẻ lạnh nhưng cô bé vẫn có một “thế giới cổ tích” của riêng mình: thế giới của những con búp bê với điều kì diệu là con búp bê trụi tóc, gãy tay đã đẻ ra được một con búp bê tóc vàng lành lặn đẹp như công chúa. “Con mày sẽ đẹp giùm mày”- cái ý nghĩ hồn nhiên của trẻ thơ ấy vô tình lại chạm đến những triết lí sâu xa: “Con người được cứu vãn nhờ sự tái sinh”. Sự ngây thơ của một đứa trẻ- dẫu là một đứa trẻ tàn tật đã mang lại một cái nhìn cuộc đời thật hồn hậu, bao dung.

Ở một thái cực khác, con người dị biệt nhiều khi vì lún sâu trong nỗi đau, sự hận thù mà tâm hồn bị chai lì đi trước những nỗi đau bất hạnh của thân phận con người. Sự vô cảm đã biến thành sự nhẫn tâm, độc ác chỉ trong gang tấc. Nhưng các nhà văn nữ không bao giờ thôi hi vọng vào bản tính thiện tự nhiên còn lưu lại trong mỗi con người. Vì thế trong truyện ngắn Cánh đồng bất tận, những rung động của phần “người” còn sót lại trong nhân vật người cha bị dị tật về tâm hồn đã trở lại vào đúng lúc đứa con gái lâm nạn: “(...) tôi buột miệng thất thanh: “Điền! Điền ơi!” (...). Tiếng gọi ấy làm cha đau đến sững sờ, ông rướn ngước mặt về phía tôi, miệng há hốc. (...) Mắt cha tôi ầng ậc nước (...)”. Đúng như nhà văn Võ Thị Xuân Hà nói (mà chúng tôi đã từng đề cập ở phần trên), dưới ngòi bút của các nhà văn nữ, nhân vật của họ dù có đê tiện đến đâu thì cuối cùng vẫn khiến độc giả tin rằng anh ta sẽ tìm đến cái thiện, vì vậy anh ta “trở nên đáng thương chứ không phải đáng trách”. Con người dị biệt, bên cạnh khát vọng hướng thiện còn phản ánh khát vọng được cứu rỗi- chính tình người của “thế giới lành lặn” sẽ đưa họ trở về cuộc sống bình thường, hòa nhập với những con người bình thường.

Cái nhìn đậm tính nhân văn của các nhà văn nữ về cuộc sống trong tính toàn vẹn của nó đã mở rộng những trang lòng để viết về một kiểu loại nhân vật đặc biệt- những con người dị biệt. Xuất hiện nhiều lần và có sức ám ảnh đặc biệt, mang những ẩn ý sâu xa về cuộc đời, nhân vật con người dị biệt đã trở thành biểu tượng độc đáo trong tư duy nghệ thuật của các cây bút truyện ngắn nữ. Trong Cõi mê,

điên. Người tỉnh thì ác. (…) Người điên thì vô tư và trong suốt (…). Tôi và mẹ thích ở bên người điên hơn, vì thấy mình được là mình và có nhu cầu che chở cho họ”. Mặc dù đó chỉ là cảm nhận của một nhân vật trong câu chuyện ở một hoàn cảnh cụ thể, nhưng cái tinh thần của nó thì dường như đã nói thay cho những ẩn ý của các nhà văn nữ khi họ xây dựng những nhân vật- biểu tượng con người dị biệt.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) truyện ngắn các nhà văn nữ đương đại tư duy nghệ thuật và đặc trưng thể loại luận án TS ngôn ngữ và văn hoá việt nam 60 22 01 (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)