Nhóm giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 95 - 98)

3.2.3.1. Tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Hoạt động cho vay là một hoạt động khá phức tạp đòi hỏi về trình độ cán bộ tín dụng cao hơn so với mặt bằng chung. Để mở rộng hoạt động cấp tín dụng, cán bộ tín dụng không chỉ có khả năng, kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng mà còn phải có khả năng thẩm định, khả năng bán hàng, marketing hiệu quả. Do đó, việc tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng là đòi hỏi cấp thiết. Cụ thể Agribank Bình Phước có thể thực hiện các giải pháp như sau:

- Trước hết cần xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng theo các tiêu thức sau: có phẩm chất đạo đức và tư cách tốt, có ý thức trách nhiệm, có bản lĩnh vững vàng, trung thực, có trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu biết xã hội, am hiểu thị trường và pháp luật, có thể lực và khả năng giao tiếp tốt.

- Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là những kiến thức về luật, phân tích tài chính, phòng ngừa rủi ro, đánh giá các biến động của nền kinh tế, các chính sách nhà nước mới ban hành.

- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức để cán bộ tín dụng nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình.

- Có các chế độ khen thưởng, đề bạt cán bộ tín dụng, sự quan tâm động viên của lãnh đạo đơn vị đối với cán bộ tín dụng để họ có thể tận tâm với công việc.

- Cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên có vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng, tiếp thị, thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Vì vậy, ngoài việc trang bị những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cũng cần có kiến thức nhất định về kỹ năng giao tiếp cũng như marketing ngân hàng, đổi mới cách thức phục vụ, tận tình, chu đáo, cởi mở, xử lý công việc nhanh chóng, tạo thiện cảm đối với khách hàng trong đầu tư tín dụng.

Hiện nay tại Agribank Bình Phước nhìn chung số lượng cán bộ tín dụng còn thiếu, chỉ chiếm khoảng 36% trong tổng số cán bộ nhân viên, trình độ chuyên môn còn bất cập và chưa đồng điều, nghiệp vụ thẩm định còn yếu, đối với thẩm định cho vay doanh nghiệp chưa đáp ứng được tình hình thực tế. Cho nên giải pháp tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng là rất cần thiết.

3.2.3.1. Hoàn thiện và đổi mới trang thiết bị, công nghệ ngân hàng

Để giảm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng, ngân hàng cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới trang thiết bị trong tổ chức quản lý, khai thác các dữ liệu phục vụ cho công tác tín dụng, thẩm định và phê duyệt tín dụng. Agribank cần phải hiện đại hóa cơ sở vật chất, triển khai công nghệ để đưa vào ứng dụng nhiều sản phẩm mới, phát triển các giao dịch tự động, góp phần tích cực cải thiện văn minh tín dụng và lôi kéo thêm khách hàng.

Tiếp tục chuẩn hóa thông tin của khách hàng, đảm bảo thông tin khách hàng luôn được cập nhật chính xác trong toàn hệ thống, thông tin TSĐB, các thông tin liên quan trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đảm bảo chất lượng thông tin tốt

phục vụ cho việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và phòng ngừa rủi ro đúng quy định.

3.2.3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát cho vay

Chi nhánh luôn xác định tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn và nợ xấu. Để đạt được sự phát triển bền vững đó, công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng luôn là biện pháp hàng đầu cần được thực hiện thường xuyên.

Cán bộ kiểm tra nội bộ phải hoạt động độc lập, trên cơ sở đó có những kiến nghị đánh giá, độc lập trong hoạt động kiểm tra. Không bị phụ thuộc hay chi phối bởi giám đốc chi nhánh. Cán bộ kiểm tra phải là những cán bộ giỏi nghiệp vụ tín dụng, có kinh nghiệm, trình độ và năng lực, đạo đức tốt thì mới đánh giá hết được nội dung kiểm như: công tác tuân thủ, chấp hành các quy trình, chính sách tín dụng; kiểm tra vốn vay ngân hàng có được sử dụng đúng mục đích không, tài sản thế chấp có được khách hàng bảo quản và sử dụng theo đúng như cam kết tại hợp đồng cầm cố thế chấp không, tránh trường hợp khách hàng mang tài sản thế chấp đi bán mà ngân hàng không hay biết hoặc khách hàng sử dụng, bảo quản tài sản không đúng qui cách, để hư hỏng gây thiệt hại cho ngân hàng khi phải phát mại tài sản; Tổng rà soát lại dư nợ tín dụng theo từng nhóm khách hàng, từng ngành nghề hoạt động của khách hàng để xác định đúng chất lượng tín dụng, nợ có vấn đề, nợ xấu, độ rủi ro của từng nhóm khách hàng, nhóm ngành. Để xác định rõ nguyên nhân và có kế hoạch đa dạng hóa sản phẩm tín dụng.

Việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên sẽ giúp cán bộ ngân hàng nắm bắt được những biến động bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro mất vốn cho ngân hàng.

Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hỗ trợ chi nhánh trực thuộc trong quá trình xử lý nợ nhất là chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao, các khách hàng vay liên chi nhánh. Duy trì và nâng cao chất lượng của công tác cảnh báo nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro để có biện pháp xử lý phù hợp, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh.

3.2.3.4. Tăng cường các mối quan hệ giữa Ngân hàng với các cơ quan ban ngành có liên quan ngành có liên quan

Xây dựng mối quan hệ với các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội nghề, nông dân, các đoàn thể, phụ nữ… để nắm bắt được thông tin về doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân, đồng thời chuyển tải thông tin về hoạt động của Agribank tới khách hàng, tạo mối liên hệ qua lại thường xuyên, xâm nhập lẫn nhau giữa Agribank và khách hàng.

Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế để tranh thủ khai thác và tìm kiếm nguồn vốn có chi phí rẻ, tạo ra sự đa dạng các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn phục vụ nhu cầu mở rộng tín dụng trung, dài hạn, đầu tư dự án, đồng thời có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.

Có mối quan hệ tốt với cơ quan chính quyền tại địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, cơ quan thi hành án… để hỗ trợ cho các hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt là công tác thu hồi nợ, công tác xử lý tài sản bảo đảm, bán tài sản bảo đảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)