1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng của ngân hàng thương mại
1.2.3.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng
- ề
Nhu cầu vay vốn có thể cho đầu tư, sản xuất kinh doanh, có thể cho tiêu dùng. Tùy vào đặc điểm của từng địa phương mà có tập quán vay vốn và kinh doanh khác nhau, có nơi mọi nhà, mọi người đều có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất. Thực tiễn cho thấy, ở các thành phố lớn, điểm giao thông thuận lợi … ở đó, có nhu cầu kinh doanh rất lớn thuận lợi cho các ngân hàng có điều kiện mở rộng
trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, dịch vụ. Ở những vùng nông thôn, nhu cầu đầu tư cho nông nghiệp nông thôn cũng đang cần thiết và là một trong những đường lối, chính sách quan trọng của Nhà nước góp phần xây dựng nông thôn mới, tín dụng tam nông là một điểm sáng trong tăng trưởng tín dụng ở khu vực này.
Nếu như nhu cầu vốn cho sản xuất có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế thì nhu cầu vốn cho tiêu dùng không chỉ có liên quan đến sản xuất mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như niềm tin của người dân vào triển vọng nền kinh tế, tập quán tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng. Khi nền kinh tế phát triển, khi nhu cầu tiêu dùng của người dân gia tăng giúp cho các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay tiêu dùng.
-
Quan hệ tín dụng là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: nhu cầu của khách hàng, khả năng của ngân hàng và sự tin tưởng lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, việc mở rộng tín dụng phụ thuộc vào cả 3 yếu tố: khách hàng, ngân hàng và sự tín nhiệm, trong đó sự tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng: sự tín nhiệm của ngân hàng càng cao, thu hút khách hàng càng lớn; khách hàng có tín nhiệm đối với ngân hàng thường được tiếp cận vốn dễ dàng và có thể được vay
với lãi suất thấp hơn so với các đối tượng khác.
Bên cạnh đó, cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng của ngân hàng, chẳng hạn như ở thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ dân trí cao thì nhu cầu vay của khách hàng sẽ tăng cao hơn so với các vùng nông thôn, hẻo lánh. Mặt khác, khi người dân có trình độ dân trí cao họ sẽ hiểu biết về các quy định của ngân hàng, thủ tục vay vốn… họ tiếp cận với ngân hàng dễ dàng hơn, không còn tâm lý e dè, ngại tiếp xúc. Ngoài ra, tư cách đạo đức của người vay cũng là yếu tố ngân hàng quan tâm trước khi quyết định cấp tín dụng.
- ản đảm bảo của khách hàng
+ Với ngân hàng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định của khách hàng để quyết định cấp tín dụng.
+ Tính khả thi củ
Để nguồn vốn tín dụng đến được với khách hàng, ngân hàng luôn thẩm định tính khả thi phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, minh chứng cho khả năng thu hồi được vốn đầu tư và điều này ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định cho vay cũng như chất lượng khoản vay.
Hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù, trước khi quyết định cho vay, ngân hàng đã trải qua các khâu thu thập, xử lý, phân tích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhưng vẫn chưa thể loại bỏ được rủi ro tín dụng. Do vậy, sử dụng tài sản bảo đảm như một trong các cơ sở quan trọng trong việc cấp tín dụng là một cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro của ngân hàng.