Đvt: điểm giao dịch Nội dung Mạng lƣới Agribank qua các năm Các NHTM khác qua
các năm điểm giao Tỷ trọng
dịch Agribank năm 2014 2012 2013 2014 2012 2013 2014 1.CN cấp 1 và tương đương 1 1 1 10 12 13 2.CN cấp 3 và Phòng giao dịch 27 29 29 16 16 16 3.Tổng cộng 28 30 30 26 28 29 51%
(Nguồn: NHNN tỉnh Bình Phước và tham khảo của tác giả)
Năm 2013-2014, với sự xuất hiện mới của các ngân TMCP tham gia vào thị trường Bình Phước như: ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank), ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Cho đến thời điểm
hiện tại, Agribank vẫn là NHTM có mạng lưới hoạt động rộng nhất tỉnh, với 30 điểm giao dịch, chiếm 51% trên tổng số điểm giao dịch và trãi dài khắp trên các vùng tỉnh Bình Phước.
2.2.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực
Với mạng lưới hoạt động rộng, Agribank Bình Phước có đội ngũ cán bộ nhân viên dẫn đầu trên địa bàn, tại thời điểm 31/12/2014 Agribank Bình Phước có 381 cán bộ trong định biên. Trong đó, có 01 quản lý trình độ tiến sỹ, thạc sỹ: 34 người, đại học 293 người và cao đẳng 53 người. Công tác đào tạo được chú trọng, hàng năm chi nhánh đều cử CBNV theo học các lớp đào tạo ngắn ngày bổ sung nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng với nhu cầu công tác.
2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh
Trong những năm qua đứng trước bối cảnh nền kinh tế trong nước và toàn cầu gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp, ngân hàng phải sát nhập, phá sản, Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ quyết liệt, hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhánh tỉnh Bình Phước vẫn luôn được khẳng định, với hơn 68.000 khách hàng truyền thống là hộ kinh doanh, hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và 256 doanh nghiệp lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh. Là ngân hàng đóng vai trò chủ đạo đầu tư vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
Nguồn vốn huy động tại chổ giúp Agribank Bình Phước sử dụng cấp tín dụng cho nền kinh tế và là một nhân tố góp phần quyết định đến hoạch định mở rộng tín dụng. Do đó, Agribank tỉnh Bình Phước luôn chú trọng công tác huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư cũng như các tổ chức kinh tế địa phương. Tuy nhiên, thực trạng huy động vốn thời gian gần đây khá khó khăn do sự xuất hiện mới của các ngân hàng TMCP đã mở rộng mạng lưới và cạnh tranh gay gắt, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh, làm cho tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại chổ đạt thấp. Thêm nữa là những năm qua nhu cầu vốn cho nền kinh tế của tỉnh Bình Phước rất lớn, trong khi nguồn vốn huy động tại địa phương còn nhiều hạn chế nên NHNo & PTNT tỉnh Bình Phước phải thường xuyên sử dụng vốn vay từ NHNo & PTNT
Việt Nam. Định kỳ hàng năm chi nhánh xây dựng kế hoạch sử dụng vốn từ NHNo &PTNT Việt Nam, có điều chỉnh kế hoạch hàng quí phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động của chi nhánh.