Đvt: Tỷ đồng, %
Doanh số cho vay
Năm 2012 Giá trị
Năm 2013 Năm 2014
Giá trị So với 2012 Giá trị So với 2013 +/- % +/- % Cá nhân, hộ gia đình 7,522 9,333 1,811 24.08 10,686 1,353 14.5 Doanh nghiệp 1,023 782 -241 -23.56 792 10 1.3
Tổng 8,545 10,115 1,570 18.4 11,478 1,363 13.5
Bảng 2.4 cho thấy rằng về doanh số cho vay Agribank Bình Phước đều tăng qua các năm 2013 và 2014, tập trung chủ yếu ở nhóm đối tượng khách hàng là cá nhân và hộ gia đình, nhóm khách hàng doanh nghiệp giảm mạnh vào năm 2013 và năm 2014 tăng không đáng kể ụng với đối tượng khách hàng cá nhân có sự tăng trưởng cao cả về số lượng khách hàng và doanh số cho vay, trong khi đó đối với khách hàng doanh nghiệp thì ngược lại có xu hướng thu hẹp. Có thể thấy bên cạnh tình hình kinh tế ảnh hưởng đến suy thoái thì định hướng của Agribank Bình Phước là tập trung vào thị trường nông nghiệp nông thôn, khách hàng chủ yếu là cá nhân và hộ gia đình, chi nhánh chưa quan tâm và tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp đặc biệt là DNV&N.
2.3.1.3. Mức tăng trưởng dư nợ cấp tín dụng
Đặc thù tỉnh Bình Phước, hoạt động cấp tín dụng chủ yếu bằng hình thức cho vay, các hoạt động khác như chiết khấu, bao thanh toán không phát sinh, kết quả hoạt động bảo lãnh ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp (chỉ chiếm khoảng 0.1%/tổng số dư cấp tín dụng). Chính vì lý do đó, tác giả xem xét hoạt động cấp tín dụng tại Agribank Bình Phước chủ yếu bằng hình thức cho vay.
Bảng 2.2 cho thấy từ năm 2012-2014 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của chi nhánh khá cao, nhất là năm 2012 tốc độ tăng trưởng 31.17%, năm 2013 tốc độ tăng trưởng là 24.87%. Trong điều kiện kinh tế suy giảm, nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh phải ngừng hoạt động, giải thể hoặc tuyên bố phá sản; tín dụng toàn ngành và hệ thống Agribank khó tăng trưởng nhưng chi nhánh đã tranh thủ tận dụng và khai thác lợi thế của địa phương để đẩy mạnh tín dụng, góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế trên địa bàn. Năm 2012 là năm đánh dấu chi nhánh bắt đầu đầu tư mở rộng tín dụng cho các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp tập trung, hiện đại. Để đánh giá cụ thể thực trạng mở rộng tín dụng, luận văn rõ hơn ở trong cơ cấu dư nợ của chi nhánh.
(i) Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng
Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh
ngày càng tăng, kinh tế cá thể ngày càng được khuyến khích phát triển. Với vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên thích hợp để trồng cây công nghiệp giá trị cao. Bảng 2.5. cho thấy Agribank Bình Phước có dư nợ cá nhân và hộ gia liên tục tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng đa số (chiếm 83.92% năm 2014). Tuy nhiên, mức dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ. Năm 2012, dư nợ cho vay doanh nghiệp của Chi nhánh là 1,428 tỷ, chiếm tỷ trọng 18.3% tổng dư nợ, sang năm 2013 mức dư nợ là 1,593 tỷ, tăng 165 tỷ, tương đương 11.5%, tuy nhiên do tổng dư nợ của hộ sản xuất tăng nhanh hơn nên dư nợ của doanh nghiệp năm 2013 chiếm 16.35% tổng dư nợ của toàn Chi nhánh. Cuối năm 2014, dư nợ của doanh nghiệp là 1,741 tỷ đồng, tăng 148 tỷ so với 2013, tương đương 9.2%, tỷ trọng giảm xuống còn 15.94%. Về đối tượng Hợp tác xã chiếm tỷ trọng không đáng kể, quy mô cho vay khá nhỏ, với 01 HTX mức dư nợ là 15 tỷ đồng và không tăng qua các năm.
Bảng 2.5: Cơ cấ ối tượng khách hàng
Đơn vị: tỷ đồng, % Ðối tƣợng KH Nãm 2012 Nãm 2013 Nãm 2014 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng - Hộ gia đình&CN 6,359 81.50 8,134 83.49 9,163 83.92 - Doanh nghiệp 1,428 18.30 1,593 16.35 1,741 15.94 - Hợp tác xã 15 0.19 15 0.15 15 0.14 Tổng 7,802 100 9,742 100 10,919 100
(Nguồn Phòng KHTH NHNo &PTNT tỉnh Bình Phước năm 2012,2013,2014)
(ii) Cơ cấu dƣ nợ theo ngành kinh tế:
Bình phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong khu vực kinh tế có nhiều tiềm năng, có tốc độ phát triển kinh tế cao như Bình Dương, Đồng Nai, TP. HCM... Với vị trí thuận lợi trong giao thông đường bộ, điều kiện tự nhiên tương đối ưu đãi, Đảng bộ tỉnh đã đề ra mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh theo hướng nông lâm nghiệp – thương mại dịch vụ - công nghiệp – xây dựng và chuyển dịch cơ cấu
theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Do đó, xu hướng cấp tín dụng của Ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng này.
Ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp: Đây là ngành nghề truyền thống và có thế mạnh của vùng vì đất, nước, khí hậu và điều kiện tự nhiên của Binh Phước rất thích hợp với các loại cây công nhiệp có giá trị cao như cao su, điều, cà phê… Dư nợ cho vay đối với ngành này tại Chi nhánh cũng rất cao, thường xuyên chiếm tỷ trọng trên 93% tổng dư nợ. Ngành xây dựng, chế biến, bán buôn dư nợ rất thấp trong tổng dư nợ của chi nhánh (chỉ khoảng trên dưới 4% tổng dư nợ). Về hoạt động cấp tín dụng phục vụ mục đích tiêu dùng cũng chưa phát triển, dư nợ còn thấp, tỷ trọng dưới 3%. Cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản và một số ngành như: khai khoáng, xuất nhập khẩu… không
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề
Đvt: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 1.Nông nghiệp, lâm
nghiệp 7,267 93.14 9,041 92.86 10,231 93.70 2. Xây dựng, chế biến,
bán buôn 384 4.92 380 3.90 387 3.54 3. Bất động sản 9 0.12 7 0.07 1 0.01 4. Cho vay tiêu dùng, thẻ 142 1.82 308 3.16 300 2.75
Tổng dƣ nợ 7,802 100 9,736 100 10,919 100
(Nguồn Phòng KHTH NHNo &PTNT tỉnh Bình Phước năm 2012,2013,2014)
(iii) Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn và loại tiền vay của Agribank Bình Phƣớc
Agribank Bình Phước chủ yếu cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng trên 80%, nhu cầu thị trường, đặc điểm tín dụng cho vay hộ gia đình cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ lệ đa số, nhu cầu đầu tư chủ yếu cho ngắn hạn. Có thể nói rằng cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của chi nhánh mất cân đối khi mà chi nhánh chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, trong khi dư nợ cho vay trung dài hạn chưa đến 20%. Điều này được giải thích do đặc điểm nhu cầu thị trường của địa phương và một phần cũng có nguyên nhân xuất phát từ ý chí chủ quan của cán bộ tín dụng ngại cho vay trung dài hạn vì khó quản lý vốn và rũi ro cao hơn cho vay ngắn hạn.
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn và loại tiền vay
Đvt: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số dư Tỷ
trọng Số dư Tỷ trọng Số dư
Tỷ trọng 1. Theo loại tiền tệ 7,802 9,742 10,919
- Cho vay VND 7,642 97.95 9,574 98.28 10,749 98.44 - Cho vay USD (quy đổi
VND) 160 2.05 168 1.72 170 1.56
2. Phân theo thời hạn 7,802 9,742 10,919
- Ngắn hạn 6,221 79.74 7,893 81.02 8,917 81.66 - Trung, dài hạn 1,581 20.26 1,849 18.98 2,002 18.34
(Nguồn Báo cáo HĐKD NHNo &PTNT tỉnh Bình Phước năm 2012,2013,2014)
Mặt khác, cơ cấu cho vay theo loại tiền VND chiếm 98%, cho vay ngoại tệ USD rất ít, hầu như các doanh nghiệp kinh doanh chế biến, xuất khẩu hàng nông sản trên địa bàn đều có mối quan hệ với các ngân hàng khác có thế mạnh về lĩnh vực xuất nhập khẩu như Eximbank, Vietcombank và các chi nhánh Agribank trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
2.3.1.4. Mức tăng trưởng dư nợ bình quân một khách hàng
Bảng 2.8: Dư nợ bình quân một khách hàng của Agribank
ĐVT: khách hàng, tỷ đồng Ch tiêu Khách hàng doanh nghiệp Khách hàng cá nhân, hộ gia đình Tổng Năm 2012 Số lượng 276 59,267 59,543 Dư nợ 1,428 6,374 7,802 Dư nợ bình quân 5.17 0.11 0.13 1.40 0.02 0.02 Năm 2013 Số lượng 277 66,133 66,410 Dư nợ 1,593 8,143 9,736 Dư nợ bình quân 5.75 0.12 0.15 0.58 0.02 0.02 Năm 2014 Số lượng 256 68,138 68,394 Dư nợ 1,741 9,178 10,919 Dư nợ bình quân 6.80 0.13 0.16 1.05 0.01 0.01
Bảng 2.8 cho thấy dư nợ bình quân đối với một khách hàng liên tục tăng qua các năm, đối với cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Năm 2012, mức dư nợ bình quân của 1 khách hàng doanh nghiệp là 5.17 tỷ đồng/01 khách hàng. Năm 2013, mức dư nợ bình quân tăng lên 5.75 tỷ đồng/01 khách hàng (tăng 0.58 tỷ đồng/khách hàng, tương đương 11.2%); năm 2014 là năm có mức dư nợ bình quân khách hàng doanh nghiệp cao nhất, đạt 6.8 tỷ đồng/khách hàng, tăng 1.05 tỷ đồng, tương đương 18.3%, do số lượng khách hàng doanh nghiệp giảm cho nên mức dư nợ bình quân trên một khách hàng doanh nghiệp tăng cao.
Đối với khách hàng là cá nhân, hộ gia đình, do đặc điểm của đối tượng khách hàng này là nhu cầu tín dụng ở mức thấp, không có sự tăng trưởng nhiều qua các năm nên dư nợ bình quân 1 khách hàng có tăng nhưng không đáng kể. Năm 2012, dư nợ bình quân của một khách hàng cá nhân là 0.11 tỷ đồng, đến năm 2013 đạt 0.12 tỷ đồng/khách hàng cá nhân, tăng 0.01 tỷ đồng/khách hàng tương đương 9%. Sang năm 2014, mức dư nợ trung bình đối với khách hàng cá nhân tiếp tục tăng, đạt 0.13 tỷ đồng/khách hàng, nhưng mức tăng đã chậm lại tương đương 8%.
Nhìn chung, quy mô tín dụng chi nhánh tăng trưởng qua các năm 2012- 2014, xem xét cơ cấu cấp tín dụng theo đối tượng khách hàng có thể thấy quy mô cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân của chi nhánh không ngừng tăng trưởng về dư nợ, doanh số cho vay, số lượng khách hàng, kể cả dư nợ bình quân. Tuy nhiên, quy mô cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp có xu hướng dè dặt và giảm, chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, vị thế trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Theo Cục Thống kê tỉnh Bình Phước, tính đến năm 2014 số lượng doanh nghiệp trên địa bàn là 3,564 doanh nghiệp, do đó nếu so sánh với quy mô tín dụng về mặt số lượng doanh nghiệp cho thấy số lượng doanh nghiệp có quan hệ vay vốn tại Agribank trên địa bàn còn quá ít.
2.3.2. So sánh mức độ mở rộng tín dụng trong tƣơng quan với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn
Dư nợ cho vay của Agribank chiếm tỷ lệ áp đảo trong tổng dư nợ cho vay các TCTD trên địa bàn. Tuy nhiên thời gian gần đây, thị phần tín dụng của Agribank Bình Phước và NHTM quốc doanh trên địa bàn đang giảm dần. Nguyên nhân do sự xuất hiện hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần, cộng thêm yếu tố khách quan là sự gia tăng mạnh về số lượng doanh nghiệp, cho nên nhu cầu về tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác tăng nhanh, trong khi các ngân hàng TMCP này có thế mạnh về cho vay doanh nghiệp, tài trợ dự án và có ưu thế về phong cách phục vụ, công nghệ. Do đó, thị phần được chia sẽ dần từ các NHTM nhà nước sang các ngân hàng TMCP là tất yếu khách quan và xu thế này sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
Bảng 2.9: Thị phần và mức tăng trưởng thị phần của Agribank Bình Phước so với các TCTD khác
Đvt: tỷ đồng,%
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị Thị phần Mức tăng trưởng Giá trị Thị phần Mức tăng trưởng Giá trị Thị phần Mức tăng trưởng 1.Khối quốc doanh 11,637 73 3 14,327 72 -1 16,316 65 -7 -Agribank 7,802 48.93 3 9,742 48.96 0 10,919 43.19 -6 -NH TMNN khác 3,835 24 -1 4,585 23 -1 5,397 21 -2 2. Khối ngoài quốc doanh 4,309 27 -3 5,571 28 1 8,966 35 7 Tổng 15,946 100 19,898 100 25,282 100
(Nguồn Phòng KHTH NHNN Bình Phước năm 2012 đến 2014)
Biểu đồ 2.1 dưới đây cho thấy Agribank Bình Phước luôn là ngân hàng có thị phần cấp tín dụng lớn nhất trên địa bàn (năm 2012, 2013 chiếm trên 48% dư nợ cấp tín dụng của các TCTD trên toàn tỉnh). Tuy nhiên, năm 2014 thị phần cấp tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Bình Phước có sự thay đổi đáng kể, khối ngân hàng có thị phần giảm, nhường cho khối các ngân hàng TMCP. Cụ thể, Agribank Bình Phước cũng đã sụt giảm thị phần đột ngột (từ 48.96% năm 2013
xuống còn 43.19% năm 2014). Thực tế các ngân hàng ngoài quốc doanh là những ngân hàng có tuổi đời tương đối trẻ, năng động, bộ máy hoạt động nhỏ gọn, đang là thách thức đối với các ngân hàng quốc doanh và làm cho môi trường kinh doanh ngân hàng ngày một khốc liệt.
Biều đồ 2.1: Thị phần tín dụng của Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước
2.3.2.2. Tăng trưởng dư nợ của Agribank và các TCTD khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Bảng 2.10: Bảng tăng trưởng dư nợ cho vay của Agribank Bình Phước so với các TCTD khác
Đvt: tỷ đồng,%
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Giá trị Mức tăng Tốc độ (+/-) Giá trị Mức tăng Tốc độ (+/-) Giá trị Mức tăng Tốc độ (+/-) 1.Khối quốc doanh 11,637 2,477 27.04 14,327 2,690 23.12 16,316 1,989 13.88 -Agribank 7,802 1,854 31.17 9,742 1,940 24.87 10,919 1,177 12.08 -NH TMNN khác 3,835 623 19.40 4,585 750 19.56 5,397 812 17.71 2. Khối ngoài quốc doanh 4,309 416 10.69 5,571 1,262 29.29 8,966 3,395 60.94 Tổng 15,946 2,893 22.16 19,898 3,952 24.78 25,282 5,384 27.06
(Nguồn Phòng KHTH NHNN Bình Phước năm 2012 đến 2014)
48.93 24.05 27.02 48.96 23.04 28.00 43.19 21.35 35.46 -Agribank -NH TMNN khác - Khối ngoài quốc doanh
năm 2014
năm 2013 năm 2012
g 2.10 cho thấy về tốc độ tăng trưởng dư nợ của Agribank đều tăng qua các năm, với tốc độ tăng tương đối cao (năm 2013 là 24.87%, năm 2014 tăng 12.08%). Tuy nhiên tốc độ tăng năm 2014 thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng dư nợ của nhóm các Ngân hàng quốc doanh (14%) và tốc độ tăng trưởng dư nợ chung trên địa bàn là 27%. Khối ngân hàng TMCP có tốc độ tăng trưởng dư nợ rất cao (trong năm 2013 tăng 29% và năm 2014 tăng trưởng dư nợ đạt 61%).
Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng dư nợ của Agribank và các TCTD khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Nhìn chung, năm 2013-2014 quy mô tín dụng Agribank tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng năm 2014 giảm hơn so với khối ngân hàng TMNN khác và khối ngoài quốc doanh. Trong tương lai, xu hướng này tiếp tục thể hiện rõ hơn khi mà qua kết quả khảo sát khách hàng do tác giả thực hiện được trình bày trong phụ lục số 06, có đế ặp khó khăn trong quan hệ vay vốn với ngân hàng Agribank Bình Phước.
Bảng 2.11: Tỷ trọng cho vay theo đối tượng khách hàng so với các TCTD khác trên địa bàn
Đvt: Tỷ đồng, %
Chỉ tiêu
Cho vay cá nhân, hộ gia đình Cho vay doanh nghiệp Tổng Năm 2012 Agribank 6,374 1,428 7,802 TCTD khác 4,633 3,511 8,144 Tỷ trọng trên địa bàn 57.91 28.91 48.93 Năm 2013 Agribank 8,143 1,593 9,736 TCTD khác 6,103 4,059 10,162 Tỷ trọng trên địa bàn 57.16 28.18 48.92 Năm 2014 Agribank 9,178 1,741 10,919 TCTD khác 8,613 5,750 14,363 Tỷ trọng trên địa bàn 51.59 23.24 43.19 (Nguồn Phòng KHTH NHNN tỉnh Bình Phước)
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng cho vay theo đối tượng khách hàng của Agribank với các TCTD khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước
Khách hàng cá nhân, hộ gia đình Khách hàng doanh nghiệp
Bảng 2.11 và biểu đồ 2.3 cho thấy càng khẳng định rằng Agribank Bình Phước cho vay với đối tượng khách hàng chủ yếu là cá nhân và hộ gia đình, đối tượng khách hàng là doanh nghiệp chiếm tỷ trọng quá ít (năm 2014 chiếm 23%). So sánh với các TCTD khác, không những về đối tượng khách hàng mà ngay cả về