Nhóm giải pháp về nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 92 - 95)

3.2.2.1. Hệ thống hóa các quy định hiện hành trong cấp tín dụng

Quy trình nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng là một tổng thể liên quan tới nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, chịu sự điều chỉnh của rất nhiều luật do Nhà nước ban hành, nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và thay đổi theo từng thời kỳ của nền kinh tế. Do đó trong hoạt động cấp tín dụng, chi nhánh cần hệ thống các các quy định, quy trình, văn bản chỉ đạo tín dụng điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động cấp tín dụng. Hơn nữa, cần thường xuyên cập nhật các chính sách, quy định của Nhà nước, quy định của Agribank để đảm bảo hoạt động cấp tín dụng được thực hiện đúng pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho ngân hàng trong hoạt động thu hồi nợ.

Tổ chức tập huấn các văn bản về cơ chế tín dụng, phân loại nợ, đặc biệt là các văn bản mới về chế độ tín dụng, kiến thức về kinh tế, kỹ thuật ngoại ngành đến

CBNV, kiến thức cho CBNV làm công tác tín dụng để nâng cao chất lượng thẩm định và kỷ năng thẩm định.

3.2.2.2. Nâng cao khả năng huy động vốn tại chỗ.

Mục đích của giải pháp này nhằm huy động vốn nhàn rỗi trong dân, các tổ chức kinh tế - xã hội gửi tiền vào ngân hàng. Vì thế, việc đề xuất các giải pháp là phải thỏa mãn được yêu cầu chung của khách hàng: “thuận lợi, an toàn, bảo toàn được giá trị thực, mang lại lợi ích kinh tế cho người gửi tiền”. Đây là giải pháp có tính chất điều kiện cần để ngân hàng mở rộng phát triển cho vay, đáp ứng nhu cầu tín dụng, đồng thời nguồn vốn huy động được phải có chi phí thấp, đảm bảo khả năng cạnh tranh và mang lại lợi nhuận khi cấp tín dụng. Để đạt được mục tiêu đề ra, Ngân hàng cần phải:

- Đa dạng hóa các hình thức và kỳ hạn huy động vốn trên địa bàn. - Có chính sách lãi suất huy động một cách hợp lý.

Để phát huy hình thức huy động vốn dài hạn, cần giải quyết tốt vấn đề lãi suất, cần có chính sách lãi suất cạnh tranh, linh hoạt nhằm tạo cho người dân tin tưởng vào lợi ích kinh tế mà họ nhận được.

3.2.2.3. Đa dạng hoá các hình thức đảm bảo, loại tài sản dảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của khách hàng, thậm chí xem xét tăng tỷ trọng cho vay bảo điều kiện thực tế của khách hàng, thậm chí xem xét tăng tỷ trọng cho vay bảo đảm không bằng tài sản.

Bảo đảm tín dụng là một trong những biện pháp phòng vệ của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Bảo đảm tín dụng thiết lập cơ sở kinh tế và pháp lý để hình thành nguồn trả nợ bổ sung trong trường hợp phương án, dự án vay không phát huy hiệu quả, không hình thành nên nguồn thu nhập để trả nợ vay ngân hàng. Với vai trò như vậy, vấn đề tài sản đảm bảo cần phải được đặt đúng vị trí của nó trong quan hệ tín dụng. Về mặt lý luận, bảo đảm tín dụng không phải là căn cứ duy nhất để dựa vào đó quyết định cho vay hay không cho vay. Nếu khi cho vay chỉ cần khách hàng có tài sản bảo đảm cho khoản nợ vay, mà không cần biết yếu tố khác như: tiền vay được sử dụng mục đích gì? Phương án, dự án vay có hiệu quả không? có khả thi không? nguồn thu nhập tạo ra từ phương án sử dụng tiền vay có đủ trả nợ

không? … thì vô hình dung ngân hàng trở thành tiệm cầm đồ. Nhưng ngược lại, nếu quá coi nhẹ bảo đảm tín dụng, chỉ căn cứ duy nhất vào tính hiệu quả của phương án, dự án vay thì cũng sẽ rất nguy hiểm, nhất là trong điều kiện môi trường kinh tế pháp lý nhiều biến động như ở Việt Nam. Tuy nhiên, với đặc thù tỉnh Bình Phước khách hàng hộ cá nhân và gia đình hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn chiếm đa số, cho nên mở rộng cho vay không có đảm bảo với khách hàng này cũng cần xét đến, trên cơ sở đó mở rộng lượng khách hàng quan hệ vay vốn.

Xuất phát từ lập luận trên đây, trong điều kiện hiện nay, các ngân hàng cần đa dạng hoá các hình thức bảo đảm tín dụng như: Mở rộng hình thức cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từ tiền vay - hình thức này, tài sản làm bảo đảm nợ vay và tài sản do tiền vay tạo nên là một - hình thức bảo đảm này rất phù hợp với những khách hàng có gía trị tài sản hạn chế. Theo đó khi muốn vay ngân hàng, khách hàng không nhất thiết phải có tài sản hình thành từ trước làm bảo đảm, mà chính tài sản do ngân hàng vay phục vụ mục đích kinh doanh của khách hàng sẽ được dùng làm bảo đảm cho món nợ, vừa tiện lợi, vừa tạo điều kiện mở rộng khả năng được vay vốn ngân hàng của khách hàng.

Quyết định số 32/QĐ-HĐTV-KHDN ngày 15/01/2014 Agribank quy định: Căn cứ kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng theo quy định xếp hạng tín dụng của Agribank và các tiêu chí khác để xem xét việc áp dụng hình thức bảo đảm phù hợp cho từng khách hàng cụ thể.

Ngoài ra, đối với doanh nghiệp vay vốn, ngân hàng phải yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản, điều này sẽ làm giảm thấp tổn thất cho ngân hàng trong trường hợp tài sản hình thành từ tiền vay bị thất thoát.

3.2.2.4. Nâng cao năng lực thẩm định tín dụng, nhất là năng lực thẩm định dự án, dự án đầu tư án, dự án đầu tư

Thẩm định cho vay là một khâu rất quan trọng, là tiền đề quyết định việc cho vay và hiệu quả vốn đầu tư. Do đó việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng có vai trò quan trọng trong hoạt động tín dụng và hết sức cần thiết. Tại Agribank theo đánh giá của tác giả và khảo sát từ cán bộ quản lý, kết quả năng lực thẩm định dự án

của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế, các báo cáo thẩm định tín dụng còn quá sơ sài, không thẩm định đầy đủ các nội dung về pháp lý của dự án, tình hình quan hệ với các TCTD khác, tài sản đảm bảo tiền vay, nội dung phân tích chưa đầy đủ, chưa đánh giá hết thực trạng và hiệu quả, tính khả thi của phương án kinh doanh, đặc biệt là của đối tượng khách hàng là doanh nghiệp. Nhiều CBTD tại chi nhánh thiếu kiến thức cần thiết để thẩm định báo cáo tài chính doanh nghiệp, không đọc được các số liệu trên báo cáo, dẫn đến e ngại khi có khách hàng doanh nghiệp đến tiếp cận vốn vay, dẫn đến từ chối khách hàng và chỉ khách hàng đến ngân hàng khác hoặc có cấp tín dụng thì đáp ứng không đủ nhu cầu của khách hàng gây khó khăn cho khách hàng. Xuất phát từ những hạn chế trong khâu thẩm định tín dụng, thiết nghĩ để mở rộng tín dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả và bền vững chi nhánh cần nâng cao năng lực thẩm định tín dụng. Đối với hoạt động quản trị NHTM, thẩm định dự án giúp ngân hàng quyết định đầu tư vào dự án nào trong các dự án phụ thuộc nhau, đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề nào có lợi thế hơn,… Về lâu dài, thẩm định dự án đầu tư giúp ngân hàng tích lũy được những kinh nghiệm và rút ra những bài học quý báu để hoàn thiện các nghiệp vụ cho vay, đầu tư cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)