Tổng quan chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 47)

Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong khu vực kinh tế có nhiều tiềm năng, có tốc độ phát triển kinh tế cao, có diện tích 6.871,5 km2, với 3 thị xã, 8 huyện, bao gồm 111 xã phường, thị trấn; Dân số trung bình năm 2013 là 794.838 người (mật độ dân số 116 người/1km2); Về giao thông, ngoài các tuyến nội tỉnh khá thuận lợi, còn có hai đường quốc lộ lớn xuyên suốt và nối liền tỉnh Bình Phước với các tỉnh trong nước, nước bạn Campuchia và đặc biệt là mở ra hướng giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đó là những lợi thế so sánh nổi trội của tỉnh, tiền đề cho tỉnh phát triển vững chắc kinh tế - xã hội.

Bình Phước nằm trong vùng đặc trưng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo gió mùa, với hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô, đất chủ yếu là đất đỏ bazan mầu mở. Trong đó, diện tích đất phù hợp để phát triển nông - lâm nghiệp là 616.685,19 ha, chiếm 89,7% diện tích đất tự nhiên. Nhìn chung đất, nước, khí hậu và điều kiện tự nhiên của tỉnh Bình Phước rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị cao như cao su, điều, cà phê, tiêu và một số cây trồng hàng năm như bắp, mì, đậu đỗ và thích hợp cho chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Mục tiêu tổng quát là phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững trên cơ sở tiếp tục nâng cao chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế đi đôi với bảo đảm môi trường sinh thái, an sinh xã hội, tăng cường công tác đối ngoại, chủ động tích cực hội nhập kinh tế trên các lĩnh vực. Tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp, phát triển đô thị nhằm tạo tiền đề vững chắc để đến năm 2020 đưa tỉnh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tỷ trọng tương ứng các ngành năm 2015 là: 38.5% - 32.2% - 29.3%.

Tuy nhiên, điểm khó khăn Bình Phước vẫn là một tỉnh nghèo, điểm xuất phát để phát triển kinh tế xã hội ở mức thấp, các tiềm năng vẫn chưa được khái thác hiệu quả. Các thành phần kinh tế chủ yếu vẫn là kinh tế hộ cá thể, mang nặng tính tự phát, chưa có định hướng chiến lược. Giá cả của các mặt hàng nông sản không ổn định, chưa có vùng chuyên canh, bao tiêu và thời tiết diễn biến phức tạp có phần ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đời sống của nhân dân. Để thực hiện được mục tiêu đó, một trong những giải pháp quan trọng là Bình Phước cần phải khai thác hết tiềm năng vốn có và để làm được điều đó Bình Phước đang rất cần vốn để tập trung cho phát triển hạ tầng, xây dựng đô thị, phát triển nông thôn… chính vì thế mở rộng tín dụng tại Bình Phước để thúc đẩy vốn, thực hiện đồng bộ các giải pháp là một yêu cầu bức thiết của Tỉnh.

2.2.1. Đặc điểm chung về quá trình hình thành và phát triển

Tên giao dịch tiếng việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước.

Tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development – Binh Phuoc Branch (Agribank Binh Phuoc ).

Trụ sở chính: 711 Quốc lộ 14 - Phường Tân Bình - Thị xã Đồng Xoài- tỉnh Bình Phước.

Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Phước được thành lập theo quyết định số 198/QĐ-NHNN5 do thống đốc NHNN Việt Nam ký ngày 02/06/1998 tách ra từ Ngân hàng tỉnh Sông Bé củ, với dư nợ gần 200 tỷ đồng, nguồn vốn gần 100 tỷ đồng. Đến cuối năm 2014, tổng dư nợ cho vay đạt 10.919 tỷ đồng tăng 53 lần, nguồn vốn đạt 8.069 tỷ đồng tăng 79 lần so với những ngày đầu thành lập. Hoạt động kinh doanh luôn tăng trưởng qua từng năm, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, ngoài việc đáp ứng đủ yêu cầu trong kinh doanh còn đóng góp lợi nhuận cho Agribank và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.

Chức năng và nhiệm vụ: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác ghi trong điều lệ của Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Việt Nam.

Sứ mệnh, tầm nhìn và giá trị cốt lõi

Sứ mệnh: Agribank là Ngân hàng thương mại nhà nước hàng đầu Việt Nam giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Tầm nhìn: Agribank phát triển theo hướng ngân hàng hiện đại, “tăng trưởng - an toàn - hiệu quả - bền vững”, khẳng định vai trò chủ lực trong đầu tư tín dụng phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đủ sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Triết lý kinh doanh: “Mang phồn thịnh đến khách hàng”. Mục tiêu kinh doanh của Agribank là hướng tới khách hàng.

Giá trị cốt lõi:

+ Định hướng khách hàng là nền tảng của mọi hoạt động.

+ Bản sắc văn hóa của Agribank là “Trung thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”

+ Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, liên tục hoàn thiện nhằm đem lại sự hài lòng và lợi ích cao nhất cho khách hàng.

+ Bên cạnh nhiệm vụ kinh doanh, Agribank còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp lớn với sự nghiệp an sinh xã hội của đất nước.

2.2.2. Về mạng lƣới hoạt động

Agribank Bình Phước với cơ cấu gồm Ban Giám đốc và 9 phòng nghiệp vụ: Phòng Kế Toán - Ngân quỹ, Phòng Tín dụng, Phòng TTQT, Phòng Tin học, Phòng Kiểm tra Kiểm soát nội bộ, Phòng Kế hoạch - Tổng hợp, Phòng Pháp chế, Phòng Tổ chức hành chính và Phòng Marketing & DV khách hàng, cùng với 01 Hội sở, 29 chi nhánh và Phòng giao dịch trực thuộc đặt tại trung tâm huyện, thị xã và các xã vùng xa trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng một cách tốt nhất cho khách hàng.

Về tình hình mạng lưới hoạt động so với các TCTD khách trên địa bàn:

Đến ngày 31/12/2014, mạng lưới hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn có 17 đơn vị bao gồm: 3 chi nhánh Ngân hàng thương mại Nhà nước; 11 chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần; 1 chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội; 01 CN Ngân hàng Phát triển; và 04 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Hiện nay, trên địa bàn đã có thêm ngân hàng HD Bank, và dự kiến đến cuối năm Vietcombank cũng có mặt trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Bảng 2.1: Mạng lưới Agribank và các NHTM khác trên địa bàn

Đvt: điểm giao dịch Nội dung Mạng lƣới Agribank qua các năm Các NHTM khác qua

các năm điểm giao Tỷ trọng

dịch Agribank năm 2014 2012 2013 2014 2012 2013 2014 1.CN cấp 1 và tương đương 1 1 1 10 12 13 2.CN cấp 3 và Phòng giao dịch 27 29 29 16 16 16 3.Tổng cộng 28 30 30 26 28 29 51%

(Nguồn: NHNN tỉnh Bình Phước và tham khảo của tác giả)

Năm 2013-2014, với sự xuất hiện mới của các ngân TMCP tham gia vào thị trường Bình Phước như: ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank), ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Cho đến thời điểm

hiện tại, Agribank vẫn là NHTM có mạng lưới hoạt động rộng nhất tỉnh, với 30 điểm giao dịch, chiếm 51% trên tổng số điểm giao dịch và trãi dài khắp trên các vùng tỉnh Bình Phước.

2.2.3. Đặc điểm về nguồn nhân lực

Với mạng lưới hoạt động rộng, Agribank Bình Phước có đội ngũ cán bộ nhân viên dẫn đầu trên địa bàn, tại thời điểm 31/12/2014 Agribank Bình Phước có 381 cán bộ trong định biên. Trong đó, có 01 quản lý trình độ tiến sỹ, thạc sỹ: 34 người, đại học 293 người và cao đẳng 53 người. Công tác đào tạo được chú trọng, hàng năm chi nhánh đều cử CBNV theo học các lớp đào tạo ngắn ngày bổ sung nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, đáp ứng với nhu cầu công tác.

2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm qua đứng trước bối cảnh nền kinh tế trong nước và toàn cầu gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp, ngân hàng phải sát nhập, phá sản, Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ quyết liệt, hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhánh tỉnh Bình Phước vẫn luôn được khẳng định, với hơn 68.000 khách hàng truyền thống là hộ kinh doanh, hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và 256 doanh nghiệp lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh. Là ngân hàng đóng vai trò chủ đạo đầu tư vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Nguồn vốn huy động tại chổ giúp Agribank Bình Phước sử dụng cấp tín dụng cho nền kinh tế và là một nhân tố góp phần quyết định đến hoạch định mở rộng tín dụng. Do đó, Agribank tỉnh Bình Phước luôn chú trọng công tác huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư cũng như các tổ chức kinh tế địa phương. Tuy nhiên, thực trạng huy động vốn thời gian gần đây khá khó khăn do sự xuất hiện mới của các ngân hàng TMCP đã mở rộng mạng lưới và cạnh tranh gay gắt, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh, làm cho tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại chổ đạt thấp. Thêm nữa là những năm qua nhu cầu vốn cho nền kinh tế của tỉnh Bình Phước rất lớn, trong khi nguồn vốn huy động tại địa phương còn nhiều hạn chế nên NHNo & PTNT tỉnh Bình Phước phải thường xuyên sử dụng vốn vay từ NHNo & PTNT

Việt Nam. Định kỳ hàng năm chi nhánh xây dựng kế hoạch sử dụng vốn từ NHNo &PTNT Việt Nam, có điều chỉnh kế hoạch hàng quí phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động của chi nhánh.

Bảng 2.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Bình Phước

Đvt: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tốc độ (%) Số tiền Tốc độ (%) Số tiền Tốc độ (%) 1. Nguồn vốn huy động 7,351 16.18 7,311 -0.54 8,069 10.37 2. Vốn vay TSC 726 164.00 2,586 256.20 3,203 23.86 3. Dư nợ 7,802 31.17 9,742 24.87 10,919 12.08 4. Thu nhập 1,233 17.32 1,175 -4.70 1,092 -7.06 Trong đó: thu từ HÐTD 1,167 16.35 1,128 -3.34 1,046 -7.27 5. Chi phí 975 10.05 949 -2.67 909 -4.21 6. Chênh lệch thu chi 258 56.36 226 -12.40 183 -19.03 7. Nợ xấu/tỷ lệ 81 1.04 94 0.96 128 1.17

(Nguồn Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2011 đến 2014 của Agribank Bình Phước)

Bảng 2.2 cho thấy tình hình sử dụng vốn từ TSC tăng lên liên tục qua các năm, điều này được đánh giá là do nguồn vốn huy động tại địa phương tăng không kịp so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Năm 2012-2014 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của chi nhánh khá mạnh, cao nhất năm 2012 tỷ lệ tăng trưởng 31.17%. Trong điều kiện kinh tế suy giảm, nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh phải ngừng hoạt động, giải thể hoặc tuyên bố phá sản; tín dụng toàn ngành và hệ thống Agribank khó tăng trưởng nhưng chi nhánh đã tranh thủ tận dụng và khai thác lợi thế của địa phương để đẩy mạnh tín dụng, góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế trên địa bàn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường, ở đó hoạt động tín dụng có ảnh hưởng lớn đối với Agribank CN Bình Phước. Chính vì vậy mà nợ xấu là một trong những chỉ tiêu được Ban Giám đốc cũng như tập thể CBNV Agribank CN Bình Phước quan tâm đặt lên hàng đầu. Nợ xấu của Agribank CN Bình Phước năm 2012 – 2014 luôn ở mức dưới 3%.

Thực tiễn cho thấy, khi dòng vốn cho vay đỗ vào các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, sản xuất kinh doanh… đều khó thu hồi nợ thì tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn vẫn tăng trưởng tốt và ít nợ xấu, đó cũng chính là một đặc điểm ưu thế trong công tác tín dụng của Agribank Bình Phước.

Về lợi nhuận, bảng 2.2 cho ta thấy từ năm 2012 đến năm 2014, nhìn chung chi nhánh hoạt động hiệu quả, kết quả lợi nhuận đạt được có giảm qua năm 2013-2014 là do chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra có sự co hẹp lại, tuy nhiên kết quả lợi nhuận được đánh giá vượt so với chỉ tiêu lợi nhuận từ NHNo &PTNT Việt Nam giao. Xét trong cơ cấu tổng thu, mặt dù dư nợ tăng trưởng khá nhưng thu từ lãi cho vay số tuyệt đối giảm là do lãi suất được điều chỉnh giảm qua các năm phù hợp với quy định của NHNN. Thu từ lãi cho vay luôn chiếm hơn 95% trong cơ cấu tổng thu, thu từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác chiếm tỷ trọng thấp, mặt dù chi nhánh đã chú trọng đến phát triển dịch vụ, đẩy mạnh tăng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu tổng thu, tuy nhiên do đặc thù địa phương là tỉnh miền núi, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trình độ dân trí chưa cao ngoài các hoạt động kinh doanh truyền thống thì các hoạt động kinh doanh khác vẫn còn hạn chế, đơn điệu như thanh toán quốc tế, dịch vụ ngân quỹ.

2.3. TH

2.3.1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh thực trạng mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Việt Nam CN Bình Phƣớc hàng Nông nghiệp &PTNT Việt Nam CN Bình Phƣớc

2.3.1.1. Mức tăng trưởng số lượng khách hàng

Là một ngân hàng có thị phần lớn nhất trên địa bàn, mạng lưới rộng, Agribank tỉnh Bình Phước có lợi thế trong việc tìm kiếm khách hàng. Số lượng khách hàng tại luôn cao nhất trong hệ thống các ngân hàng cùng địa bàn.

Bảng 2.3: Số lượng khách hàng Agribank cấp tín dụng năm 2012-2014 Đơn vị tính: khách hàng, % Đơn vị tính: khách hàng, % Đối tượng khách hàng Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lượng KH So với 2012 lượng Số KH So với 2013 +/- % +/- % Khách hàng cá nhân, hộ gđ 59,267 66,133 6,866 11.58 68,138 2,005 3.0 Khách hàng doanh nghiệp 276 277 1 0.36 256 -21 -7.6 Tổng 59,543 66,410 6,867 11.5 68,394 1,984 3

(Nguồn Phòng KHTH Agribank Bình Phước)

Bảng 2.3 cho thấy số lượng các khách hàng vay vốn của Agribank Bình Phước rất lớn, năm 2012 số khách hàng vay vốn tại chi nhánh là 59,543 khách hàng và không ngừng tăng trưởng, đến năm 2014 số lượng khách hàng đạt 68,394 khách hàng. Về mặt số lượng khách hàng có thể nói Agribank Bình Phước có qui mô tín dụng tăng về số lượng khách hàng, tuy nhiên tỷ trọng chủ yếu là khách hàng cá nhân, hộ gia đình (chiếm 99.6%), chỉ tiêu về tỷ trọng số lượng khách hàng không thể đánh giá hết được quy mô tín dụng của ngân hàng khi số lượng khách hàng cá nhân, nhất là hộ gia đình nhỏ lẻ có số lượng lớn và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số khách hàng, khách hàng doanh nghiệp có số lượng rất ít, chưa đến 300 doanh nghiệp (chiếm 0.4%) và không tăng thậm chí có xu hướng giảm dần, năm 2014 giảm 21 khách hàng doanh nghiệp, tỷ lệ giảm 7.6%.

2.3.1.2. Mức tăng trưởng về doanh số cho vay

Bảng 2.4: Mức tăng trưởng doanh số cho vay của Agribank Bình Phước

Đvt: Tỷ đồng, %

Doanh số cho vay

Năm 2012 Giá trị

Năm 2013 Năm 2014

Giá trị So với 2012 Giá trị So với 2013 +/- % +/- % Cá nhân, hộ gia đình 7,522 9,333 1,811 24.08 10,686 1,353 14.5 Doanh nghiệp 1,023 782 -241 -23.56 792 10 1.3

Tổng 8,545 10,115 1,570 18.4 11,478 1,363 13.5

Bảng 2.4 cho thấy rằng về doanh số cho vay Agribank Bình Phước đều tăng qua các năm 2013 và 2014, tập trung chủ yếu ở nhóm đối tượng khách hàng là cá nhân và hộ gia đình, nhóm khách hàng doanh nghiệp giảm mạnh vào năm 2013 và năm 2014 tăng không đáng kể ụng với đối tượng khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)