Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 44 - 47)

1.3. BÀI HỌC K

1.3.2. Bài học kinh nghiệm

Trong quá trình phát triển kinh tế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, Việt Nam đang phải đối mặt với bài toán nang giải đến từ các lĩnh vực và các thành phần kinh tế, khu vực nông nghiệp nông thôn… Những bài học kinh nghiệm từ Trung quốc, Đài Loan, cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản tại Mỹ … có thể đem lại cho Việt Nam những gợi mở hữu ích, cần tham khảo, để tránh việc cho vay dưới chuẩn dẫn đến sự sụp đỗ của ngân hàng và tiến tới xây dựng mô hình phát triển phù hợp. Từ đó, rút bài học kinh nghiệm cần nghiên cứu vận dụng cho các NHTM Việt Nam nói chung và NHNo &PTNT nói riêng.

Thứ nhất, Xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh, đẩy nhanh tốc độ cơ cấu hệ thống ngân hàng phù hợp, nhanh chóng đa dạng các hình thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông vốn trong nước, đồng thời thu hút vốn nước ngoài để đáp ứng vốn và kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa.

Thứ hai, Hỗ trợ doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tiếp cận vốn ngân hàng dễ dàng và vốn giá rẻ.

Trước những dự báo kinh tế còn nhiều khó khăn, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, nguồn lực nói chung còn yếu và thiếu, nhu cầu trong nước không cao và năng lực cạnh tranh giảm. Chính vì những lý do đó, các địa phương trên cả nước cùng các ngân hàng đã có những động thái, những biện pháp hỗ trợ tích cực đối với các doanh nghiệp để họ có thể tiếp cận một cách dễ dàng nhất vốn vay với lãi suất thấp nhất. Các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, các lĩnh vực ưu tiên cần phải được tiếp tục duy trì. Cụ thể các chương trình tín dụng phải khẩn trương ban hành những chính sách hỗ trợ và quy định pháp lý kèm theo để dòng vốn đến đúng địa chỉ và nhanh chóng phát huy hiệu quả. Ví như, đối với tín dụng nông nghiệp nông thôn cần sớm triển khai chính sách bảo hiểm cho các sản phẩm nông nghiệp; tăng cường sự phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trong việc bảo lãnh tín chấp cho các thành viên vay vốn ngân hàng; thực hiện chính sách giao đất và cấp chứng nhận quyền sử

dụng đất tạo thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến đầu tư và cho vay, thế chấp trong tín dụng nông thôn; Trong một số trường hợp, Nhà nước cần mạnh dạn lập các doanh nghiệp nhà nước chuyên bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, nhất là chế biến, xuất khẩu, tạo thương hiệu xuất khẩu có sức cạnh tranh cao, cũng như tạo thuận lợi và an toàn cho việc cấp tín dụng của ngân hàng.

Thứ ba, nâng cao sức mua của nền kinh tế cũng là một trong những biện pháp quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận với nguồn vốn, bởi vì thực tế cũng đã chỉ ra rằng, trong khi các doanh nghiệp nỗ lực tái cơ cấu để duy trì sản xuất kinh doanh, các ngân hàng cũng sẵn sàng cho vay với lãi suất rất thấp nhưng sức mua của nền kinh tế quá thấp cũng sẽ khiến cho các doanh nghiệp cũng không còn mấy mặn mà trong việc mở rông hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó cũng không có nhu cầu vay vốn thêm.

Đối với Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Việt Nam cần tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro và đổi mới hoạt động, thực hiện tái cấu trúc mạnh mẽ, tiếp tục giữ vững và khẳng định vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ.

Tiếp tục hỗ trợ tài chính tín dụng, mở rộng qui mô tín dụng cho DNV&N, sử dụng các cán bộ có trình độ tư vấn cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, thành lập phòng khách hàng doanh nghiệ ến các chi nhánh tỉnh và điều hành lãi suất linh hoạt, ưu đãi, rẽ hơn các ngân hàng khác để khách hàng tiếp cận được vốn giá rẽ. Bên cạnh đó, trong công tác tín dụng ngân hàng cần phải nâng cao trình độ thẩm định, phân tích tín dụng khách quan, có khả năng dự báo thị trường, dự báo nền kinh tế để quyết định cho vay phù hợp, các khoản vay cần phải được giám sát chặt chẽ, xuyên suốt ở bất cứ giai đoạn nào trước, trong và sau khi cho vay nhằm tránh trường hợp cho vay dưới chuẩn làm thất thoát vốn cho ngân hàng.

Về phía Agribank Bình Phước, hoạt động trên địa bàn miền núi rộng lớn và đi lại khó khăn, do đó trong những năm qua, NHNo tỉnh Bình Phước đã tích cực trong xây dựng mạng lưới đến các khu vực vùng sâu, vùng xa, đóng vao trò chủ đạo đầu tư vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Do nguồn vốn huy động tại chỗ

vẫn không đáp ứng đủ cho nhu cầu cấp tín dụng, để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động cấp tín dụng, góp phần chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế địa phương, NHNo Bình Phước phải tích cực huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để gia tăng cho vay tín dụng nông nghiệp, nới rộng lĩnh vực hỗ trợ nông nghiệp và tăng tín dụng dài hạn cho xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn, hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế của tỉnh.

Tỉnh Bình Phước đang rất cần được sự hỗ trợ, các chương trình, chính sách ưu đãi của Chính phủ, thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, học tập từ kinh nghiệm của Trung Quốc và Đài Loan để tạo ra sức bậc cho sự phát triển.

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Trong chương 1, luận văn đã khái quát và hệ thống hóa cơ bản về tín dụng NHTM, vai trò, đặc điểm và phân loại tín dụng ngân hàng, đưa ra những tiêu chí đo lường kết quả mở rộng tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng thuộc về môi trường vĩ mô, nhân tố thuộc về khách hàng và bản thân ngân hàng. Đồng thời, rút ra bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản tại Mỹ, tín dụng phát triển tam nông của Trung Quốc, mở rộng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Đài Loan.

Nói đến mở rộng tín dụng chúng ta nghĩ ngay đến sự tăng trưởng về thị phần tín dụng bằng cách tăng khả năng và dư nợ ố lượng khách hàng. Mục tiêu thường đưa ra là mức tăng trưởng của thị phần tín dụng và tỷ lệ phát triển thị phần tín dụng trong thị trường mà ngân hàng hoạt động, mục tiêu này cao hơn so với kỳ trước đó thể hiện ngân hàng đang thực sự phục vụ cộng đồng tốt hơn. Tuy nhiên, nếu sự tăng trưởng quá nhanh vượt quá khả năng kiểm soát của ngân hàng lại là một điều hết sức nguy hiểm, vì có thể dẫn đến thu hút nhiều khách hàng yếu kém, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng. Trên cơ sở lý luận chương I làm tiền đề để luận văn đánh giá thực trạng về mở rộng hoạt động tín dụng của Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước hiện nay và trong thời gian tới.

CHƢƠNG II

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH

BÌNH PHƢỚC

Để có thể đánh giá tổng quan về tỉnh Bình Phước xét trên phương diện tiền đề cho việc mở rộng tín dụng, chúng ta có thể phân tích dựa trên những chỉ tiêu đánh giá phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bình Phước như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)