Nhóm nhân tố từ môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 32 - 35)

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng của ngân hàng thương mại

1.2.3.1. Nhóm nhân tố từ môi trường vĩ mô

- Môi trườ

Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến mở rộng cho vay của ngân hàng, xét cho đến cùng thì cái gốc để mở rộng cho vay an toàn và hiệu quả vẫn là phát triển kinh tế, khi kinh tế phát triển nó là nhân tố thúc đẩy mở rộng cho vay và ngược lại. Khi kinh tế suy thoái sẽ tác động tiêu cực đến mở rộng cho vay. Nền kinh tế suy thoái, lượng tiền nhàn rỗi trong toàn nền kinh tế sẽ giảm xuống, lượng tiền gửi vào ngân hàng có nguy cơ bị rút ra. Về phía doanh nghiệp giảm sút cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời, làm cho nhu cầu vay vốn giảm xuống. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển ổn định, các cơ hội đầu tư được trông đợi là sinh lợi tăng, làm tăng nhu cầu vay vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp. Mặt khác, nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, đó là nhân tố mở rộng cho vay tiêu dùng.

Chu kỳ của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến mở rộng cho vay của ngân hàng, các biến số kinh tế vĩ mô như: chỉ số CPI, các chỉ số thị trường chứng khoán, tăng

trưởng kinh tế, cán cân thương mại… là những nhân tố có ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển tạo điều kiện cho các các nhà đầu tư tiến hành đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư tăng và sản suất kinh doanh hiệu quả tạo tiền đề để các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay.

Hoạt động tín dụng của các ngân hàng có vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngay từ khi mới ra đời đến nay, tín dụng ngân hàng luôn được đánh giá là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Ngoài ra, hoạt động tín dụng của ngân hàng chịu sự chi phối rất lớn của môi trường kinh tế địa phương nơi ngân hàng hoạt động.Đặc điểm kinh tế địa phương có ảnh hường lớn đến mở rộng tín dụng, nó hướng ngân hàng tập trung vào những danh mục tín dụng phù hợp với địa phương, tập trung vào những thế mạnh chủ lực của địa phương, phù hợp với chương trình mục tiêu của Chính phủ (Bùi Diệu Anh 2013).

-

Sự ổn định về chính trị- xã hội sẽ thu hút đầu tư, các doanh nghiệp yên tâm đưa ra quyết định đầu tư do vậy mà nhu cầu vốn cho đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất gia tăng. Ngược lại, nếu môi trường chính trị, xã hội không ổn định sẽ làm các nhà đầu tư rút vốn đầu tư dẫn đến nhu cầu vốn sẽ giảm theo.

Ổn định chính trị là tiền đề để ổn định và phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển ổn định, chính trị và an ninh giữ vững là nhân tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh từ đó mà tạo điều kiện mở rộng cho vay.

Không chỉ có chính trị trong nước mà tình hình chính trị quốc tế cũng tác động đến mở rộng cho vay. Nền kinh tế mở chịu ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tế thế giới. Các biến động thị trường thế giới ngay lập tức tác động đến nền kinh tế trong nước và thông qua đó tác động đến giá cả và tác động đến sản xuất, từ sản xuất sẽ tác động đến mở rộng cho vay của ngân hàng. Nền kinh tế thế giới phát triển ổn định là nhân tố thúc đẩy mở rộng cho vay.

-

Bên cạnh môi trường kinh tế, hoạt động tín dụng luôn luôn và bao giờ cũng phải đặt trong khuôn khổ luật pháp của quốc gia. Hệ thống pháp luật, nhất là những

bộ luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng và hoạt động cho vay của ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại. Hệ thống pháp luật đầy đủ, nghiêm minh, ổn định là hành lang an toàn cho các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay, ngược lại hệ thống pháp luật không đầy đủ, thiếu nghiêm minh tác động tiêu cực tới mở rộng cho vay của các ngân hàng. Khi hệ thống pháp luật không đầy đủ sẽ không có cơ sở để xử lý vi phạm trong mối quan hệ với ngân hàng. Chấp hành pháp luật không nghiêm tạo kẽ hở để những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Những hiện tượng đó sẽ tác động tiêu cực đến mở rộng cho vay của ngân hàng.

Ngoài ra, khi ngân hàng thiết kế danh mục, lên kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm phải tuân thủ giới hạn quy định của Nhà nước như về tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ phân bổ vào khu vực ưu tiên (Bùi Diệu Anh 2013).

-

Nhà nước luôn có những khung chính sách tín dụng đặc thù nhằm hỗ trợ cho người vay vốn như: cho sản xuất lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi gia súc, nhà ở cho người nghèo, góp phần tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, năm lĩnh vực ưu tiên, nông nghiệp, nông thôn, xuất nhập khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ có mức trần lãi suất ưu tiên thấp... Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đã có ảnh hưởng lớn đến mở rộng tín dụng của ngân hàng.

- Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn.

Yếu tố mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ảnh hưởng đến mở rộng . Mức độ cạnh tranh càng khốc liệt thì khả năng mở rộng càng khó khăn và ngược lại mức độ cạnh tranh càng thấp thì khả năng mở rộng càng dễ. Các ngân hàng cạnh tranh chủ yếu bằng hình thức lãi suất và dịch vụ cho nên ngân hàng phải xây dựng lãi suất như thế nào là hợp lý, hấp dẫn nhất kết hợp với uy tín, danh tiếng của bản thân để tăng thị phần cả huy động và .

Có nhiều ngân hàng cùng hoạt động trên cùng một địa bàn thì thị trường sẽ bị phân chia cho các ngân hàng, làm mất tính độc quyền của ngân hàng. Tỷ lệ phân chia khách hàng giữa các ngân hàng tuỳ thuộc vào năng lực cạnh tranh của từng

ngân hàng. Năng lực cạnh tranh mạnh sẽ chiếm được nhiều thị trường, năng lực cạnh tranh yếu sẽ bị hạn chế thị trường. Thường thì các ngân hàng luôn luôn xây dựng cho chính mình một chính sách khách hàng và một thị trường mục tiêu để từ đó thiết kế sản phẩm đặc thù (Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Hồng Hải (2014).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)