Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ tín dụng đồng thờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 90 - 92)

thời chú trọng đến yêu cầu chuyển đổi ngành kinh tế của tỉnh.

Đa dạng hoá lĩnh vực đầu tư tín dụng là một trong những đường lối chủ trương của các ngân hàng nhằm tránh rũi ro tập trung - dồn vốn quá nhiều cho một ngành, một lĩnh vực kinh tế dẫn đến rủi ro khi ngành này có những biến động bất lợi. Sự đa dạng phong phú về lĩnh vực sản xuất của các thành phần kinh tế giúp cho ngân hàng hình thành một danh mục tín dụng phong phú, có độ an toàn cao, thoả mãn mục tiêu trong chính sách tín dụng. Bên cạnh đó, Agribank Bình Phước còn phải quan tâm đến xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng của tỉnh. Trong chiến

lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2015 – 2020 theo hướng: nông lâm nghiệp - thương mại dịch vụ - công nghiệp – xây dựng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Để thực hiện được định hướng này, trong thời gian trước mắt, chính sách tín dụng của chi nhánh phải vạch ra được những chỉ tiêu cũng như cách thức cụ thể nâng cao tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp – xây dựng, vì đây là ngành cần có tốc độ phát triển mạnh mẽ nhất, nhằm chuyển cơ cấu hiện tại phù hớp với định hướng.

Thực tế, Agribank Bình Phước chủ yếu cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ trên 80%, cơ cấu dư nợ mất cân đối, đặc điểm tín dụng cho vay hộ gia đình cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn chiếm tỷ lệ đa số, nhu cầu đầu tư chủ yếu cho ngắn hạn. Trong khi đó đặc điểm của cho vay trồng trọt các loại cây công nghiệp cần có thời gian dài từ trên 3 năm, mặc dù Agribank đã ban hành văn bản 889/NHNo-HSX về cho vay hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, với hạn mức tối đa 100 triệu đồng và thời gian tối đa là 3 năm, tuy nhiên hiện tại Agribank Bình Phước vẫn chưa triển khai cho vay theo hình thức này mà đa số chỉ cho vay từng lần. Điều này có phần phản ánh mức chủ quan của ngân hàng trong tiếp cận khách hàng vay có nhu cầu tài trợ trung, dài hạn cũng như khả năng tư vấn, hướng dẫn gợi ý của ngân hàng. Vì vậy, cần có giải pháp tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn phù hợp với nhu cầu vốn và phương án của khách hàng, tránh tâm lý chủ quan áp đặt đối với khách hàng.

Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu về vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế, đặc biệt là các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng tăng, kinh tế cá thể ngày càng được khuyến khích phát triển. Trên cơ sở chỉ đạo của NHNN Việt Nam, Agribank Bình Phước cần phải phối hợp với NHNN tỉnh, các sở, ngành liên quan triển khai và thực hiện chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp, xây dựng chính sách hỗ trợ cụ thể đối với doanh nghiệp và các đối tượng khách hàng khác. Ðồng thời, chủ động tìm kiếm doanh nghiệp có tình hình sản xuất - kinh doanh ổn định, phương án kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính minh bạch để đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ. Mở rộng cho vay đối tượng khách hàng

doanh nghiệp, đặc biệt là DNV&N tạo cơ hội cho doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cũng là một trong những chương trình chính sách của Chính phủ.

Tăng tỷ trọng cho vay tiêu dùng đó cũng là một giải pháp đáng quan tâm. Tăng tỷ trọng cho vay công nghiệp, chế biến, dịch vụ trong cơ cấu dư nợ tín dụng. Bên cạnh đó, cho vay phát triển cơ sở vật chất hạ tầng nông thôn như: đường giao thông, điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, các công trình thuỷ lợi phục vụ công tác tưới tiêu trong mùa nắng hạn.

Theo số liệu điều tra khảo sát của tác giả tại phụ lục 05 cho thấy ngân hàng chỉ đáp ứng được từ 60-70% nhu cầu vay vốn của khách hàng. Với tốc độ phát triển kinh tế cao, sự gia tăng về các thành phần kinh tế, gia tăng số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên nhiều lĩnh vực. Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn đến ngày 31/12/2014 là 3.564 doanh nghiệp, cho thấy tỉnh Bình Phước còn rất nhiều tiềm năng để mở rộng qui mô tín dụng ngân hàng. Hơn nữa, nhu cầu đầu tư cho nông nghiệp nông thôn cũng đang cần thiết và là một trong những đường lối, chính sách quan trọng của Nhà nước góp phần xây dựng nông thôn mới, tín dụng tam nông là một điểm sáng trong tăng trưởng tín dụng ở khu vực này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)