Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 51 - 53)

Trong những năm qua đứng trước bối cảnh nền kinh tế trong nước và toàn cầu gặp nhiều khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp, ngân hàng phải sát nhập, phá sản, Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu mạnh mẽ quyết liệt, hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhánh tỉnh Bình Phước vẫn luôn được khẳng định, với hơn 68.000 khách hàng truyền thống là hộ kinh doanh, hộ sản xuất nông, lâm nghiệp và 256 doanh nghiệp lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh. Là ngân hàng đóng vai trò chủ đạo đầu tư vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Nguồn vốn huy động tại chổ giúp Agribank Bình Phước sử dụng cấp tín dụng cho nền kinh tế và là một nhân tố góp phần quyết định đến hoạch định mở rộng tín dụng. Do đó, Agribank tỉnh Bình Phước luôn chú trọng công tác huy động vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư cũng như các tổ chức kinh tế địa phương. Tuy nhiên, thực trạng huy động vốn thời gian gần đây khá khó khăn do sự xuất hiện mới của các ngân hàng TMCP đã mở rộng mạng lưới và cạnh tranh gay gắt, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh, làm cho tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại chổ đạt thấp. Thêm nữa là những năm qua nhu cầu vốn cho nền kinh tế của tỉnh Bình Phước rất lớn, trong khi nguồn vốn huy động tại địa phương còn nhiều hạn chế nên NHNo & PTNT tỉnh Bình Phước phải thường xuyên sử dụng vốn vay từ NHNo & PTNT

Việt Nam. Định kỳ hàng năm chi nhánh xây dựng kế hoạch sử dụng vốn từ NHNo &PTNT Việt Nam, có điều chỉnh kế hoạch hàng quí phù hợp với đặc điểm tình hình hoạt động của chi nhánh.

Bảng 2.2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Agribank Bình Phước

Đvt: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số tiền Tốc độ (%) Số tiền Tốc độ (%) Số tiền Tốc độ (%) 1. Nguồn vốn huy động 7,351 16.18 7,311 -0.54 8,069 10.37 2. Vốn vay TSC 726 164.00 2,586 256.20 3,203 23.86 3. Dư nợ 7,802 31.17 9,742 24.87 10,919 12.08 4. Thu nhập 1,233 17.32 1,175 -4.70 1,092 -7.06 Trong đó: thu từ HÐTD 1,167 16.35 1,128 -3.34 1,046 -7.27 5. Chi phí 975 10.05 949 -2.67 909 -4.21 6. Chênh lệch thu chi 258 56.36 226 -12.40 183 -19.03 7. Nợ xấu/tỷ lệ 81 1.04 94 0.96 128 1.17

(Nguồn Báo cáo tổng kết HĐKD năm 2011 đến 2014 của Agribank Bình Phước)

Bảng 2.2 cho thấy tình hình sử dụng vốn từ TSC tăng lên liên tục qua các năm, điều này được đánh giá là do nguồn vốn huy động tại địa phương tăng không kịp so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Năm 2012-2014 tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của chi nhánh khá mạnh, cao nhất năm 2012 tỷ lệ tăng trưởng 31.17%. Trong điều kiện kinh tế suy giảm, nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh phải ngừng hoạt động, giải thể hoặc tuyên bố phá sản; tín dụng toàn ngành và hệ thống Agribank khó tăng trưởng nhưng chi nhánh đã tranh thủ tận dụng và khai thác lợi thế của địa phương để đẩy mạnh tín dụng, góp phần duy trì tăng trưởng kinh tế trên địa bàn.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong hoạt động kinh doanh luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro khó lường, ở đó hoạt động tín dụng có ảnh hưởng lớn đối với Agribank CN Bình Phước. Chính vì vậy mà nợ xấu là một trong những chỉ tiêu được Ban Giám đốc cũng như tập thể CBNV Agribank CN Bình Phước quan tâm đặt lên hàng đầu. Nợ xấu của Agribank CN Bình Phước năm 2012 – 2014 luôn ở mức dưới 3%.

Thực tiễn cho thấy, khi dòng vốn cho vay đỗ vào các lĩnh vực như bất động sản, chứng khoán, sản xuất kinh doanh… đều khó thu hồi nợ thì tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn vẫn tăng trưởng tốt và ít nợ xấu, đó cũng chính là một đặc điểm ưu thế trong công tác tín dụng của Agribank Bình Phước.

Về lợi nhuận, bảng 2.2 cho ta thấy từ năm 2012 đến năm 2014, nhìn chung chi nhánh hoạt động hiệu quả, kết quả lợi nhuận đạt được có giảm qua năm 2013-2014 là do chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra có sự co hẹp lại, tuy nhiên kết quả lợi nhuận được đánh giá vượt so với chỉ tiêu lợi nhuận từ NHNo &PTNT Việt Nam giao. Xét trong cơ cấu tổng thu, mặt dù dư nợ tăng trưởng khá nhưng thu từ lãi cho vay số tuyệt đối giảm là do lãi suất được điều chỉnh giảm qua các năm phù hợp với quy định của NHNN. Thu từ lãi cho vay luôn chiếm hơn 95% trong cơ cấu tổng thu, thu từ hoạt động dịch vụ và các hoạt động khác chiếm tỷ trọng thấp, mặt dù chi nhánh đã chú trọng đến phát triển dịch vụ, đẩy mạnh tăng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu tổng thu, tuy nhiên do đặc thù địa phương là tỉnh miền núi, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trình độ dân trí chưa cao ngoài các hoạt động kinh doanh truyền thống thì các hoạt động kinh doanh khác vẫn còn hạn chế, đơn điệu như thanh toán quốc tế, dịch vụ ngân quỹ.

2.3. TH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)