Tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 95)

Hoạt động cho vay là một hoạt động khá phức tạp đòi hỏi về trình độ cán bộ tín dụng cao hơn so với mặt bằng chung. Để mở rộng hoạt động cấp tín dụng, cán bộ tín dụng không chỉ có khả năng, kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng mà còn phải có khả năng thẩm định, khả năng bán hàng, marketing hiệu quả. Do đó, việc tăng cường đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ tín dụng là đòi hỏi cấp thiết. Cụ thể Agribank Bình Phước có thể thực hiện các giải pháp như sau:

- Trước hết cần xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng theo các tiêu thức sau: có phẩm chất đạo đức và tư cách tốt, có ý thức trách nhiệm, có bản lĩnh vững vàng, trung thực, có trình độ chuyên môn vững vàng, hiểu biết xã hội, am hiểu thị trường và pháp luật, có thể lực và khả năng giao tiếp tốt.

- Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại cán bộ, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là những kiến thức về luật, phân tích tài chính, phòng ngừa rủi ro, đánh giá các biến động của nền kinh tế, các chính sách nhà nước mới ban hành.

- Tăng cường công tác giáo dục tư tưởng chính trị, rèn luyện đạo đức để cán bộ tín dụng nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình.

- Có các chế độ khen thưởng, đề bạt cán bộ tín dụng, sự quan tâm động viên của lãnh đạo đơn vị đối với cán bộ tín dụng để họ có thể tận tâm với công việc.

- Cán bộ tín dụng là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên có vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng, tiếp thị, thu hút khách hàng đến với ngân hàng. Vì vậy, ngoài việc trang bị những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cũng cần có kiến thức nhất định về kỹ năng giao tiếp cũng như marketing ngân hàng, đổi mới cách thức phục vụ, tận tình, chu đáo, cởi mở, xử lý công việc nhanh chóng, tạo thiện cảm đối với khách hàng trong đầu tư tín dụng.

Hiện nay tại Agribank Bình Phước nhìn chung số lượng cán bộ tín dụng còn thiếu, chỉ chiếm khoảng 36% trong tổng số cán bộ nhân viên, trình độ chuyên môn còn bất cập và chưa đồng điều, nghiệp vụ thẩm định còn yếu, đối với thẩm định cho vay doanh nghiệp chưa đáp ứng được tình hình thực tế. Cho nên giải pháp tăng cường và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng là rất cần thiết.

3.2.3.1. Hoàn thiện và đổi mới trang thiết bị, công nghệ ngân hàng

Để giảm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng, ngân hàng cần đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới trang thiết bị trong tổ chức quản lý, khai thác các dữ liệu phục vụ cho công tác tín dụng, thẩm định và phê duyệt tín dụng. Agribank cần phải hiện đại hóa cơ sở vật chất, triển khai công nghệ để đưa vào ứng dụng nhiều sản phẩm mới, phát triển các giao dịch tự động, góp phần tích cực cải thiện văn minh tín dụng và lôi kéo thêm khách hàng.

Tiếp tục chuẩn hóa thông tin của khách hàng, đảm bảo thông tin khách hàng luôn được cập nhật chính xác trong toàn hệ thống, thông tin TSĐB, các thông tin liên quan trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đảm bảo chất lượng thông tin tốt

phục vụ cho việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và phòng ngừa rủi ro đúng quy định.

3.2.3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát cho vay

Chi nhánh luôn xác định tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với chất lượng tín dụng, hạn chế đến mức thấp nhất nợ quá hạn và nợ xấu. Để đạt được sự phát triển bền vững đó, công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng luôn là biện pháp hàng đầu cần được thực hiện thường xuyên.

Cán bộ kiểm tra nội bộ phải hoạt động độc lập, trên cơ sở đó có những kiến nghị đánh giá, độc lập trong hoạt động kiểm tra. Không bị phụ thuộc hay chi phối bởi giám đốc chi nhánh. Cán bộ kiểm tra phải là những cán bộ giỏi nghiệp vụ tín dụng, có kinh nghiệm, trình độ và năng lực, đạo đức tốt thì mới đánh giá hết được nội dung kiểm như: công tác tuân thủ, chấp hành các quy trình, chính sách tín dụng; kiểm tra vốn vay ngân hàng có được sử dụng đúng mục đích không, tài sản thế chấp có được khách hàng bảo quản và sử dụng theo đúng như cam kết tại hợp đồng cầm cố thế chấp không, tránh trường hợp khách hàng mang tài sản thế chấp đi bán mà ngân hàng không hay biết hoặc khách hàng sử dụng, bảo quản tài sản không đúng qui cách, để hư hỏng gây thiệt hại cho ngân hàng khi phải phát mại tài sản; Tổng rà soát lại dư nợ tín dụng theo từng nhóm khách hàng, từng ngành nghề hoạt động của khách hàng để xác định đúng chất lượng tín dụng, nợ có vấn đề, nợ xấu, độ rủi ro của từng nhóm khách hàng, nhóm ngành. Để xác định rõ nguyên nhân và có kế hoạch đa dạng hóa sản phẩm tín dụng.

Việc kiểm tra, kiểm soát thường xuyên sẽ giúp cán bộ ngân hàng nắm bắt được những biến động bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, giảm thiểu rủi ro mất vốn cho ngân hàng.

Tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc hỗ trợ chi nhánh trực thuộc trong quá trình xử lý nợ nhất là chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu cao, các khách hàng vay liên chi nhánh. Duy trì và nâng cao chất lượng của công tác cảnh báo nợ xấu, nợ tiềm ẩn rủi ro để có biện pháp xử lý phù hợp, ngăn ngừa nợ xấu phát sinh.

3.2.3.4. Tăng cường các mối quan hệ giữa Ngân hàng với các cơ quan ban ngành có liên quan ngành có liên quan

Xây dựng mối quan hệ với các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội nghề, nông dân, các đoàn thể, phụ nữ… để nắm bắt được thông tin về doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân, đồng thời chuyển tải thông tin về hoạt động của Agribank tới khách hàng, tạo mối liên hệ qua lại thường xuyên, xâm nhập lẫn nhau giữa Agribank và khách hàng.

Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế để tranh thủ khai thác và tìm kiếm nguồn vốn có chi phí rẻ, tạo ra sự đa dạng các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn phục vụ nhu cầu mở rộng tín dụng trung, dài hạn, đầu tư dự án, đồng thời có cơ hội học tập, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.

Có mối quan hệ tốt với cơ quan chính quyền tại địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp, Tòa án, cơ quan thi hành án… để hỗ trợ cho các hoạt động của Ngân hàng, đặc biệt là công tác thu hồi nợ, công tác xử lý tài sản bảo đảm, bán tài sản bảo đảm.

3.3. Khuyến nghị

Đề nghị Chính phủ xem xét hoàn thiện môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng, luật pháp Việt Nam cần tạo điều kiện để các bên cho vay nhận thế chấp đối với các loại tài sản bằng cách cho ra đời luật sở hữu quy định mọi tài sản của doanh nghiệp đều phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu. Có như vậy, ngân hàng mới có thể giảm bớt thời gian cho vay đối với các doanh nghiệp và tránh được rủi ro trong quá trình xác định tài sản thế chấp.

Chính phủ cần có những định hướng quy hoạch phát triển đối với từng vùng kinh tế, từng ngành, địa phương để hướng sản xuất phù hợp với nhu cầu tránh tình trạng đầu tư tràn lan không hiệu quả, cung lớn hơn cầu.

Chính phủ có chế tài đủ mạnh để thực hiện cho vay đối với các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, cần sớm triển

khai chính sách bảo hiểm cho các sản phẩm nông nghiệp; tăng cường sự phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trong việc bảo lãnh tín chấp cho các thành viên vay vốn ngân hàng.

Đề nghị Chính phủ xem xét để có biện pháp bắt buộc các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán thống nhất. Bên cạch đó, các chứng từ kế toán phải được các cơ quan kiểm toán khẳng định tính trung thực và hợp lý nhằm đảm bảo tính minh bạch của thông tin tài chính.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần nâng cao vai trò của trung tâm thông tin tín dụng thông qua việc phối hợp với các cơ quan ban ngành khác như Bộ Tài chính, các cơ quan thuế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư… trong việc thu thập và xử lý thông tin về các khách hàng vay vốn cũng như các chính sách, cơ chế cho vay trong từng lĩnh vực có liên quan; đồng thời, cần hình thành các bộ phận chuyên trách cung cấp thông tin từng mặt của các hoạt động kinh tế để có thể cung cấp những thông tin mà ngân hàng cần về khách hàng như tình hình tài chính, thông tin phi tài chính, quan hệ tín dụng của khách hàng vay với các tổ chức tín dụng…Những thông tin này cần được cập nhật thường xuyên và có sự đảm bảo về pháp lý.

Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, giám sát hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. NHNN cần xử lý kiên quyết các trường hợp sai phạm, đồng thời phối hợp với các bộ ngành có liên quan để có sự phối hợp hỗ trợ kịp thời, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại.

Chính sách thắt chặt hay mở rộng của Ngân hàng nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động của ngân hàng thương mại, các thành phần trong nền kinh tế. Vì vậy, NHNN cần phân tích diễn biến thị trường tiền tệ trong từng thời kỳ để có thể có những dự báo vĩ mô các diễn biến tiền tệ, tín dụng từ đó có những chính sách tiền tệ cho phù hợp.

Ngân hàng nhà nước tiếp tục ban hành các văn bản qui định, hướng dẫn cụ thể các chính sách của nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng nói chung và hoạt

động tín dụng nói riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng thương mại trong quá trình tác nghiệp.

ệt Nam

Thành lập bộ phận lưu trữ thông tin chuyên nghiệp về khách hàng, kịp thời cung cấp trông tin đầy đủ, chính xác cho các chi nhánh trong toàn hệ thống, tạo một kênh thông tin chính thống và chính xác để hỗ trợ Chi nhánh trong công tác thẩm định, tiết kiệm chi phí, thời gian và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng. Cơ quan này được nối mạng với trung tâm thông tin của NHNN nhằm mục đích khai thác thông tin một cách hiệu quả nhất.

Tiếp tục điều hoà vốn trên các địa bàn đô thị loại I để tập trung chuyển tải vốn về những vùng miền đang phát triển, rất cần vốn như Bình Phước, qua đó xem xét ưu đãi phí sử dụng vốn, đặc biệt là ưu đãi phí sử dụng vốn để cấp tín dụng trên các lĩnh vực ưu tiên và có những chính sách ưu đãi khác về tăng trưởng dư nợ lành mạnh kèm theo.

Xây dựng quy định, quy trình cụ thể đối với từng nhóm khách hàng, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng của Agribank.

Do tính chất phức tạp của công tác tín dụng, nên cần sớm nghiêm cứu ban hành cơ chế về chính sách, chế độ, thể lệ làm việc, nghĩa vụ, quyền lợi của đội ngũ cán bộ tín dụng, có chính sách ưu đãi đối với cán bộ tín dụng về thu nhập, phương tiện đi lại, bảo bảm an toàn. Thường xuyên quan tâm đến việc động viên, khen thưởng cho đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi để có cơ sở đề nghị xét chọn, khen thưởng hàng năm. Có chính sách như vậy mới đảm bảo được chất lượng tín dụng trong kinh doanh và đầu tư phát triển đạt được hiệu quả cao.

3.3.4. Đối với các cấp chính quyền địa phƣơng

Phát triển hoạt động tín dụng tại các TCTD trên địa bàn gắn liền với sự phát triển của kinh tế tỉnh Bình Phước. Khi kinh tế phát triển, thu hút vốn đầu tư tăng, đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng, tốc độ đô thị hoá và dân cư tăng lên cũng là điều kiện thuận lợi để ngân hàng trên địa bàn mở rộng hoạt động

tín dụng. Một số kiến nghị sau với cấp chính quyền địa phương nhằm hoàn thiện môi trường kinh tế tỉnh Bình Phước đồng thời cũng là kiến nghị tạo điều kiện cho các TCTD trên địa bàn phát triển, đó là:

Phát huy thế mạnh của tỉnh, phát triển các khu công nghiệp tập trung tạo điều kiện để thu hút vốn đầu tư. Phát triển đồng bộ giữa phát triển các khu công nghiệp với phát triển dân cư, giao thông, y tế, văn hoá, giáo dục đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, hạ tầng, nguồn cung cấp lao động cho các doanh nghiệp. Do tốc độ thu hút đầu tư nhanh, công tác quy hoạch chưa theo kịp đầu tư của các thành phần kinh tế dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội, nguồn lao động.

Tăng cường hơn nữa công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước để thu hút nhà đầu tư đến với Bình Phước đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp, góp phần làm cho môi trường kinh doanh trên địa bàn lành mạnh, an toàn.

Giúp đỡ các hộ vay sử dụng vốn hiệu quả; thực tế ở nhiều địa phương cho thấy nhiều hộ vay (đặc biệt là các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn…) không biết cách làm ăn (kiến thức kỹ thuật và kiến thức quản lý của hộ vay rất hạn chế) nên sử dụng vốn không hiệu quả, không có lãi nên không tích lũy được tiền trả nợ gốc. Vì vậy, cần sự phối hợp tốt giữa chính quyền địa phương, các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác với các Trung tâm/trạm khuyến nông khuyến lâm ngư để tập huấn thường xuyên cho hộ vay. Nội dung tập huấn không chỉ về kỹ thuật sản xuất mà còn cả về kỹ năng quản lý sử dụng vốn.

Khơi thông tồn đọng trong xử lý tài sản đảm bảo, trong trường hợp ngân hàng phải xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vay, vẫn còn đang tồn tại khó khăn, vướng mắc nhưng chưa được giải quyết triệt để do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan. Đơn cử như tài sản đảm bảo là bất động sản, liên quan đến rất nhiều cơ quan như Cục thuế, Công an, UBND các cấp, Văn phòng nhà đất… do đó các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương phải có sự phối hợp, hỗ trợ hơn nữa để TCTD xử lý nhanh chóng TSĐB, đơn giản hoá các thủ tục phát mãi tài sản để thu hồi vốn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Từ cơ sở lý thuyết ở chương 1 và cơ sở thực tiễn ở chương 2. Chương 3 của luận văn đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng quy mô tín dụng của Agribank trên địa bàn tỉnh Bình Phước nhằm giữ vững và phát triển thị phần tín dụng. Những nội dung đã giải quyết trong chương 3 gồm có:

Thứ nhất: Quan điểm về mở rộng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Việt Nam – CN tỉnh Bình Phước. Trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương, định hướng phát triển ngành ngân hàng, định hướng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT Việt Nam nói chung và CN tỉnh Bình Phước nói riêng.

Thứ hai: Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng tín dụng bao gồm: nhóm giải pháp có tính chiến lược, nhóm giải pháp về nghiệp vụ và nhóm giải pháp hỗ trợ khác. Các giải pháp không chỉ dừng lại áp dụng trong khuôn khổ của chi nhánh mà còn hướng đến có sự thống nhất trong hệ thống Agribank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)