Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), 4 (nợ nghi ngờ) và 5 (nợ có khả năng mất vốn) quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.
Tỷ lệ nợ xấu (%) = Tổng số nợ xấu/Tổng dư nợ
Mức an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 5%.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng tín dụng của ngân hàng thƣơng mại
1.2.3.1. Nhóm nhân tố từ môi trường vĩ mô
- Môi trườ
Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến mở rộng cho vay của ngân hàng, xét cho đến cùng thì cái gốc để mở rộng cho vay an toàn và hiệu quả vẫn là phát triển kinh tế, khi kinh tế phát triển nó là nhân tố thúc đẩy mở rộng cho vay và ngược lại. Khi kinh tế suy thoái sẽ tác động tiêu cực đến mở rộng cho vay. Nền kinh tế suy thoái, lượng tiền nhàn rỗi trong toàn nền kinh tế sẽ giảm xuống, lượng tiền gửi vào ngân hàng có nguy cơ bị rút ra. Về phía doanh nghiệp giảm sút cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời, làm cho nhu cầu vay vốn giảm xuống. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển ổn định, các cơ hội đầu tư được trông đợi là sinh lợi tăng, làm tăng nhu cầu vay vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp. Mặt khác, nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, đó là nhân tố mở rộng cho vay tiêu dùng.
Chu kỳ của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến mở rộng cho vay của ngân hàng, các biến số kinh tế vĩ mô như: chỉ số CPI, các chỉ số thị trường chứng khoán, tăng
trưởng kinh tế, cán cân thương mại… là những nhân tố có ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển tạo điều kiện cho các các nhà đầu tư tiến hành đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư tăng và sản suất kinh doanh hiệu quả tạo tiền đề để các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay.
Hoạt động tín dụng của các ngân hàng có vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngay từ khi mới ra đời đến nay, tín dụng ngân hàng luôn được đánh giá là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Ngoài ra, hoạt động tín dụng của ngân hàng chịu sự chi phối rất lớn của môi trường kinh tế địa phương nơi ngân hàng hoạt động.Đặc điểm kinh tế địa phương có ảnh hường lớn đến mở rộng tín dụng, nó hướng ngân hàng tập trung vào những danh mục tín dụng phù hợp với địa phương, tập trung vào những thế mạnh chủ lực của địa phương, phù hợp với chương trình mục tiêu của Chính phủ (Bùi Diệu Anh 2013).
-
Sự ổn định về chính trị- xã hội sẽ thu hút đầu tư, các doanh nghiệp yên tâm đưa ra quyết định đầu tư do vậy mà nhu cầu vốn cho đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất gia tăng. Ngược lại, nếu môi trường chính trị, xã hội không ổn định sẽ làm các nhà đầu tư rút vốn đầu tư dẫn đến nhu cầu vốn sẽ giảm theo.
Ổn định chính trị là tiền đề để ổn định và phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển ổn định, chính trị và an ninh giữ vững là nhân tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh từ đó mà tạo điều kiện mở rộng cho vay.
Không chỉ có chính trị trong nước mà tình hình chính trị quốc tế cũng tác động đến mở rộng cho vay. Nền kinh tế mở chịu ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tế thế giới. Các biến động thị trường thế giới ngay lập tức tác động đến nền kinh tế trong nước và thông qua đó tác động đến giá cả và tác động đến sản xuất, từ sản xuất sẽ tác động đến mở rộng cho vay của ngân hàng. Nền kinh tế thế giới phát triển ổn định là nhân tố thúc đẩy mở rộng cho vay.
-
Bên cạnh môi trường kinh tế, hoạt động tín dụng luôn luôn và bao giờ cũng phải đặt trong khuôn khổ luật pháp của quốc gia. Hệ thống pháp luật, nhất là những
bộ luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng và hoạt động cho vay của ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại. Hệ thống pháp luật đầy đủ, nghiêm minh, ổn định là hành lang an toàn cho các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay, ngược lại hệ thống pháp luật không đầy đủ, thiếu nghiêm minh tác động tiêu cực tới mở rộng cho vay của các ngân hàng. Khi hệ thống pháp luật không đầy đủ sẽ không có cơ sở để xử lý vi phạm trong mối quan hệ với ngân hàng. Chấp hành pháp luật không nghiêm tạo kẽ hở để những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Những hiện tượng đó sẽ tác động tiêu cực đến mở rộng cho vay của ngân hàng.
Ngoài ra, khi ngân hàng thiết kế danh mục, lên kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm phải tuân thủ giới hạn quy định của Nhà nước như về tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ phân bổ vào khu vực ưu tiên (Bùi Diệu Anh 2013).
-
Nhà nước luôn có những khung chính sách tín dụng đặc thù nhằm hỗ trợ cho người vay vốn như: cho sản xuất lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi gia súc, nhà ở cho người nghèo, góp phần tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, năm lĩnh vực ưu tiên, nông nghiệp, nông thôn, xuất nhập khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ có mức trần lãi suất ưu tiên thấp... Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đã có ảnh hưởng lớn đến mở rộng tín dụng của ngân hàng.
- Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn.
Yếu tố mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ảnh hưởng đến mở rộng . Mức độ cạnh tranh càng khốc liệt thì khả năng mở rộng càng khó khăn và ngược lại mức độ cạnh tranh càng thấp thì khả năng mở rộng càng dễ. Các ngân hàng cạnh tranh chủ yếu bằng hình thức lãi suất và dịch vụ cho nên ngân hàng phải xây dựng lãi suất như thế nào là hợp lý, hấp dẫn nhất kết hợp với uy tín, danh tiếng của bản thân để tăng thị phần cả huy động và .
Có nhiều ngân hàng cùng hoạt động trên cùng một địa bàn thì thị trường sẽ bị phân chia cho các ngân hàng, làm mất tính độc quyền của ngân hàng. Tỷ lệ phân chia khách hàng giữa các ngân hàng tuỳ thuộc vào năng lực cạnh tranh của từng
ngân hàng. Năng lực cạnh tranh mạnh sẽ chiếm được nhiều thị trường, năng lực cạnh tranh yếu sẽ bị hạn chế thị trường. Thường thì các ngân hàng luôn luôn xây dựng cho chính mình một chính sách khách hàng và một thị trường mục tiêu để từ đó thiết kế sản phẩm đặc thù (Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Hồng Hải (2014).
1.2.3.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng
- ề
Nhu cầu vay vốn có thể cho đầu tư, sản xuất kinh doanh, có thể cho tiêu dùng. Tùy vào đặc điểm của từng địa phương mà có tập quán vay vốn và kinh doanh khác nhau, có nơi mọi nhà, mọi người đều có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất. Thực tiễn cho thấy, ở các thành phố lớn, điểm giao thông thuận lợi … ở đó, có nhu cầu kinh doanh rất lớn thuận lợi cho các ngân hàng có điều kiện mở rộng
trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, dịch vụ. Ở những vùng nông thôn, nhu cầu đầu tư cho nông nghiệp nông thôn cũng đang cần thiết và là một trong những đường lối, chính sách quan trọng của Nhà nước góp phần xây dựng nông thôn mới, tín dụng tam nông là một điểm sáng trong tăng trưởng tín dụng ở khu vực này.
Nếu như nhu cầu vốn cho sản xuất có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế thì nhu cầu vốn cho tiêu dùng không chỉ có liên quan đến sản xuất mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như niềm tin của người dân vào triển vọng nền kinh tế, tập quán tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng. Khi nền kinh tế phát triển, khi nhu cầu tiêu dùng của người dân gia tăng giúp cho các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay tiêu dùng.
-
Quan hệ tín dụng là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: nhu cầu của khách hàng, khả năng của ngân hàng và sự tin tưởng lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, việc mở rộng tín dụng phụ thuộc vào cả 3 yếu tố: khách hàng, ngân hàng và sự tín nhiệm, trong đó sự tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng: sự tín nhiệm của ngân hàng càng cao, thu hút khách hàng càng lớn; khách hàng có tín nhiệm đối với ngân hàng thường được tiếp cận vốn dễ dàng và có thể được vay
với lãi suất thấp hơn so với các đối tượng khác.
Bên cạnh đó, cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng của ngân hàng, chẳng hạn như ở thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ dân trí cao thì nhu cầu vay của khách hàng sẽ tăng cao hơn so với các vùng nông thôn, hẻo lánh. Mặt khác, khi người dân có trình độ dân trí cao họ sẽ hiểu biết về các quy định của ngân hàng, thủ tục vay vốn… họ tiếp cận với ngân hàng dễ dàng hơn, không còn tâm lý e dè, ngại tiếp xúc. Ngoài ra, tư cách đạo đức của người vay cũng là yếu tố ngân hàng quan tâm trước khi quyết định cấp tín dụng.
- ản đảm bảo của khách hàng
+ Với ngân hàng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng đầy đủ những yêu cầu về năng lực tài chính đủ lớn và lành mạnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Ngân hàng xem xét kỹ lưỡng những nguồn trả nợ nghi ngờ về tính lành mạnh hoặc nguồn đủ mạnh nhưng không ổn định của khách hàng để quyết định cấp tín dụng.
+ Tính khả thi củ
Để nguồn vốn tín dụng đến được với khách hàng, ngân hàng luôn thẩm định tính khả thi phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, minh chứng cho khả năng thu hồi được vốn đầu tư và điều này ảnh hưởng đến việc đưa ra các quyết định cho vay cũng như chất lượng khoản vay.
Hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù, trước khi quyết định cho vay, ngân hàng đã trải qua các khâu thu thập, xử lý, phân tích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhưng vẫn chưa thể loại bỏ được rủi ro tín dụng. Do vậy, sử dụng tài sản bảo đảm như một trong các cơ sở quan trọng trong việc cấp tín dụng là một cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro của ngân hàng.
1.2.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng
Ngoài những yếu tố mang tính khách quan tác động đến quy mô và cơ cấu khoản vay như tình hình kinh tế chính trị, xã hội của đất nước thì những vấn đề bên trong ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng hoạt động tín dụng.
Thứ nhất, các nguồn lực của ngân hàng
Muốn mở rộng cho vay ngân hàng phải có đủ nguồn lực về vốn, về nhân lực, mạng lưới, công nghệ... cụ thể các nhân tố này có ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng như:
+ Về ủa ngân hàng
Quy mô vốn của ngân hàng quyết định khả năng huy động cũng như mở rộng , chỉ khi có nguồn vốn mới có thể mở rộng được . Vốn tự có của ngân hàng thương mại thể hiện sức mạnh về tài chính của ngân hàng đó, xét trên khía cạnh pháp lý, vốn tự có được xem như là tấm đệm chống đỡ rũi ro, vốn tự có càng cao chứng tỏ ngân hàng đó càng mạnh.
Mặt khác để quản trị rủi ro ngân hàng nhà nước đưa ra các giới hạn như giới hạn cho vay đối với một khách hàng (không quá 15% vốn tự có), tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, tỷ lệ dùng vốn tự có để mua sắm tài sản cố định. Những nhân tố đó trực tiếp và gián tiếp tác động đến mở rộng của các ngân hàng thương mại.
+ Về mạng lưới hoạt động
Mạng lưới hoạt động rộng là nhân tố tác động tích cực đến mở rộ
ới rộng sẽ tạo điều kiện mở rộng nguồn huy động vốn, từ đó mà tác động đế ới rộng sẽ tạo điều kiện cho khách hàng giao dịch với ngân hàng được thuận lợi hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, giúp các ngân hàng mở rộng các hoạt động dịch vụ… từ đó mà gián tiếp làm tăng khối lượng tín dụng của ngân hàng.
Các ngân ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay và nhất là các ngân hàng TMCP đang theo đuổi chiến lược ngân hàng bán lẻ vì vậy màng lưới hoạt động là nhân tố quan trọng để mở rộ ờng các NHTM khi thành lập có
trụ sở đóng ở các đô thị lớn sau đó mở các chi nhánh về các địa phương nơi có kinh tế phát triển để mở rộng hoạt động và mở rộ
+ Nguồn nhân lực
Quy mô và chất lượng cán bộ nhân viên (CBNV) của ngân hàng cũng có tác động đến mở rộ ốn mở rộ ải có nguồn nhân lực tương ứng. Nguồn nhân lực không những có đủ về số lượng mà còn phải đáp ứng về chất lượng. Nếu chất lượng cán bộ tín dụng không đảm bảo sẽ ảnh hưởng xấu tới chất lượng tín dụng từ đó tác động đến mở rộ ỉ nguồn nhân lực trực tiếp mà số lượng cũng như chất lượng hệ thống kiểm soát tín dụng cũng cần phải được bố trí tương ứng để đảm bảo kiểm soát chất lượng tín dụng.
Ngoài ra, năng lực quản trị tín dụng của ngân hàng cũng là nhân tố quan trọng quyết định mở rộng tín dụng, các nhà quản trị tín dụng xác định mục tiêu và hoạch định chiến lược thích hợp để đạt mục tiêu. Trên cơ sở năng lực quản trị tín dụng cao, ngân hàng mới có khả năng vừa mở rộng quy mô cho vay vừa bảo đảm kiểm soát rũi ro. Bởi nếu không quản trị rủi ro tín dụng tốt thì khi mở rộ
không những không tăng tương ứng về doanh thu mà còn gia tăng quá mức về chi phí. Không quản trị rủi ro tín dụng tốt để phát sinh quá nhiều nợ xấu nó sẽ tác động tiêu cực đến thu nhập từ hoạt độ ảm uy tín của công chúng đối với ngân hàng từ đó tác động tiêu cực đến mở rộ
+ Về công nghệ: các ngân hàng thương mại rất quan tâm đến công nghệ, họ thường đi đầu trong ứng dụng công nghệ nhất là công nghệ tin học. Khi mở rộ
ố lượng các giao dịch tăng lên, giá trị các giao dịch tăng lên đòi hỏi phải cải tiến công nghệ quản lý. Ngược lại khi công nghệ quản lý hiện đại sẽ tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm từ đó có tác động tích cực với mở rộ
+ Thương hiệu và uy tín của ngân hàng cũng là nhân tố tác động đến mở rộ hàng có quy mô lớn, thương hiệu mạnh và uy tín sẽ là nhân tố tác động tích cực đến mở rộ ợc lại. Ngân hàng không có uy tín,
thương hiệu kém sẽ hạn chế mở rộ ột ngân hàng có quy mô, uy tín, ngân hàng đó có thể huy động đủ vốn để mở rộ ợc lại.
Thứ hai, chiến lược và chính sách tín dụng của ngân hàng
+ Chiến lược kinh doanh có tính quyết định tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng, căn cứ vào tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể, các ngân hàng xây dựng