Tiêu chí đánh giá mở rộng tín dụng ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 28)

1.2.2.1. Mức tăng trưởng số lượng khách hàng của ngân hàng

+ Gọi mức tăng trưởng số lượng khách hàng là MSL

MSL = St –S(t-1)

St : là số lượng khách hàng của ngân hàng năm t S(t-1) : số lượng khách hàng của ngân hàng năm t-1

+ Tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng là TSL

TSL (%) =

Ý nghĩa: phản ánh tốc độ thay đổi số lượng khách hàng năm t so với năm (t-1) + Tỷ lệ số lượng đối tượng khách hàng (i) trên tổng số khách hàng của ngân hàng.

ISLi (%)=

MSli: Số lượng khách hàng i

S: Tổng số khách hàng có quan hệ vay vốn với ngân hàng

Ý nghĩa: phản ánh tỷ lệ đối tượng khách hàng i trên tổng số khách hàng có quan hệ vay vốn tại ngân hàng.

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi số lượng (tốc độ tăng trưởng) số lượng khách hàng năm sau cao hơn năm trước, cho thấy quy mô tín dụng tăng về mặt số lượng khách hàng.

1.2.2.2. Mức tăng trưởng dư nợ cấp tín dụng

Các chỉ tiêu đánh giá

+ Mức tăng trưởng dư nợ tín dụng MDN = DNt –DN(t-1)

DNt : dư nợ tín dụng ngân hàng năm t DN(t-1) : dư nợ của ngân hàng năm t-1

Ý nghĩa: phản ánh lượng thay đổi dư nợ năm t so với năm (t-1) + Tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng là TDN

TDN (%) =

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng dư nợ của khách hàng năm nay so với năm trước, chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

( 1) 100 SL T M x S 100 SLi M x S ( 1) 100 DN T M x DN

+ Tỷ lệ dư nợ đối tượng khách hàng (i) trên tổng dư nợ của ngân hàng IDNi (%)=

DNi: dư nợ đối tượng khách hàng i DN: tổng dư nợ cho vay của ngân hàng

Ý nghĩa: phản ánh tỷ lệ dư nợ nhóm đối tượng khách hàng i trên tổng dư nợ tại ngân hàng. Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ mở rộng tín dụng đối với từng lọai đối tượng khách hàng cụ thể trong tương quan so sánh với các đối tượng khác.

Tóm lại, khi mức (tốc độ tăng trưởng) dư nợ năm sau cao hơn năm trước, cho thấy quy mô tín dụng được mở rộng và ngược lại là sự thu hẹp về quy mô tín dụng của ngân hàng đó.

1.2.2.3. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay (DSCV) (%)

(DSCV năm nay - DSCV năm trước)

Tỷ lệ tăng trưởng DSCV (%) = --- x 100% DSCV năm trước

- Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Doanh số cho vay phản ánh lượng tín dụng đưa ra trong một thời kỳ (năm) còn dư nợ tín dụng phản ánh lượng tín dụng xét tại một thời điểm (chẳng hạn thời điểm cuối năm).

- Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của ngân hàng càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại ngân hàng đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.

1.2.2.4. Mức tăng trưởng dư nợ bình quân trên một khách hàng

Các chỉ tiêu đánh giá

+ Mức tăng trưởng dư nợ bình quân trên một khách hàng (MbqDN) MbqDN = DNbqt - DNbq(t-1)

Trong đó:

DNbqt: dư nợ bình quân năm t DNbq : dư nợ bình quân năm t - 1

100

i DN x DN

Ý nghĩa: phản ánh lượng thay đổi dư nợ bình quân trên một khách hàng năm t so với năm (t-1).

+ Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân trên một khách hàng (TbqDN) TbqDN(%)=

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng dư nợ bình quân trên một khách hàng năm t so với năm (t-1).

Đây là chỉ tiêu đánh giá mức độ mở rộng quy mô tín dụng đối với 01 khách hàng, quy mô dư nợ bình quân của khách hàng doanh nghiệp có sự khác biệt so với quy mô dư nợ bình quân của khách hàng cá nhân, hộ gia đình nên sẽ phân tích trên hai nhóm khách hàng là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng hộ gia đình, cá nhân. Khi chỉ tiêu mức (hay tốc độ) tăng dư nợ bình quân của khách hàng năm sau cao hơn năm trước (số dương), chứng tỏ quy mô tín dụng của ngân hàng đối với một khách hàng được mở rộng, ngược lại là sự thu hẹp tín dụng ngân hàng đối với một khách hàng.

1.2.2.5. Mức độ tăng trưởng của thị phần cấp tín dụng của ngân hàng trên thị trường mục tiêu

Các chỉ tiêu đánh giá

+ Tỷ lệ dư nợ của ngân hàng A trên tổng số dư nợ của ngân hàng trên địa bàn IDNNH (%)=

IDNNH (%): Tỷ lệ dư nợ của ngân hàng A trên tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn phân tích (thị phần)

DNNH A: Dư nợ của ngân hàng A

DN: Tổng dư nợ của các ngân hàng trên địa bàn

Ý nghĩa: phản ánh thị phần dư nợ của ngân hàng A trên địa bàn.

+ Mức độ tăng trưởng của thị phần cấp tín dụng của ngân hàng trên thị trường mục tiêu MTP.

MTP = Mtpt - Mtp(t-1)

Trong đó: Mtpt thị phần ngân hàng A năm t

100 ( 1) DN x DNbq t Mbq 100 DNNHA x DN

Mtp(t-1): thị phần ngân hàng A năm t- 1

Ý nghĩa: phản ánh mức thay đổi thị phần dư nợ của ngân hàng năm t so với năm (t-1).

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thị phần dư nợ của ngân hàng A năm sau cao hơn năm trước, cho thấy ngân hàng A đang mở rộng tín dụng trên thị trường (Trần Trọng Huy 2013).

1.2.2.6. Chỉ tiêu nợ xấu của ngân hàng

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), 4 (nợ nghi ngờ) và 5 (nợ có khả năng mất vốn) quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN Việt Nam. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu (%) = Tổng số nợ xấu/Tổng dư nợ

Mức an toàn cho phép theo thông lệ quốc tế tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 5%.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

1.2.3.1. Nhóm nhân tố từ môi trường vĩ mô

- Môi trườ

Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng lớn đến mở rộng cho vay của ngân hàng, xét cho đến cùng thì cái gốc để mở rộng cho vay an toàn và hiệu quả vẫn là phát triển kinh tế, khi kinh tế phát triển nó là nhân tố thúc đẩy mở rộng cho vay và ngược lại. Khi kinh tế suy thoái sẽ tác động tiêu cực đến mở rộng cho vay. Nền kinh tế suy thoái, lượng tiền nhàn rỗi trong toàn nền kinh tế sẽ giảm xuống, lượng tiền gửi vào ngân hàng có nguy cơ bị rút ra. Về phía doanh nghiệp giảm sút cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời, làm cho nhu cầu vay vốn giảm xuống. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển ổn định, các cơ hội đầu tư được trông đợi là sinh lợi tăng, làm tăng nhu cầu vay vốn để tài trợ cho các dự án đầu tư của doanh nghiệp. Mặt khác, nền kinh tế phát triển, thu nhập bình quân đầu người cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, đó là nhân tố mở rộng cho vay tiêu dùng.

Chu kỳ của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến mở rộng cho vay của ngân hàng, các biến số kinh tế vĩ mô như: chỉ số CPI, các chỉ số thị trường chứng khoán, tăng

trưởng kinh tế, cán cân thương mại… là những nhân tố có ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng. Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định và phát triển tạo điều kiện cho các các nhà đầu tư tiến hành đầu tư, nhu cầu vốn đầu tư tăng và sản suất kinh doanh hiệu quả tạo tiền đề để các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay.

Hoạt động tín dụng của các ngân hàng có vai trò thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Ngay từ khi mới ra đời đến nay, tín dụng ngân hàng luôn được đánh giá là đòn bẩy cho sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Ngoài ra, hoạt động tín dụng của ngân hàng chịu sự chi phối rất lớn của môi trường kinh tế địa phương nơi ngân hàng hoạt động.Đặc điểm kinh tế địa phương có ảnh hường lớn đến mở rộng tín dụng, nó hướng ngân hàng tập trung vào những danh mục tín dụng phù hợp với địa phương, tập trung vào những thế mạnh chủ lực của địa phương, phù hợp với chương trình mục tiêu của Chính phủ (Bùi Diệu Anh 2013).

-

Sự ổn định về chính trị- xã hội sẽ thu hút đầu tư, các doanh nghiệp yên tâm đưa ra quyết định đầu tư do vậy mà nhu cầu vốn cho đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất gia tăng. Ngược lại, nếu môi trường chính trị, xã hội không ổn định sẽ làm các nhà đầu tư rút vốn đầu tư dẫn đến nhu cầu vốn sẽ giảm theo.

Ổn định chính trị là tiền đề để ổn định và phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển ổn định, chính trị và an ninh giữ vững là nhân tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh từ đó mà tạo điều kiện mở rộng cho vay.

Không chỉ có chính trị trong nước mà tình hình chính trị quốc tế cũng tác động đến mở rộng cho vay. Nền kinh tế mở chịu ảnh hưởng rất lớn của nền kinh tế thế giới. Các biến động thị trường thế giới ngay lập tức tác động đến nền kinh tế trong nước và thông qua đó tác động đến giá cả và tác động đến sản xuất, từ sản xuất sẽ tác động đến mở rộng cho vay của ngân hàng. Nền kinh tế thế giới phát triển ổn định là nhân tố thúc đẩy mở rộng cho vay.

-

Bên cạnh môi trường kinh tế, hoạt động tín dụng luôn luôn và bao giờ cũng phải đặt trong khuôn khổ luật pháp của quốc gia. Hệ thống pháp luật, nhất là những

bộ luật có liên quan đến hoạt động ngân hàng và hoạt động cho vay của ngân hàng có ảnh hưởng không nhỏ đến mở rộng cho vay của ngân hàng thương mại. Hệ thống pháp luật đầy đủ, nghiêm minh, ổn định là hành lang an toàn cho các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay, ngược lại hệ thống pháp luật không đầy đủ, thiếu nghiêm minh tác động tiêu cực tới mở rộng cho vay của các ngân hàng. Khi hệ thống pháp luật không đầy đủ sẽ không có cơ sở để xử lý vi phạm trong mối quan hệ với ngân hàng. Chấp hành pháp luật không nghiêm tạo kẽ hở để những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Những hiện tượng đó sẽ tác động tiêu cực đến mở rộng cho vay của ngân hàng.

Ngoài ra, khi ngân hàng thiết kế danh mục, lên kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm phải tuân thủ giới hạn quy định của Nhà nước như về tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ phân bổ vào khu vực ưu tiên (Bùi Diệu Anh 2013).

-

Nhà nước luôn có những khung chính sách tín dụng đặc thù nhằm hỗ trợ cho người vay vốn như: cho sản xuất lúa gạo, thủy sản, chăn nuôi gia súc, nhà ở cho người nghèo, góp phần tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, năm lĩnh vực ưu tiên, nông nghiệp, nông thôn, xuất nhập khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ có mức trần lãi suất ưu tiên thấp... Từ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, đã có ảnh hưởng lớn đến mở rộng tín dụng của ngân hàng.

- Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn.

Yếu tố mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng ảnh hưởng đến mở rộng . Mức độ cạnh tranh càng khốc liệt thì khả năng mở rộng càng khó khăn và ngược lại mức độ cạnh tranh càng thấp thì khả năng mở rộng càng dễ. Các ngân hàng cạnh tranh chủ yếu bằng hình thức lãi suất và dịch vụ cho nên ngân hàng phải xây dựng lãi suất như thế nào là hợp lý, hấp dẫn nhất kết hợp với uy tín, danh tiếng của bản thân để tăng thị phần cả huy động và .

Có nhiều ngân hàng cùng hoạt động trên cùng một địa bàn thì thị trường sẽ bị phân chia cho các ngân hàng, làm mất tính độc quyền của ngân hàng. Tỷ lệ phân chia khách hàng giữa các ngân hàng tuỳ thuộc vào năng lực cạnh tranh của từng

ngân hàng. Năng lực cạnh tranh mạnh sẽ chiếm được nhiều thị trường, năng lực cạnh tranh yếu sẽ bị hạn chế thị trường. Thường thì các ngân hàng luôn luôn xây dựng cho chính mình một chính sách khách hàng và một thị trường mục tiêu để từ đó thiết kế sản phẩm đặc thù (Nguyễn Thanh Nhàn, Nguyễn Thị Minh Nguyệt, Nguyễn Thị Hồng Hải (2014).

1.2.3.2. Các nhân tố thuộc về khách hàng

- ề

Nhu cầu vay vốn có thể cho đầu tư, sản xuất kinh doanh, có thể cho tiêu dùng. Tùy vào đặc điểm của từng địa phương mà có tập quán vay vốn và kinh doanh khác nhau, có nơi mọi nhà, mọi người đều có nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất. Thực tiễn cho thấy, ở các thành phố lớn, điểm giao thông thuận lợi … ở đó, có nhu cầu kinh doanh rất lớn thuận lợi cho các ngân hàng có điều kiện mở rộng

trong lĩnh vực sản xuất, chế biến, dịch vụ. Ở những vùng nông thôn, nhu cầu đầu tư cho nông nghiệp nông thôn cũng đang cần thiết và là một trong những đường lối, chính sách quan trọng của Nhà nước góp phần xây dựng nông thôn mới, tín dụng tam nông là một điểm sáng trong tăng trưởng tín dụng ở khu vực này.

Nếu như nhu cầu vốn cho sản xuất có quan hệ mật thiết với phát triển kinh tế thì nhu cầu vốn cho tiêu dùng không chỉ có liên quan đến sản xuất mà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác như niềm tin của người dân vào triển vọng nền kinh tế, tập quán tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng. Khi nền kinh tế phát triển, khi nhu cầu tiêu dùng của người dân gia tăng giúp cho các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay tiêu dùng.

-

Quan hệ tín dụng là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: nhu cầu của khách hàng, khả năng của ngân hàng và sự tin tưởng lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng. Vì vậy, việc mở rộng tín dụng phụ thuộc vào cả 3 yếu tố: khách hàng, ngân hàng và sự tín nhiệm, trong đó sự tín nhiệm là cầu nối mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng: sự tín nhiệm của ngân hàng càng cao, thu hút khách hàng càng lớn; khách hàng có tín nhiệm đối với ngân hàng thường được tiếp cận vốn dễ dàng và có thể được vay

với lãi suất thấp hơn so với các đối tượng khác.

Bên cạnh đó, cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng của ngân hàng, chẳng hạn như ở thành thị hoặc nơi tập trung đông dân cư, có mức thu nhập khá, trình độ dân trí cao thì nhu cầu vay của khách hàng sẽ tăng cao hơn so với các vùng nông thôn, hẻo lánh. Mặt khác, khi người dân có trình độ dân trí cao họ sẽ hiểu biết về các quy định của ngân hàng, thủ tục vay vốn… họ tiếp cận với ngân hàng dễ dàng hơn, không còn tâm lý e dè, ngại tiếp xúc. Ngoài ra, tư cách đạo đức của người vay cũng là yếu tố ngân hàng quan tâm trước khi quyết định cấp tín dụng.

- ản đảm bảo của khách hàng

+ Với ngân hàng vấn đề quan tâm đầu tiên về khách hàng của mình là khả năng trả nợ. Một khoản vay vốn được ngân hàng chấp nhận khi khách hàng đáp ứng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mở rộng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh bình phước (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)