Hoạt động cho vay và cho vay hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bán chéo sản phẩm, dịch vụ thông qua hoạt động cho vay hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 46 - 50)

2.2. THỰC TRẠNG VỀ BÁN CHÉO SẢN PHẨM, DỊCH VỤ THÔNG QUA

2.2.2. Hoạt động cho vay và cho vay hộ

Biểu đồ 2.2: Diễn biến doanh số cho vay - thu nợ, dư nợ qua 03 năm

ĐVT: triệu VND

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2010, 2011, 2012 của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng[19]

Nhìn vào Biểu đồ 2.2, có thể thấy trong giai đoạn vừa qua, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động cho vay tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng vẫn diễn ra khá sôi động. Cùng với việc tăng trưởng và mở rộng quy mơ tín dụng, doanh số cho vay trong ba năm 2010 – 2012 cũng đã tăng với tốc độ bình quân trên 127% (cao hơn tốc độ tăng trưởng cho vay). Riêng trong năm 2012, doanh số cho vay đã đạt trên 10,300 tỷ, doanh số thu nợ là 9,356 tỷ VND, gấp hơn 1.6 lần so với năm 2010. Như vậy, nguồn vốn cho vay được quay vòng và sử dụng khá hiệu

quả, đáp ứng cho nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng.

Biểu đồ 2.3 cho thấy sự phân bổ đầu tư tín dụng đối với các ngành kinh tế của Agribank - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Thương nghiệp và dịch vụ là hai ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2012 là 45%), tiếp đến là ngành nông nghiệp (năm 2012 chiếm tỷ trọng 34%). Dư nợ đối với các ngành kinh tế này đều có sự tăng trưởng qua các năm. Mức đầu tư cho lâm nghiệp và thủy sản là không đáng kể, mặc dù Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc Tây nguyên. Hai ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn (khoảng 4%). Ngành giao thông vận tải, xây dựng và những lãnh vực cịn lại khơng có nhiều biến động, chiếm khoảng 20% dư nợ cho vay của Chi nhánh.

Biểu đồ 2.3: Diễn biến dư nợ phân theo ngành kinh tế qua 03 năm

ĐVT: triệu VND

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2010, 2011, 2012 của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng[19]

Phân theo thành phần kinh tế, tỷ trọng dư nợ của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng được thể hiện qua Biểu đồ 2.4 và Biểu đồ 2.5. Có thể thấy, đối tượng khách hàng cho vay chủ yếu của Chi nhánh là cá nhân và hộ gia đình. Đầu tư cho

thành phần kinh tế này qua các năm đều có sự tăng trưởng về quy mô, năm 2012 chiếm đến 75.5% tổng dư nợ của Chi nhánh.

Biểu đồ 2.4: Diễn biến dư nợ phân theo thành phần kinh tế qua 03 năm

ĐVT: triệu VND

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2010,2011, 2012 của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng[19]

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng dư nợ phân theo thành phần kinh tế năm 2012

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2012 của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng[19]

Tiếp đến là nhóm các doanh nghiệp ngồi Nhà Nước, chiếm tỷ trọng trên 20% tổng dư nợ, qua các năm cũng có sự tăng trưởng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối nhưng với biên độ không lớn. Cho vay đối với hợp tác xã gần như chỉ còn là dấu vết của thời kỳ trước để lại, dư nợ chỉ ở mức vài tỷ đồng và tỷ trọng ngày càng giảm qua các năm. Quy mô đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà Nước cũng theo chiều hướng ngày càng thu hẹp, tỷ trọng dư nợ cũng rất khiêm tốn, năm 2012 chỉ còn 2.9% so với tổng dư nợ của Chi nhánh.

Xét trên toàn địa bàn tỉnh Lâm Đồng, thị phần cho vay tại thời điểm cuối năm 2012 được thể hiện qua Biểu đồ 2.6

Biểu đồ 2.6: Thị phần đầu tư tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2012

Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng vốn các NHTM trên địa bàn năm 2010, 2011,2012 - NHNN tỉnh Lâm Đồng

Có thể thấy, Agribank – Chi nhánh Lâm Đồng hiện đang dẫn đầu thị phần cho vay với tỷ trọng 31%, và giữ khoảng cách khá xa đối với ngân hàng thứ nhì là BIDV (14%), xếp ở vị trí thứ ba là Vietinbank với 12% thị phần. Ngân hàng Chính sách xã hội tuy chỉ chiếm tỷ trọng 9%, nhưng cần chú ý đối tượng cho vay của ngân hàng này thuần túy là cá nhân, hộ gia đình và khơng vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng có quy mơ dư nợ nhỏ nhất là Ngân hàng Hàng hải, với tỷ trọng vỏn vẹn chỉ có 0.0016%.

Nhìn chung, hoạt động cho vay của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua là phù hợp với định hướng của Agribank và điều kiện kinh tế, xã hội tại địa phương. Khách hàng cá nhân, hộ gia đình, địa bàn nơng nghiệp, nơng thơn vẫn là đối tượng ưu tiên của Agribank trong chiến lược đầu tư tín dụng. Tuy món vay có

nhỏ, lẻ làm tăng chi phí hoạt động, nhưng mức độ rủi ro và khả năng mất vốn lại thấp. Với ưu thế số đông (tại Chi nhánh Lâm Đồng là hơn 65,000 khách hàng) cùng với nhu cầu đa dạng, phong phú, đây thật sự là mục tiêu rất đáng được quan tâm khi xây dựng và thực hiện chiến lược bán lẻ, bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bán chéo sản phẩm, dịch vụ thông qua hoạt động cho vay hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)