GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK – CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bán chéo sản phẩm, dịch vụ thông qua hoạt động cho vay hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 42 - 45)

2.1.1. Tóm tắt lịch sử hình thành và q trình phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng (Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng) có trụ sở chính đóng tại số 21B đường Trần Phú, TP. Đà Lạt, là một đơn vị thành viên thuộc Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).

Cách đây 25 năm, trước yêu cầu đổi mới hoạt động ngân hàng, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 chuyển hệ thống Ngân hàng Việt Nam sang mơ hình hai cấp. Theo đó ngân hàng Nhà Nước làm nhiệm vụ quản lý Nhà Nước, các tổ chức tín dụng làm nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp. Từ đây hàng loạt các ngân hàng thương mại quốc doanh đã ra đời và hoạt động theo cơ chế thị trường. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam là một trong các ngân hàng thương mại quốc doanh đó.

Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng được thành lập từ tháng 07/1988 trên cơ sở tiếp nhận con người, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động của 09 chi nhánh ngân hàng Nhà Nước huyện, Quỹ tiết kiệm Tỉnh, Phịng tín dụng nơng nghiệp ngân hàng Nhà nước Tỉnh và Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Tỉnh (nay là Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Tỉnh Lâm Đồng). Lúc này, quy mô của Chi nhánh rất nhỏ bé: gần 3.4 tỷ nguồn vốn tự huy động; 11.2 tỷ dư nợ, trong đó 3.1% là nợ quá hạn; nhưng biên chế lại đơng (468 người), trong đó chỉ có 11.1% có trình độ đại học và cao đẳng; 27.6% có trình độ trung cấp, cịn lại là sơ cấp và chưa qua đào tạo; cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, phương tiện làm việc và đi lại hầu như chưa có gì. Trong q trình hoạt động, Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã trải qua bốn giai đoạn: định hình về tổ chức và hoạt động (1988 – 1990); chuyển hoạt động sang cơ chế thị

trường (1991 - 1996); ổn định và thích nghi với mơi trường kinh doanh (1997 - 2005); hội nhập và cạnh tranh (từ 2006 đến nay).

Đến cuối năm 2012, Chi nhánh có tổng nguồn vốn tự huy động 5,436 tỷ, tăng gấp 1,599 lần; tổng dư nợ đạt 7,060 tỷ, tăng gấp 630 lần; nợ xấu 29.7 tỷ chiếm tỷ lệ 0.42% trên tổng dư nợ, giảm 2.68% so với khi mới thành lập; đã phát hành được 165,356 thẻ ghi nợ; trong năm tổng thu dịch vụ đạt 36 tỷ, kết quả tài chính đạt 162% kế hoạch do Agribank giao. Đây là năm thứ 20 liên tiếp kể từ năm 1993 đến nay Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng ln có lãi và lãi năm sau thường cao hơn năm trước. Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã và đang là một trong những chi nhánh ngân hàng thương mại vững mạnh, giữ 27.63% thị phần huy động vốn và 31.29% thị phần đầu tư tín dụng trong tổng số 41 chi nhánh ngân hàng và tổ chức tín dụng trong toàn Tỉnh. Ở thời điểm hiện tại, Agribank là ngân hàng thương mại duy nhất 100% vốn Nhà Nước, nên ngoài nhiệm vụ kinh doanh, Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng cịn góp phần thực hiện các chính sách tiền tệ, đầu tư tín dụng, phát triển kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ.

2.1.2. Mơ hình tổ chức, mạng lưới hoạt động, nguồn nhân lực

Về mơ hình tổ chức (Phụ lục 1)

 Chi nhánh Tỉnh: gồm có Giám đốc, các phó giám đốc và 08 phòng nghiệp vụ (Kiểm tra, kiểm toán nội bộ; Kế hoạch tổng hợp; Tín dụng; Kinh doanh ngoại hối; Điện toán; Tổ chức – Hành chính; Dịch vụ và Marketing; Kế tốn – Ngân quỹ) giúp việc cho Giám đốc. Chi nhánh Tỉnh vừa làm nhiệm vụ quản lý các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc, vừa kinh doanh trực tiếp (Hội sở Tỉnh).

 Chi nhánh loại 3 trực thuộc Chi nhánh Tỉnh: bao gồm giám đốc, các phó giám đốc và 03 phòng nghiệp vụ cơ bản (Kế toán – Ngân quỹ, Kế hoạch – Kinh doanh, Hành chính – Nhân sự). Chi nhánh loại 3 thường là các chi nhánh huyện, thành phố hoặc khu thị trấn có quy mơ lớn, làm nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp.

 Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Tỉnh hoặc chi nhánh loại 3: bao gồm giám đốc, phó giám đốc và 2 bộ phận Kế tốn, Tín dụng. Phịng giao dịch thường đóng trên địa bàn phường, xã, làm nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp.

Về mạng lưới hoạt động (Phụ lục 2)

Đến cuối năm 2012, Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã có 28 đơn vị cơ sở trực thuộc, bao gồm: 01 hội sở tỉnh; 11 chi nhánh loại 3; 15 phòng giao dịch và 01 khách sạn; tăng 18 đơn vị so với khi mới thành lập. Trong đó hầu hết các đơn vị đều đã có trụ sở làm việc khang trang, được trang bị phương tiện làm việc tiên tiến.

Về nguồn nhân lực

Tổng biên chế là 389 người, trong đó 5.4 % có trình độ trên đại học (21 người), 76.3% có trình độ đại học, 87.6% có trình độ ngoại ngữ từ bằng A trở lên (trong đó có 7 người có bằng cử nhân ngoại ngữ, 25 người có bằng C; 267 người có bằng B), 93.3% có trình độ tin học cơ bản trở lên (trong đó có 21 cử nhân tin học, 110 người có bằng B).

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012

Một cách tổng quát, có thể thấy trong thời gian ba năm gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng tương đối khả quan, các chỉ tiêu chính đều diễn biến theo chiều hướng thuận lợi. Nguồn vốn huy động có tốc độ tăng trưởng bình qn là 132%, trong khi đó dư nợ cho vay có mức tăng trưởng thấp hơn, đạt 113%; về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu đã giảm hơn 3.8 lần so với đầu kỳ; tỷ lệ thu dịch vụ ngồi tín dụng tăng xấp xỉ 4 lần; còn lợi nhuận tăng trưởng bình quân trong ba năm đạt đến 138%.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng qua 3 năm

Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 1 Nguồn vốn huy động 3,140 3,937 5,436 2 Tổng dư nợ 5,558 6,117 7,060 3 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.61 1.36 0.42 4 Tỷ lệ thu dịch vụ ngồi tín dụng (%) 1.83 2.08 6.52 5 Lợi nhuận 113 204 216

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng[18]

Những con số trên cũng cho thấy Ban lãnh đạo Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng nhiều hơn đến công tác huy động vốn, tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ đã giúp cải thiện được nguồn vốn tự lực tại địa phương, giúp Chi nhánh chủ động hơn trong điều hành hoạt động kinh doanh. Song song với mở rộng quy mơ, chất lượng tín dụng cũng đã được quan tâm đúng mức. Chủ trương đẩy mạnh phát triển sản phẩm, dịch vụ nhằm đa dạng hóa nguồn thu đã gặt hái được kết quả khá tốt đẹp. Tổng hòa các giải pháp phù hợp, đúng hướng đã giúp Chi nhánh có được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khá tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bán chéo sản phẩm, dịch vụ thông qua hoạt động cho vay hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 42 - 45)