GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK – CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bán chéo sản phẩm, dịch vụ thông qua hoạt động cho vay hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 42)

2.1.1. Tóm tắt lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng (Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng) có trụ sở chính đóng tại số 21B đường Trần Phú, TP. Đà Lạt, là một đơn vị thành viên thuộc Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).

Cách đây 25 năm, trước yêu cầu đổi mới hoạt động ngân hàng, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 chuyển hệ thống Ngân hàng Việt Nam sang mô hình hai cấp. Theo đó ngân hàng Nhà Nước làm nhiệm vụ quản lý Nhà Nước, các tổ chức tín dụng làm nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp. Từ đây hàng loạt các ngân hàng thương mại quốc doanh đã ra đời và hoạt động theo cơ chế thị trường. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Việt Nam là một trong các ngân hàng thương mại quốc doanh đó.

Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng được thành lập từ tháng 07/1988 trên cơ sở tiếp nhận con người, cơ sở vật chất kỹ thuật và các hoạt động của 09 chi nhánh ngân hàng Nhà Nước huyện, Quỹ tiết kiệm Tỉnh, Phòng tín dụng nông nghiệp ngân hàng Nhà nước Tỉnh và Chi nhánh Ngân hàng kiến thiết Tỉnh (nay là Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Tỉnh Lâm Đồng). Lúc này, quy mô của Chi nhánh rất nhỏ bé: gần 3.4 tỷ nguồn vốn tự huy động; 11.2 tỷ dư nợ, trong đó 3.1% là nợ quá hạn; nhưng biên chế lại đông (468 người), trong đó chỉ có 11.1% có trình độ đại học và cao đẳng; 27.6% có trình độ trung cấp, còn lại là sơ cấp và chưa qua đào tạo; cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, phương tiện làm việc và đi lại hầu như chưa có gì. Trong quá trình hoạt động, Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã trải qua bốn giai đoạn: định hình về tổ chức và hoạt động (1988 – 1990); chuyển hoạt động sang cơ chế thị

trường (1991 - 1996); ổn định và thích nghi với môi trường kinh doanh (1997 - 2005); hội nhập và cạnh tranh (từ 2006 đến nay).

Đến cuối năm 2012, Chi nhánh có tổng nguồn vốn tự huy động 5,436 tỷ, tăng gấp 1,599 lần; tổng dư nợ đạt 7,060 tỷ, tăng gấp 630 lần; nợ xấu 29.7 tỷ chiếm tỷ lệ 0.42% trên tổng dư nợ, giảm 2.68% so với khi mới thành lập; đã phát hành được 165,356 thẻ ghi nợ; trong năm tổng thu dịch vụ đạt 36 tỷ, kết quả tài chính đạt 162% kế hoạch do Agribank giao. Đây là năm thứ 20 liên tiếp kể từ năm 1993 đến nay Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng luôn có lãi và lãi năm sau thường cao hơn năm trước. Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã và đang là một trong những chi nhánh ngân hàng thương mại vững mạnh, giữ 27.63% thị phần huy động vốn và 31.29% thị phần đầu tư tín dụng trong tổng số 41 chi nhánh ngân hàng và tổ chức tín dụng trong toàn Tỉnh. Ở thời điểm hiện tại, Agribank là ngân hàng thương mại duy nhất 100% vốn Nhà Nước, nên ngoài nhiệm vụ kinh doanh, Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng còn góp phần thực hiện các chính sách tiền tệ, đầu tư tín dụng, phát triển kinh tế - xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ.

2.1.2. Mô hình tổ chức, mạng lưới hoạt động, nguồn nhân lực

Về mô hình tổ chức (Phụ lục 1)

 Chi nhánh Tỉnh: gồm có Giám đốc, các phó giám đốc và 08 phòng nghiệp vụ (Kiểm tra, kiểm toán nội bộ; Kế hoạch tổng hợp; Tín dụng; Kinh doanh ngoại hối; Điện toán; Tổ chức – Hành chính; Dịch vụ và Marketing; Kế toán – Ngân quỹ) giúp việc cho Giám đốc. Chi nhánh Tỉnh vừa làm nhiệm vụ quản lý các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc, vừa kinh doanh trực tiếp (Hội sở Tỉnh).

 Chi nhánh loại 3 trực thuộc Chi nhánh Tỉnh: bao gồm giám đốc, các phó giám đốc và 03 phòng nghiệp vụ cơ bản (Kế toán – Ngân quỹ, Kế hoạch – Kinh doanh, Hành chính – Nhân sự). Chi nhánh loại 3 thường là các chi nhánh huyện, thành phố hoặc khu thị trấn có quy mô lớn, làm nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp.

 Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Tỉnh hoặc chi nhánh loại 3: bao gồm giám đốc, phó giám đốc và 2 bộ phận Kế toán, Tín dụng. Phòng giao dịch thường đóng trên địa bàn phường, xã, làm nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp.

Về mạng lưới hoạt động(Phụ lục 2)

Đến cuối năm 2012, Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã có 28 đơn vị cơ sở trực thuộc, bao gồm: 01 hội sở tỉnh; 11 chi nhánh loại 3; 15 phòng giao dịch và 01 khách sạn; tăng 18 đơn vị so với khi mới thành lập. Trong đó hầu hết các đơn vị đều đã có trụ sở làm việc khang trang, được trang bị phương tiện làm việc tiên tiến.

Về nguồn nhân lực

Tổng biên chế là 389 người, trong đó 5.4 % có trình độ trên đại học (21 người), 76.3% có trình độ đại học, 87.6% có trình độ ngoại ngữ từ bằng A trở lên (trong đó có 7 người có bằng cử nhân ngoại ngữ, 25 người có bằng C; 267 người có bằng B), 93.3% có trình độ tin học cơ bản trở lên (trong đó có 21 cử nhân tin học, 110 người có bằng B).

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 – 2012

Một cách tổng quát, có thể thấy trong thời gian ba năm gần đây, tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng tương đối khả quan, các chỉ tiêu chính đều diễn biến theo chiều hướng thuận lợi. Nguồn vốn huy động có tốc độ tăng trưởng bình quân là 132%, trong khi đó dư nợ cho vay có mức tăng trưởng thấp hơn, đạt 113%; về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu đã giảm hơn 3.8 lần so với đầu kỳ; tỷ lệ thu dịch vụ ngoài tín dụng tăng xấp xỉ 4 lần; còn lợi nhuận tăng trưởng bình quân trong ba năm đạt đến 138%.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chủ yếu tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng qua 3 năm

Đơn vị tính: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 1 Nguồn vốn huy động 3,140 3,937 5,436 2 Tổng dư nợ 5,558 6,117 7,060 3 Tỷ lệ nợ xấu (%) 1.61 1.36 0.42 4 Tỷ lệ thu dịch vụ ngoài tín dụng (%) 1.83 2.08 6.52 5 Lợi nhuận 113 204 216

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng[18]

Những con số trên cũng cho thấy Ban lãnh đạo Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng đã chú trọng nhiều hơn đến công tác huy động vốn, tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ đã giúp cải thiện được nguồn vốn tự lực tại địa phương, giúp Chi nhánh chủ động hơn trong điều hành hoạt động kinh doanh. Song song với mở rộng quy mô, chất lượng tín dụng cũng đã được quan tâm đúng mức. Chủ trương đẩy mạnh phát triển sản phẩm, dịch vụ nhằm đa dạng hóa nguồn thu đã gặt hái được kết quả khá tốt đẹp. Tổng hòa các giải pháp phù hợp, đúng hướng đã giúp Chi nhánh có được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khá tốt.

2.2. THỰC TRẠNG VỀ BÁN CHÉO SẢN PHẨM, DỊCH VỤ THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ TẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH TỈNH LÂM HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ TẠI AGRIBANK – CHI NHÁNH TỈNH LÂM ĐỒNG

2.2.1. Phân tích hiện trạng khách hàng cá nhân, hộ gia đình

Biểu đồ 2.1: Hiện trạng khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại thời điểm 31/12/2012

Nguồn: Báo cáo khảo sát, thống kê khách hàng tiền gửi, tiền vay và sử dụng dịch vụ năm 2012 của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng[16]

Tính đến cuối năm 2012, số lượng khách hàng của Agibank – Chi nhánh Lâm Đồng chiếm 42.82% tổng số khách hàng có giao dịch tiền gửi, tiền vay với các ngân hàng trên toàn địa bàn (chưa tính khách hàng vãng lai). Trong số đó, khách hàng tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất (29%, tương đương 68% nếu so với khách hàng của Chi

nhánh), còn lại là khách hàng tiền vay. Trong khách hàng tiền vay, có gần một nửa số khách hàng (6.05%, tương đương 14% nếu so với khách hàng của Chi nhánh) đã mở tài khoản tiền gửi thanh toán để sử dụng các dịch vụ khác.

Từ Biểu đồ 2.1, có thể thấy lượng khách hàng tiềm năng (chưa có quan hệ) của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng vẫn còn rất lớn (57.14%). Nếu xét riêng nhóm khách hàng này, hộ nông dân chiếm đến 50%, mà đây lại chính là đối tượng khách hàng chiến lược của Agribank. Kế tiếp là nhóm hộ kinh doanh (29%); nhóm cán bộ viên chức gần như đã được khai thác hết, chỉ còn lại khoảng 9%; và cuối cùng là nhóm khách hàng khác chiếm tỷ trọng 12%.

2.2.2. Hoạt động cho vay và cho vay hộ

Biểu đồ 2.2: Diễn biến doanh số cho vay - thu nợ, dư nợ qua 03 năm

ĐVT: triệu VND

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2010, 2011, 2012 của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng[19]

Nhìn vào Biểu đồ 2.2, có thể thấy trong giai đoạn vừa qua, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động cho vay tại Agribank - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng vẫn diễn ra khá sôi động. Cùng với việc tăng trưởng và mở rộng quy mô tín dụng, doanh số cho vay trong ba năm 2010 – 2012 cũng đã tăng với tốc độ bình quân trên 127% (cao hơn tốc độ tăng trưởng cho vay). Riêng trong năm 2012, doanh số cho vay đã đạt trên 10,300 tỷ, doanh số thu nợ là 9,356 tỷ VND, gấp hơn 1.6 lần so với năm 2010. Như vậy, nguồn vốn cho vay được quay vòng và sử dụng khá hiệu

quả, đáp ứng cho nhu cầu vốn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của khách hàng.

Biểu đồ 2.3 cho thấy sự phân bổ đầu tư tín dụng đối với các ngành kinh tế của Agribank - Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Thương nghiệp và dịch vụ là hai ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất (năm 2012 là 45%), tiếp đến là ngành nông nghiệp (năm 2012 chiếm tỷ trọng 34%). Dư nợ đối với các ngành kinh tế này đều có sự tăng trưởng qua các năm. Mức đầu tư cho lâm nghiệp và thủy sản là không đáng kể, mặc dù Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc Tây nguyên. Hai ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng chỉ chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn (khoảng 4%). Ngành giao thông vận tải, xây dựng và những lãnh vực còn lại không có nhiều biến động, chiếm khoảng 20% dư nợ cho vay của Chi nhánh.

Biểu đồ 2.3: Diễn biến dư nợ phân theo ngành kinh tế qua 03 năm

ĐVT: triệu VND

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2010, 2011, 2012 của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng[19]

Phân theo thành phần kinh tế, tỷ trọng dư nợ của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng được thể hiện qua Biểu đồ 2.4 và Biểu đồ 2.5. Có thể thấy, đối tượng khách hàng cho vay chủ yếu của Chi nhánh là cá nhân và hộ gia đình. Đầu tư cho

thành phần kinh tế này qua các năm đều có sự tăng trưởng về quy mô, năm 2012 chiếm đến 75.5% tổng dư nợ của Chi nhánh.

Biểu đồ 2.4: Diễn biến dư nợ phân theo thành phần kinh tế qua 03 năm

ĐVT: triệu VND

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2010,2011, 2012 của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng[19]

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng dư nợ phân theo thành phần kinh tế năm 2012

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng năm 2012 của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng[19]

Tiếp đến là nhóm các doanh nghiệp ngoài Nhà Nước, chiếm tỷ trọng trên 20% tổng dư nợ, qua các năm cũng có sự tăng trưởng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối nhưng với biên độ không lớn. Cho vay đối với hợp tác xã gần như chỉ còn là dấu vết của thời kỳ trước để lại, dư nợ chỉ ở mức vài tỷ đồng và tỷ trọng ngày càng giảm qua các năm. Quy mô đầu tư cho các doanh nghiệp Nhà Nước cũng theo chiều hướng ngày càng thu hẹp, tỷ trọng dư nợ cũng rất khiêm tốn, năm 2012 chỉ còn 2.9% so với tổng dư nợ của Chi nhánh.

Xét trên toàn địa bàn tỉnh Lâm Đồng, thị phần cho vay tại thời điểm cuối năm 2012 được thể hiện qua Biểu đồ 2.6

Biểu đồ 2.6: Thị phần đầu tư tín dụng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2012

Nguồn: Báo cáo tình hình sử dụng vốn các NHTM trên địa bàn năm 2010, 2011,2012 - NHNN tỉnh Lâm Đồng

Có thể thấy, Agribank – Chi nhánh Lâm Đồng hiện đang dẫn đầu thị phần cho vay với tỷ trọng 31%, và giữ khoảng cách khá xa đối với ngân hàng thứ nhì là BIDV (14%), xếp ở vị trí thứ ba là Vietinbank với 12% thị phần. Ngân hàng Chính sách xã hội tuy chỉ chiếm tỷ trọng 9%, nhưng cần chú ý đối tượng cho vay của ngân hàng này thuần túy là cá nhân, hộ gia đình và không vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng có quy mô dư nợ nhỏ nhất là Ngân hàng Hàng hải, với tỷ trọng vỏn vẹn chỉ có 0.0016%.

Nhìn chung, hoạt động cho vay của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng trong thời gian qua là phù hợp với định hướng của Agribank và điều kiện kinh tế, xã hội tại địa phương. Khách hàng cá nhân, hộ gia đình, địa bàn nông nghiệp, nông thôn vẫn là đối tượng ưu tiên của Agribank trong chiến lược đầu tư tín dụng. Tuy món vay có

nhỏ, lẻ làm tăng chi phí hoạt động, nhưng mức độ rủi ro và khả năng mất vốn lại thấp. Với ưu thế số đông (tại Chi nhánh Lâm Đồng là hơn 65,000 khách hàng) cùng với nhu cầu đa dạng, phong phú, đây thật sự là mục tiêu rất đáng được quan tâm khi xây dựng và thực hiện chiến lược bán lẻ, bán chéo sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.

2.2.3. Hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ

Kể từ khi triển khai thành công dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng vào năm 2008, với phần mềm lõi (core-banking) mạnh và tiên tiến, cơ sở hạ tầng được quan tâm, đầu tư đúng mức, Agribank thật sự đã bước vào sân chơi cung ứng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng. Tính đến thời điểm hiện tại, Agribank đã có trong tay khoảng 300 sản phẩm, dịch vụ, trong đó có nhiều sản phẩm, dịch vụ được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại với nhiều tính năng, tiện ích. Liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình, kết quả hoạt động của Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng thể hiện qua Bảng 2.2.

Bảng 2.2: Kết quả cung ứng các sản phẩm, dịch vụ có liên quan đến khách hàng cá nhân, hộ gia đình tại Agribank – Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng qua 3 năm

STT Chỉ tiêu ĐVT

Năm Tốc độ tăng

trưởng BQ (%)

2010 2011 2012

1 Tiền gửi thanh toán

1.1 Tổ chức Tài khoản 1,767 1,993 2,233 112.42

1.2 Cá nhân Tài khoản 86,712 117,073 143,404 128.60

1.3 Trả lương Khách hàng 18,208 19,343 20,953 107.27

1.4 Thấu chi Khách hàng 305

2 Kinh doanh ngoại tệ

2.1 Doanh số mua Ngàn USD 18,926 16,200 29,690 125.25

2.2 Doanh số bán Ngàn USD 18,883 16,200 29,738 125.49

2.3 Chi trả kiều hối Ngàn USD 3,188 3,800 4,627 120.47

3 TT trong nước

3.1 Số lệnh Lệnh 527,449 867,157 925,947 132.50

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm Tốc độ tăng trưởng BQ (%) 2010 2011 2012 4 Dịch vụ thẻ 4.1 Lượng thẻ phát hành Thẻ 91,545 123,908 165,356 134.40 4.2 Thị phần thẻ % 28.8 29.26 29.57 4.3 ATM Máy 22 28 28 5 Ngân hàng điện tử 5.1 Mobile banking - Số KH sử dụng Khách hàng 11,918 24,717 37,058 176.34 - Số lệnh thanh toán Lệnh 18,166 44,314 77,488 206.53 - DS TT Triệu VND 3,086 10,267 25,353 286.63 5.2 Internet banking Khách hàng 23 93 195 291.17

5.3 Thanh toán hóa đơn

- Số lệnh thanh toán Lệnh 23,544 12,829 17,496 86.20

- DS TT Triệu VND 52,200 29,136 41,000 88.63

6 Bancassurance

6.1 Bảo an tín dụng Triệu VND 2,504 3,033 3,230 113.58

6.2 BH PNT khác Triệu VND 1,251 1,455 2,761 148.56

7 DT bán vé máy bay Triệu VND 349 930 1,083 176.16

Nguồn: Báo cáo thống kê năm 2010, 2011, 2012 của Agribank – Chi nhánh Lâm Đồng[17]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bán chéo sản phẩm, dịch vụ thông qua hoạt động cho vay hộ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh lâm đồng (Trang 42)