LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT BẮCCẦU ĐỘNG MẠCH

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lý moyamoya bằng phương pháp bắc cầu động mạch não trong và ngoài sọ (FULL TEXT) (Trang 43 - 46)

MẠCH NÃO

1.2.1. Trên thế giới

Năm 1967, giáo sƣ Yasargil, tác giả đầu tiên thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch não trong và ngoài sọ trên bệnh nhân bị tắc nghẽn động mạch cảnh trong, kể từ đó Yasargil tiếp tục phát triển kỹ thuật mổ vi phẫu trong phẫu thuật thần kinh điều trị một số bệnh lý khác nhƣ túi phình động mạch não. Sau đó Yasargil công bố kết quả phẫu thuật 9 trƣờng hợp phẫu thuật bắc cầu động mạch não, 9 trƣờng hợp tắc động mạch cảnh trong hoặc động mạch não giữa, và 2 trƣờng hợp túi phình động mạch não phức tạp. Sau đó Karasawa và cộng sự công bố 23 trƣờng hợp phẫu thuật bắc cầu động mạch trên bệnh nhân bệnh moyamoya. Kể từ đó phẫu thuật bắc cầu động mạch não đƣợc các phẫu thuật viên thần kinh chấp nhận và phát triển rộng rãi trong điều trị,đƣợc đánh giá là phẫu thuật có hiệu quả trong ngăn chặn tình trạng đột quỵ với tỉ lệ thành công của phẫu thuật cao, và tỉ lệ tai biến và tử vong thấp. Thêm vào đó nhiều nghiên cứu lớn chứng minh tính khả thi của phẫu thuật này và khả năng cải thiện triệu chứng ở những bệnh nhân tắc nghẽn động mạch não do xơ vữa [87], [93]. Năm 1971, Lougheed đầu tiên thực hiện kỹ thuật mổ bắc cầu động mạch dùng cầu nối là tĩnh mạch hiển, và năm 1978 Ausman thực hiện phẫu thuật bắc cầu động mạch dùng cầu nối là động mạch quay. Trong thập niên 1970 Sundt và cộng sự giới thiệu kỹ thuật mổ bắc cầu động mạch não tuần hoàn sau ở bệnh lý tắc nghẽn hệ thống động mạch cột sống thân nền, và túi phình tuần hoàn sau không thể kẹp đƣợc.

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật mổ vi phẫu thần kinh, phẫu thuật mổ bắc cầu động mạch não đƣợc chỉ định trong các bệnh lý, nhồi máu não đa ổ do tắc động mạch cảnh, nhồi máu não cấp tính, hẹp động mạch não giữa. Để chính thức hóa các chỉ định và đánh giá kết quả phẫu thuật bắc cầu động mạch não, một nghiên cứu đa trung tâm về phẫu thuật bắc cầu động mạch não đƣợc thực hiện từ năm từ năm 1977 đến năm 1985 [124]. Đây là nghiên cứu quốc tế, đa trung tâm, tiền cứu, và ngẫu nhiên để chứng minh quan điểm phẫu thuật bắc cầu động mạch não là phƣơng pháp điều trị làm ngăn chặn tình trạng đột quỵ. Đặc biệt nghiên cứu đánh giá giá trị của phẫu thuật bắc cầu động mạch nhƣ là cách làm giảm tỉ lệ đột quỵ trong điều trị xơ vữa động mạch cảnh trong hoặc động mạch não giữa có triệu chứng. Nghiên cứu này kết thúc vào năm 1985, thời gian theo dõi trung bình 55,8 tháng, tối thiểu 33 tháng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng phẫu thuật bắc cầu động mạch não không tốt hơn điều trị nội khoa trong việc ngăn chặn tình trạng đột quỵ ở những bệnh nhân xơ vữa động mạch cảnh trong và động mạch não giữa. Tỉ lệ tử vong ở nhóm điều trị nội khoa tối ƣu và nhóm phẫu thuật + điều trị nội khoa tối ƣu tƣơng ứng 0,6% và 2,5%. Ở nhóm phẫu thuật tình trạng đột quỵ xảy sớm hơn và thƣờng xuyên hơn. Những nhà nghiên cứu kết luận phẫu thuật bắc cầu động mạch não không hiệu quả trong việc ngăn chặn nhồi máu não ở bệnh nhân có bệnh lý xơ vữa mạch của động mạch não giữa và động mạch cảnh trong [26].

Sau khi có công bố của nghiên cứu đa trung tâm năm 1985, số lƣợng phẫu thuật bắc cầu động mạch giảm đáng kể, và kỹ thuật này gần nhƣ bị cấm trong trong điều trị bệnh lý tắc động mạch cảnh trong hoặc động mạch não giữa tại Bắc Mỹ, ở Châu Âu và Châu Á, số lƣợng phẫu thuật cũng giảm đáng kể. Phẫu thuật bắc cầu động mạch não chỉ đƣợc thực hiện để điều trị bệnh

moyamoya hoặc những bệnh lý cần thắt động mạch não nhƣ u sàn sọ hoặc túi phình động mạch não phức tạp [67],[74], [87], [91], [93], [109].

Tuy nhiên một số nhóm nhỏ các phẫu thuật viên thần kinh vẫn công nhận tính hiệu quả và vẫn tiếp tục thực hiện kỹ thuật này, và chứng minh yếu tố huyết động học đóng vai trò rất quan trọng đến kết quả của phẫu thuật. Gần đây với sự phát triển của kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và đánh giá huyết động học (không có trong thời kỳ 1985) giúp đánh giá tình trạng tƣới máu não, chọn lựa bệnh nhân và đƣa ra chỉ định phù hợp.

Vì vậy một số các nghiên cứu khác vẫn tiếp tục đƣợc thực hiện (JET study 2002, COSS study 2003, JAM 2004, RECON study 2007) chứng minh đƣợc tính an toàn và hiệu quả của phẫu thuật bắc cầu động mạch não trong điều trị bệnh lý tắc nghẽn mạch máu não có triệu chứng trong việc làm giảm nguy tỉ lệ đột quỵ ở bệnh nhân có bệnh lý tắc nghẽn mạch máu não [24],[56], [93], [109]. Tuy nhiên nghiên cứu COSS công bố 2013 chứng minh phẫu thuật bắc cầu động mạch não ở bệnh lý tắc nghẽn mạch máu não tỉ lệ đột quỵ tái phát sau 2 năm không có sự khác biệt so với điều trị nội khoa tối ƣu [101], vì vậy hiện nay có nhiều trung tâm phẫu thuật thần kinh trên thế giới chỉ áp dụng phẫu thuật này trong điều trị bệnh lý moyamoya [25].

1.2.2. Trong nƣớc

Điều trị phẫu thuật bắc cầu động mạch não lần đầu tiên phẫu thuật thành công điều trị bệnh lý moyamoyado Giáo sƣ Suzuki thực hiện vào tháng 11 năm 2005 tại bệnh viện Chợ Rẫy, và phẫu thuật bắc cầu điều trị bệnh lý tắc động mạch cảnh trong do bác sĩ Kensuke Suzuki (thuộc đại học Tsukuba) thực hiện năm 2008 cũng tại bệnh viện Chợ Rẫy, cả hai trƣờng hợp này tình trạng bệnh nhân cải thiện vận động sau khi mổ.

Năm 2011, tác giả Trần Minh Trí báo cáo 7 trƣờng hợp phẫu thuật bắc cầu động mạch não điều trị bệnh lý moyamoya tại bệnh viện Chợ Rẫy, đa số các bệnh nhân có tình trạng đột quỵ do xuất huyết não [2].

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh lý moyamoya bằng phương pháp bắc cầu động mạch não trong và ngoài sọ (FULL TEXT) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)