Tác giả Xuất huyết não Không xuất huyết não Tổng số Christopher (2006) 7 (20,5%) 27 (79,5%) 34 (100%) Jay S Han (2011) 10 (25,6%) 29 (74,4%) 39 (100%) Soumya Sundaram (2014) 10 (47,6%) 11 (52,4%) 22 (100%) T M Tri (2015) 26 (86,7%) 4 (13,3%) 30 (100%)
4.1.3.2. Chụp CLVT mạch máu não
Kỹ thuật CCLVT mạch máu não thông thƣờng dùng để đánh giá hẹp động mạch cảnh đoạn ngoài sọ, với độ nhạy >80% và độ chuyên >90% trong phát hiện thƣơng tổn so với chụp kỹ thuật số xóa nền. Nhiều nghiên cứu cho thấy CCLVT mạch máu rất đáng tin cậy trong phát hiện thƣơng tổn tắc mạch não, với độ nhạy 92-100%, độ chuyên 82-100%, và giá trị tiên đoán dƣơng 91-100%, đặc biệt ở biệt ở bệnh nhân nhồi máu não cấp.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy CCLVT mạch máu não không chỉ có độ nhạy và độ chuyên trong phát hiện hẹp, tắc động mạch não ở tuần hoàn trƣớc gần bằng với CMMNXN, mà còn có độ nhạy và giá trị tiên đoán dƣơng cao hơn trong kỹ thuật chụp CHT TOF 3D, trong nghiên cứu này chúng tôi có ứng dụng kỹ thuật này trong chụp kiểm tra cầu nối sau phẫu thuật14/23 trƣờng hợp chiếm tỉ lệ 60,6%, các tác giả Soenke Langner [117] và Tsuchiya K [127] sử dụng kỹ thuật CCLVT mạch máu não dùng đánh giá kết quả thành công của cầu nối sau mổ.
4.1.3.3. Chụp cộng hƣởng từ
Khả năng phát hiện nhồi máu não của CHT tùy thuộc vào các chuỗi xung khi chụp, những chuỗi xung này có liên quan đến yếu tố thời gian. Quan trọng nhất là xung DWI dựa trên biểu hiện hạn chế khuếch tán khi dịch ngoại bào di chuyển vào nội bào trong suốt quá trình nhũn não gây nên phù tế bào não và hẹp khoang ngoại bào. Ngoài ra các chuỗi xung T1W, T2W, Flair (xung phục hồi đảo chiều khử dịch não tủy) không nhạy với sự thay đổi trong nhồi máu não cấp tính. Chuỗi xung DWI đƣợc xem là kỹ thuật hình ảnh có độ nhạy và độ chuyên cao nhất trong chẩn đoán nhồi máu não cấp, tốt hơn các chuỗi xung khác của cộng hƣởng từ nhƣ T2W, Flair và chụp cắt lớp vi tính. DWI có độ nhạy 88-100% và độ chuyên 95-100% trong phát hiện
thƣơng tổn nhồi máu, và ngay thời điểm rất sớm trong những phút đầu sau khởi phát triệu chứng nhồi máu. Xung DW1 cho phép xác định kích thƣớc, vị trí, thời điểm của sang thƣơng nhồi máu, và có thể phát hiện đƣợc tổn thƣơng nhồi máu vỏ não, vùng sang thƣơng rất sâu dƣới vỏ, bao gồm tổn thƣơng thân não và tiểu não, những vùng này khó hoặc không thể phát hiện đƣợc bằng các chuỗi xung quy ƣớc của CHT và CCLVT.
Dấu hiệu cục máu đông có thể thấy trên cộng hƣởng từ và CCLVT, so sánh giữa 2 kỹ thuật này trong bệnh lý tắc nghẽn động mạch não giữa phát hiện đƣợc 54% bệnh nhân trên CCLVT, 82% trên chụp CHT với xung GRE. [33]. Trong nghiên cứu của chúng tôi 4 trƣờng hợp bệnh nhân đến vì cơn thoáng thiếu máu não và dấu thần kinh khu trú, 1 trƣờng hợp xác định tình trạng nhồi máu não đính phải, và 1 trƣờng hợp bệnh moyamoya biểu hiện thiếu máu não với tình trạng yếu nửa ngƣời có biểu hiện nhũn não, 2 trƣờng hợp còn lại không có thƣơng tổn trên chụp CHT.
4.1.3.4. Chụp CHT mạch máu
Những nghiên cứu tiền cứu gần đây cho thấy CHT mạch máu không cản từ dùng trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh ngoài sọ với độ nhạy 93% và độ chuyên 88% với kỹ thuật chụp TOF 2D hoặc TOF 3D, so với CCLVT mạch máu não, hoặc CMMNXN với độ nhạy 100%.
Gần đây chụp cộng hƣởng từ mạch máu với gadolinium dần đƣợc thay thế kỹ thuật TOF 3D trong chẩn đoán hẹp động mạch cảnh ngoài sọ, kỹ thuật này cho hình ảnh chính xác hơn của hình dạng mạch máu ngoài sọ và mức độ hẹp của động mạch. Trong nghiên cứu này chúng tôi có 13 trƣờng hợp bệnh lý tắc nghẽn mạch máu não, chụp CHT xác định tình trạng nhồi máu não và CHT mạch máu (TOF 3D) đƣợc chỉ định để xác định tình trạng hẹp, tắc động mạch não.
Theo hƣớng dẫn của Bộ Y tế Nhật Bản trong chẩn đoán bệnh moyamoya, hình ảnh chụp CHT và CHT mạch máu dùng xác định chẩn đoán bệnh trong trƣờng hợp không thực hiện đƣợc chụp mạch máu não xóa nền, đặc biệt ở trẻ em[46], [72], [121], nhƣng trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận các trƣờng hợp này đều thực hiện đƣợc kỹ thuật chụp mạch máu não xóa nền chẩn đoán.
4.1.3.5. Chụp mạch máu não kỹ thuật số xóa nền
Cho đến hiện nay chụp mạch máu xóa nền đƣợc xem là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán nhiều bệnh lý mạch máu não khác nhau. Có nhiều nghiên cứu so sánh với nhiều kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác, trong các loại bệnh lý mạch máu não nhƣ hẹp động mạch, tắc động mạch, phình bóc tách động mạch, dị dạng động tĩnh mạch nhỏ, viêm mạch máu, cho thấy tuần hoàn bàng hệ, độ phân giải, độ nhạy, độ chuyên của CMMNXN bằng hoặc hơn hẳn các kỹ thuật không xâm lấn khác. Với sự ra đời của kỹ thuật CMMNXN làm giảm kích thƣớc catheter cần sử dụng và số lƣợng thuốc cản quang cần thiết. CMMNXN cho phép ghi nhận hình ảnh dòng chảy tại vị trí hẹp cũng nhƣ tuần hoàn bàng hệ, với những thông tin này cho phép xác định chính xác vị trí, mức độ hẹp động mạch não. Tất cả các trƣờng hợp bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều đƣợc chụp CMMNXN làm chẩn đoán xác định, đánh giá mức độ hẹp mạch máu não và hiện của mạch máu moyamoya ở vùng hạch nền theo phân loại Suzuki [46]. Trong nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 3.8) đa số bệnh nhân bị hẹp mạch máu ở giai đoạn 3 chiếm tỉ lệ 93,4% (28/30 trƣờng hợp).