Tình hình huy động vốn tại ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 46)

ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Mức

tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Mức tăng/giảm Tốc độ tăng/giảm Tổng vốn huy động 183,132 100% 234,503 100% 159,500 100% 51,371 28.05% (75,003) (31.98%) Các khoản nợ NHNN 9,451 5.16% 6,530 2.78% - - (2,921) (30.91%) (6,530) (100%)

Tiền gửi của các

TCTD khác 28,130 15.36% 34,714 14.8% 9,300 5.83% 6,584 23.41% (25,414) (73.21%)

Vay các TCTD khác - - - - 4,449 2.79% 4,449 100%

Tiền gửi của khách

hàng 106,937 58.39% 142,218 60.65% 125,234 78.52% 35,281 32.99% (16,984) (11.94%)

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tƣ, cho vay các TCTD chịu rủi ro

380 0.21% 332 0.14% 316 0.2% (48) (12.63%) (16) (4.82%)

Phát hành giấy tờ có

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại ACB

Năm 2010 Năm 2011

Năm 2010, tổng nguồn vốn huy động của tập đoàn đạt 183,132 tỷ đồng, đạt mức tăng trƣởng 39.8% và cao hơn so với trung bình ngành (23%). Cơ cấu nguồn vốn huy động của ACB năm 2010 gồm tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất 58.39%, phát hành giấy tờ có giá 20.88%, tiền gửi của các TCTD 15.36% và các nguồn khác 5.37%. Khác với một số NH nhỏ chạy đua lãi suất nhằm tăng tiền gửi từ khách hàng để giải quyết khó khăn tạm thời về thanh khoản do mất cân đối về kỳ hạn giữa huy động vốn ngắn hạn và cho vay trung, dài hạn thì ACB lại tăng cƣờng nhiều tiền gửi từ thị trƣờng liên NH không phải để giải quyết vấn đề về thanh khoản (theo báo cáo hợp nhất của ACB thì tại thời điểm 31/12/2010 lƣợng tiền ACB dùng cho vay lớn hơn lƣợng tiền huy động trên thị trƣờng liên NH, cụ thể là 33,962 tỷ đồng so với 28,130 tỷ đồng) mà là để đáp ứng các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD theo Thông tƣ số 13/2010/TT - NHNN nhƣ tỷ lệ về khả năng chi trả...Chứng tỏ hoạt động huy động vốn của ACB khá là khả quan. Sở dĩ đƣợc nhƣ vậy là do:

Thứ nhất, ACB đƣợc đánh giá là NH có quản trị rủi ro tốt, hoạt động kinh doanh hiệu quả, ban lãnh đạo gồm các cá nhân có năng lực và nhiều kinh nghiệm, cơ cấu tổ chức hợp lý, với sự hỗ trợ của đối tác chiến lƣợc Standard Chartered Bank đã giúp ACB trở thành NH bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Thứ hai, thƣơng hiệu ACB năm 2010 đƣợc củng cố: ACB tiếp tục đƣợc các tạp chí tài chính NH uy tín quốc tế bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010" và "Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010". Chứng tỏ NH Á Châu là một tổ chức có uy tín, đây là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động huy động vốn của ACB.

Thứ ba, phát triển mạng lƣới nhanh chóng và hiệu quả: Với chiến lƣợc phát triển theo hƣớng NH bán lẻ, ACB tiếp tục mở rộng các CN và PGD, và ACB là một trong những NH có nhiều kênh phân phối tại Việt Nam.

Thứ tư, ACB luôn hƣớng đến mục tiêu đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, do đó ACB đã và đang không ngừng cải tiến và đa dạng hoá sản phẩm - dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách toàn diện cũng nhƣ nâng cao chất

lƣợng phục vụ làm khách hàng hài lòng theo đúng phƣơng châm "ACB - Ngân hàng của mọi nhà".

Đó là những lý do mà ACB là TCTD luôn đƣợc các đối tác trong nƣớc cũng nhƣ ngoài nƣớc tin tƣởng và tín nhiệm. Do đó, hoạt động huy động vốn của ACB khá tốt.

Bƣớc vào năm 2011, cuộc đua lãi suất tiết kiệm của các NH căng thẳng về thanh khoản tiếp tục diễn ra khốc liệt đã ảnh hƣởng tới hoạt động của các TCTD khác, gây biến động trên thị trƣờng liên NH và tạo ra dƣ luận không tốt đối với hoạt động kinh doanh của hệ thống NH Việt Nam. Nhằm hạn chế cuộc đua lãi suất, NHNN đã ban hành Thông tƣ số 30/2011/TT-NHNN quy định về mức trần lãi suất huy động 14%/năm đƣợc áp dụng đối với tiền gửi VND có kỳ hạn 1 tháng trở lên, với kỳ hạn dƣới 1 tháng và không kỳ hạn lãi suất huy động tối đa là 6%/năm và huy động USD là 2%/năm đối với cá nhân và 0.5%/năm đối với tổ chức. Thêm vào đó, sự xáo trộn tâm lý của ngƣời gửi tiền xoay quanh hiệu ứng bất lợi của thông tin tái cấu trúc hệ thống, khi có những lo ngại về khả năng sáp nhập một số NH nhỏ dù nhiều lần NHNN khẳng định sẽ đảm bảo an toàn hệ thống, do đó, ngƣời dân trong nƣớc thay vì tích lũy tiền bằng hình thức gửi tiết kiệm NH nay chuyển sang tích lũy "đóng băng" dƣới dạng tài sản khác (nhƣ vàng, ngoại tệ...), điều này đã gây ra sự suy giảm nguồn vốn huy động tiền gửi từ dân cƣ.

Từ những khó khăn trong việc huy động vốn từ dân cƣ, để bù đắp thiếu hụt thanh khoản, buộc các NH phải vay trên thị trƣờng liên NH với mức lãi suất cao gấp đôi so với lãi suất huy động từ dân cƣ, thậm chí có giai đoạn lãi suất lên tới 37.5%/năm theo báo cáo kết quả thanh tra của thanh tra NHNN. Ngoài ra, trên thị trƣờng liên NH cũng xuất hiện những hiện tƣợng lạ nhƣ khi vay trên thị trƣờng này yêu cầu phải có tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao bởi vì có một số NH khi đi vay trên thị trƣờng liên NH đã không thể hoàn trả tiền đúng hạn và đây là dấu hiệu đáng lo ngại. Những yêu cầu về tài sản bảo đảm đã khiến cho thị trƣờng liên NH - vốn là thị trƣờng dựa vào uy tín và có tốc độ giao dịch nhanh với khối lƣợng lớn - không còn hiệu quả, khiến cho các NHTM nhỏ càng khó khăn hơn trong bù đắp

thanh khoản của mình, và hệ quả của việc không huy động đƣợc vốn từ thị trƣờng liên NH, buộc các NH này lại tiếp tục chạy đua lãi suất để huy động vốn trên thị trƣờng dân cƣ, DN tạo ra một vòng xoay luẩn quẩn.

Nhƣ vậy, năm 2011 đã chứng kiến sự phức tạp trong tình hình huy động vốn của các NHTM nhƣ huy động vốn khó khăn và thanh khoản trở thành mối quan ngại sâu sắc với hệ thống NH...

Mặc dù tình hình huy động vốn của hệ thống NH gặp nhiều khó khăn nhƣng ACB với lợi thế là một NH có năng lực tài chính mạnh, thƣơng hiệu uy tín, kinh doanh hiệu quả cũng nhƣ có mạng lƣới rộng khắp tập trung ở các thành phố lớn nhƣ TP.Hồ Chí Minh, TP.Hà Nội...và tính tƣơng tác cao giữa các sản phẩm tiện ích đã tạo đƣợc niềm tin, do đó, công tác huy động vốn của ACB trong năm 2011 vẫn tốt, với mức tăng trƣởng là 28.05%, đạt 234,503 tỷ đồng. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền gửi từ khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm 60.65% trong tổng nguồn vốn huy động). Chứng tỏ, uy tín và thƣơng hiệu của ACB ngày càng đƣợc nhiều ngƣời dân tin tƣởng, do đó, ACB luôn huy động đƣợc dòng vốn ổn định, có chất lƣợng tốt từ tiền gửi của khách hàng, trong đó chủ yếu là khách hàng cá nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn.

Sang năm 2012, tổng nguồn vốn huy động của tập đoàn đạt 159,500 tỷ đồng, giảm 31.98% so với năm 2011. Trong đó, các khoản nợ NHNN giảm 100%, tiền gửi của các TCTD giảm 73.21%, phát hành giấy tờ có giá giảm 60.16%, tiền gửi của khách hàng giảm 11.96%, chỉ có khoản vay các TCTD khác tăng 100%...Nhƣ vậy, các nguồn vốn huy động của ACB đều giảm so với năm 2011, trong đó chỉ có khoản vay các TCTD khác là tăng do theo Thông tƣ số 21/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/09/2012, các khoản tiền gửi mới với kỳ hạn và lãi suất xác định phát sinh sau ngày có hiệu lực của Thông tƣ này đƣợc phân loại là cho vay các TCTD khác, TCTD không đƣợc thực hiện các hoạt động gửi tiền, nhận tiền gửi có kỳ hạn tại TCTD khác.

Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn của các NHTM tại Việt Nam

ĐVT: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM tại Việt Nam) [6]

Nhìn vào biểu đồ 2.2 và quá trình hoạt động của ACB có thể thấy rằng, trong năm 2010 và năm 2011, ACB là NHTM có khả năng huy động vốn tốt, tổng nguồn vốn huy động của ACB dẫn đầu và cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhƣ Techcombank, Sacombank, Eximbank và MB. Tuy nhiên, đến năm 2012, trong khi tổng nguồn vốn huy động của Sacombak, MB, Eximbank đều tăng trƣởng, Techcombank giảm nhẹ và riêng chỉ có ACB sụt giảm mạnh dẫn đến tổng nguồn vốn huy động của NH Á Châu thấp hơn Techcombank trong năm 2012. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tổng nguồn vốn huy động của ACB không những không tăng trƣởng mà còn sụt giảm mạnh trong năm 2012?

Thứ nhất, các lãnh đạo chủ chốt của ACB bị khởi tố hồi tháng 8 và tháng 9 do cố ý làm trái quy định của Nhà nƣớc gây hậu quả kinh tế nghiêm trọng. Những biến cố về nhân sự tại ACB khiến cho uy tín thƣơng hiệu của ACB cũng nhƣ niềm tin của ngƣời gửi tiền bị suy giảm mạnh và đã xảy ra hiện tƣợng khách hàng đồng loạt rút tiền khỏi ACB, cụ thể là ngay trong Quý III/2012 khách hàng đã rút hơn 23,000 tỷ tại ACB. Để khắc phục sự cố rút tiền cũng nhƣ để đảm bảo khả năng thanh khoản, ACB đã triển khai các chƣơng trình hấp dẫn nhằm thu hút ngƣời dân gửi tiền trở lại. Theo đó, khách hàng khi gửi tối thiểu 100 triệu đồng, kỳ hạn 12

tháng, sẽ đƣợc hƣởng lãi suất cố định lên tới 12%/năm, và đƣợc nhận lãi định kỳ 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, cuối kỳ tùy theo nhu cầu và lựa chọn của khách hàng, đây là ƣu đãi khác biệt so với các sản phẩm tiền gửi của các NH khác. Đặc biệt, khách hàng tham gia chƣơng trình này sẽ đƣợc ƣu đãi khi vay cầm cố sổ tiết kiệm 12+ hay ACB tiếp tục hút tiền về hệ thống bằng việc triển khai chƣơng trình khuyến khích gửi lại đối với khách hàng đã rút tiền. Theo đó, khách hàng đã rút tiết kiệm nếu gửi lại sẽ nhận đƣợc quà tặng, đồng thời khách hàng lỡ rút trƣớc hạn nếu gửi lại đến đáo hạn sẽ đƣợc ACB giữ nguyên lãi suất nhƣ trên sổ tiết kiệm, thay vì chỉ nhận đƣợc lãi suất không kỳ hạn, đồng thời với các thông tin NHNN cam kết sẵn sàng hỗ trợ vốn cho ACB để đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng và đảm bảo thanh khoản cho NH. Do đó, số dƣ huy động tiết kiệm bằng đồng Việt Nam đƣợc khôi phục trong thời gian ngắn, tính đến cuối năm 2012 tiền gửi của khách hàng bằng tiền đồng giảm 7,502 tỷ đồng so với năm 2011 (tƣơng đƣơng 5.7%) trừ khoản mục tiền gửi bằng vàng và ngoại tệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu trong giai đoạn hiện nay (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)