Kết quả hoạt động kinh doanh của một số các NHTM tại Việt Nam qua các năm 2010 – 2012:
Biểu đồ 2.5: Lợi nhuận trƣớc thuế hợp nhất của các NHTM tại Việt Nam
ĐVT: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM tại Việt Nam) [6]
Qua biểu đồ cho thấy, năm 2010 và năm 2011, ACB và Techcombank lần lƣợt là NH có lợi nhuận trƣớc thuế cao nhất so với các NHTM trên. Tuy nhiên đến năm 2012, lợi nhuận trƣớc thuế của các NH nhƣ ACB, Eximbank, Sacombank và Techcombank lao dốc trầm trọng, có thể lý giải là do nợ xấu tăng cao buộc các NH phải tăng trích lập dự phòng RRTD, đây là một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận của các NH giảm. Trong đó, lợi nhuận giảm mạnh nhất có thể kể đến là Techcombank chỉ đạt 1,018 tỷ đồng (giảm 75.88% so với năm 2011) dẫn đến kết quả kinh doanh của Techcombank năm 2012 thấp nhất trong các NHTM kể trên, tiếp đến là ACB....Trong khi lợi nhuận các NH giảm mạnh thì MB là một trong số ít các NHTM tại Việt Nam có lợi nhuận tăng 17.71% so với năm 2011, đạt 3,090 tỷ đồng, vƣơn lên dẫn đầu về lợi nhuận so với các NHTM trên.
Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB tăng trƣởng nhƣ thế nào qua các năm 2010 - 2012 đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4 : Lợi nhuận trƣớc thuế hợp nhất tại ACB
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Mức tăng
/giảm Tốc độ tăng/giảm Mức tăng /giảm Tốc độ tăng/giảm Tổng lợi nhuận trƣớc thuế hợp nhất 3,102 4,203 1,043 1,101 35.49% (3,160) (75.18)
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Á Châu) [5]
Biều đồ 2.6: Lợi nhuận trƣớc thuế hợp nhất tại ACB
ĐVT: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Á Châu) [5]
Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy, nếu nhƣ năm 2010 và năm 2011 lợi nhuận trƣớc thuế của ACB lần lƣợt đạt 3,102 tỷ đồng và 4,203 tỷ đồng, đây là kết quả kinh doanh khá ấn tƣợng của ACB trong bối cảnh nền kinh tế nƣớc ta nói chung cũng nhƣ toàn ngành NH nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, điều này chứng tỏ ACB là một NH hoạt động hiệu quả, từ đó ACB khẳng định đƣợc vị thế là một NH hàng đầu trong ngành NH Việt Nam, nhƣng đến năm 2012, lợi nhuận hợp nhất trƣớc thuế
chỉ còn 1,043 tỷ đồng giảm 75.18% so với năm trƣớc, sở dĩ lợi nhuận ACB sụt giảm mạnh là do:
Đầu tiên phải kể đến là khoản lỗ từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng là 1,864 tỷ đồng, nguyên nhân của khoản lỗ này xuất phát từ việc ACB thực hiện đóng trạng thái vàng âm, nhằm tuân thủ theo đúng Thông tƣ 12/2012/TT-NHNN của NHNN quy định các TCTD không đƣợc huy động vốn bằng vàng, đồng thời yêu cầu các TCTD phải tất toán trạng thái vàng (lúc đầu là trƣớc ngày 25/12/2012, sau đó gia hạn đến ngày 30/06/2013). Do đó, trong năm 2012, ACB đã phải mua vàng trong nƣớc để bù đắp trạng thái, tuy nhiên, chỉ trong vòng mấy tháng mà giá vàng đã tăng từ 42 triệu đồng vào tháng 6/2012 lên 47 triệu đồng/lƣợng, tăng 11% và với mức chênh lệch tăng dần từ 2.4% lên mức 7.8% so với giá vàng thế giới trong giai đoạn này, đã dẫn đến khoản lỗ nói trên. Và cũng đây là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận của ACB giảm mạnh.
Nguyên nhân thứ hai làm sụt giảm lợi nhuận của ACB phải kể đến là nợ xấu của NH tăng cao dẫn đến chi phí trích lập dự phòng RRTD tăng lên rất mạnh, ở mức 521 tỷ đồng. Cụ thể, năm 2011 nợ xấu ở mức 0.89% thì đến năm 2012 tăng lên 2.5%, đây là vấn đề nan giải cho cả nền kinh tế và cả hệ thống NH Việt Nam trong năm 2012, chính nợ xấu không chỉ làm ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của ACB mà còn kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Tiếp theo, do chủ trƣơng của NHNN hạn chế các TCTD mở rộng mạng lƣới hoạt động vô hình trung làm cho chi phí đầu tƣ về nhân lực, tài sản, xây dựng cơ bản cho công tác phát triển mạng lƣới của ACB chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả, tỷ lệ chi phí điều hành/tổng thu nhập thuần trong năm 2012 là 73.2%, tăng 32% so với năm 2011.
Năm 2012 là năm đầy biến động với cả hệ thống NH. Do hàng loạt những vấn đề bất ổn của nền kinh tế vĩ mô, trong đó đặc biệt là nợ xấu đã dẫn đến tình trạng các DN khó tiếp cận vốn NH dẫn đến tăng trƣởng tín dụng giảm hẳn so với những năm trƣớc. Từ đó đã ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của hầu hết các NH nói chung và NH Á Châu nói riêng. Cụ thể, năm 2012, thu nhập lãi thuần của ACB đạt 6,871 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2011, đây là mức tăng thấp nhất
trong vòng 3 năm qua, so với 2 năm trƣớc thì mức thu nhập thuần năm 2012 của ACB rất thấp. Mặt khác, lợi nhuận của các công ty trực thuộc đóng góp vào kết quả lợi nhuận chung của ACB là chƣa tƣơng xứng đã ảnh hƣởng đến lợi nhuận.
Ngoài ra, trong báo cáo thƣờng niên năm 2012 của ACB, theo ý kiến của kiểm toán đã lƣu ý một số vấn đề cho ACB nhƣ số tiền gởi 719 tỷ đồng mà ACB ủy thác cho nhân viên gởi tại NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam đã quá hạn và đƣợc khởi kiện tại Tòa Án Dân Sự, đến ngày 31/12/2012 tập đoàn chƣa đƣợc thông báo về kết quả điều tra và đƣa ra kết luận chung là tin tƣởng sẽ thu hồi đƣợc các khoản vay này nên không có trích lập dự phòng. Mặt khác, báo cáo kiểm toán cũng lƣu ý khoản tiền gởi 1,905 tỷ đồng tại một NHTM trong nƣớc bị quá hạn và đến cuối năm 2012 thì NHTM nói trên đã trả nợ gốc là 323 tỷ đồng và phần lãi 47 tỷ đồng, số tiền còn lại tập đoàn không trích lập dự phòng. Một vấn đề đáng lƣu ý khác là ACB đã cho vay sáu công ty của ông Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch hoặc thành viên Hội đồng Quản trị ("nhóm sáu công ty"). Trong đó, một công ty trong nhóm sáu công ty đang bị điều tra từ bên ngoài từ tháng 8/2012 sau khi ông Kiên bị bắt giữ, các cơ quan chức năng đang tìm kiếm thông tin liên quan đến các giao dịch và số dƣ giữa tập đoàn với các công ty này.
2.2.2 Thực trạng nợ xấu tại ACB
Tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất song cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất cho NH. Do đó, ACB luôn chú trọng đến tăng trƣởng tín dụng phải đi kèm với nâng cao chất lƣợng tín dụng, kiểm soát nợ xấu theo với đúng phƣơng châm đã đề ra "Tăng trƣởng nhanh - Quản lý tốt - Hiệu quả cao".
Bảng 2.5: Cho vay khách hàng theo nhóm nợ và tỷ lệ nợ xấu tại ACB.
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Mức tăng
/giảm Tốc độ tăng/giảm Mức tăng /giảm Tốc độ tăng/giảm Nhóm 1 - Nợ đủ tiêu chuẩn 86,693 101,564 94,823 14,871 17.15% (6,741) (6.64%) Nhóm 2 - Nợ cần chú ý 209 327 5,421 118 56.45% 5,094 1,557.8% Nhóm 3 - Nợ dƣới tiêu chuẩn 65 275 747 210 323.08% 472 171.64% Nhóm 4 - Nợ nghi ngờ 58 346 673 288 496.55% 327 94.51% Nhóm 5 - Nợ có khả năng mất vốn 170 297 1,151 127 74.71% 854 287.54% Tổng dƣ nợ tín dụng 87,195 102,809 102,815 15,614 17.91% 6 0% Tổng nợ xấu tín dụng 293 918 2,571 625 213.31% 1,653 180.07% %Nợ xấu/Tổng tín dụng 0.34% 0.89% 2.5% 0.55% 1.61%
Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ nợ xấu tại ACB
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Á Châu) [5]
Việc phân loại nợ và lập dự phòng RRTD của NH Á Châu đƣợc thực hiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/02/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007. Do đó, nợ xấu của ACB cũng là những khoản nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Qua bảng số liệu cho thấy, tốc độ tăng trƣởng tín dụng của ACB đang có xu hƣớng giảm trong khi tốc độ tăng nợ xấu lại đang có xu hƣớng tăng mạnh. Cụ thể:
Năm 2010, ACB là một trong số ít các NHTM có tỷ lệ nợ xấu dƣới 0.5%. Tỷ lệ nợ xấu của ACB ở mức 0.34%, mức rất thấp so với ngành NH 2.5%. Đó là do ACB tăng trƣởng tín dụng theo hƣớng “mở rộng trong an toàn” chứ không phải theo kiểu chạy theo số lƣợng mà bất chấp không kể gì đến chất lƣợng của các khoản vay. Cụ thể, trong tín dụng, NH Á Châu xác định cụ thể các lĩnh vực kinh doanh chính, đánh giá đầy đủ về mức độ rủi ro, tập trung nguồn lực cho thị trƣờng mục tiêu, cung ứng sản phẩm dựa trên nhu cầu khách hàng và phân phối qua các kênh phù hợp. ACB luôn xem xét khẩu vị rủi ro của mình, không vì nhu cầu tăng trƣởng tín dụng mà mở rộng danh mục tín dụng... Qua đó, cho thấy ACB là NH luôn chú trọng đến công tác quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị RRTD..
Sang năm 2011, theo thống kê của NHNN, tốc độ tăng trƣởng tín dụng của toàn ngành NH chỉ ở mức 12% - 13% và là mức thấp chƣa từng có trong lịch sử phát triển của ngành NH trong khi đó tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NH đã và đang diễn
biến theo mức độ ngày một gia tăng, ở mức 3.4% tăng 0.9% so với năm 2010. Và tỷ lệ nợ xấu cao của năm 2011 tiếp tục sẽ là mối đe dọa cho ngành NH sang năm 2012. Qua đó, cho thấy hệ thống NH Việt Nam năm 2011 có nhiều dấu hiệu bất ổn.
Trái ngƣợc với những khó khăn và biến động của hệ thống NH, trong năm 2011, tốc độ tăng trƣởng tín dụng của ACB là 17.15%, gấp khoảng 1.5% lần bình quân ngành, trong khi tỷ lệ nợ xấu của ACB ở mức 0.89%, tuy có cao hơn năm trƣớc nhƣng cũng chỉ bằng xấp xỉ 1/4 so với ngành NH và thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhƣ Techcombank 2.83%, Eximbank 1.61%...Và đây đƣợc xem là điểm sáng trong hoạt động của ACB năm 2011 khi RRTD đƣợc ACB kiểm soát tốt trƣớc thực trạng chất lƣợng tín dụng toàn ngành NH đi xuống. Sở dĩ đƣợc nhƣ vậy là do ACB luôn chú trọng đến chất lƣợng tín dụng, thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và quản lý rủi ro chặt chẽ, ngoài ra, trong năm 2011, ACB tập trung nhiều nguồn lực cho công tác phân tích nguyên nhân và cảnh báo nguy cơ phát sinh nợ quá hạn của hệ thống đồng thời thực thi rất quyết liệt công tác đốc thúc, xử lý thu hồi nợ. Qua đó, ACB một lần nữa tiếp tục khẳng định vị thế một NH hàng đầu trong ngành NH Việt Nam.
Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM tại Việt Nam
ĐVT: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTM tại Việt Nam) [6]
Đến năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NH tăng cao và NH Á Châu cũng không ngoại lệ, tỷ lệ nợ xấu của ACB từ 0.89% năm 2011 tăng lên 2.5% năm 2012 và tăng mạnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhƣ Eximbank 1.32%, MB
1.84% mặc dù năm 2011 tỷ lệ nợ xấu của ACB thấp hơn các NH này. Điều này đã gióng lên "hồi chuông" báo động về tỷ lệ nợ xấu và chất lƣợng tín dụng tại ACB. Cụ thể, trong năm 2012, trƣớc tình hình nợ xấu của toàn hệ thống tăng cao đến mức báo động đỏ và có xu hƣớng tiếp tục tăng trong thời gian tới, NHNN đã ban hành Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012, cho phép các khoản nợ đƣợc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ do các TCTD đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hƣớng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, các khoản nợ này đƣợc giữ nguyên nhóm nợ nhƣ đã đƣợc phân loại theo quy định trƣớc khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ với mục đích xử lý và hạn chế nợ xấu gia tăng cũng nhƣ giảm bớt áp lực trả nợ, lãi phạt và tăng khả năng tiếp cận vay vốn NH đối với khách hàng vay.
Mặc dù, NH Á Châu đã tuân thủ theo Quyết định số 780/QĐ-NHNN từ ngày có hiệu lực nhƣng nợ xấu của ACB vẫn tăng vọt ở mức 2,571 tỷ đồng, tăng gấp 2.7 lần so năm 2011 và chiếm 2.5% tổng dƣ nợ. Cụ thể, nợ dƣới tiêu chuẩn tăng gấp 2.7 lần lên 747 tỷ đồng, nợ nghi ngờ tăng gần gấp đôi lên 673 tỷ đồng và nợ có khả năng mất vốn tăng gần gấp 4 lần năm 2011 lên 1,150 tỷ đồng, chiếm gần 45% tổng nợ xấu. Nhƣ vậy, trong tổng nợ xấu của ACB, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5, với tỷ lệ trích lập dự phòng 100%) chiếm tỷ trọng lớn nhất. Và một vấn đề hết sức lo ngại cho ACB nữa là nợ xấu không những không có xu hƣớng giảm mà còn có xu hƣớng tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới, thể hiện qua Nợ cần chú ý (nợ nhóm 2 - tỷ lệ trích lập dự phòng 5%) của ACB đã tăng rất mạnh trong năm 2012, tăng 1,557.8% so với năm 2011, từ mức 327 tỷ đồng lên 5,421 tỷ đồng. Trong đó, 854 tỷ đồng cho vay Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam ("Vinalines") và một công ty con của Vinalines, với mục đích mua và đóng tài biển 747 tỷ đồng và mục đích bổ sung vốn lƣu động 107 tỷ đồng, ngoài ra 3,511 tỷ đồng ACB cho sáu công ty mà ông Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch hoặc là thành viên Hội đồng Quản trị ("Nhóm sáu công ty") vay. Đây là số nợ "sẵn sàng" nhất để trở thành nợ xấu NH, nhất là trong bối cảnh kinh tế còn gặp rất nhiều khó khăn, DN chật vật, nguy cơ "tăng bậc" xếp hạng của các khoản nợ không khó xảy ra.
Biểu đồ 2.9: Nợ xấu của khách hàng tại ACB
ĐVT: tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Á Châu) [5]
2.2.3 Tiêu chí quản trị rủi ro tín dụng tại ACB
Tín dụng là hoạt động chính yếu của NH. Nếu quản lý tốt, tín dụng góp phần đáng kể trong việc tạo ra lợi nhuận và làm tăng giá trị NH. Ngƣợc lại, nếu quản lý kém tín dụng có thể gây ra tổn thất lớn và làm giảm giá trị NH. Một trong những mục tiêu quan trọng của quản lý tín dụng là hạn chế tối đa RRTD. Do đó, NH Á Châu luôn chú trọng đến việc quản trị RRTD sao cho mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất cho NH.
Xác định mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng
Biện pháp trƣớc tiên trong công tác quản lý RRTD là xác định mục tiêu và thiết lập chính sách tín dụng của NH. Mục tiêu của quản lý RRTD là giảm thiểu RRTD, cụ thể là giảm tỷ lệ nợ quá hạn đến mức thấp nhất có thể đƣợc.
Để đạt mục tiêu quản lý RRTD đề ra, ACB đã thiết lập định hƣớng chính sách và hoạt động tín dụng phù hợp với từng thời kỳ. Chính sách tín dụng là hệ thống các quan điểm và công cụ do Ủy ban tín dụng đề ra và thực thi khi xem xét cấp tín dụng cho khách hàng nhằm mục tiêu quản lý tốt dƣ nợ và RRTD. Chính sách tín dụng có hai kiểu đó là mở rộng hay thắt chặt.
ACB áp dụng một chính sách tín dụng linh hoạt và phù hợp khẩu vị rủi ro của ACB cũng nhƣ phù hợp với tình hình kinh tế tại từng thời điểm. Cụ thể, nếu tình hình nền kinh tế tăng trƣởng và công tác quản lý tín dụng của NH đƣợc đảm bảo, ACB sẽ áp dụng chính sách tín dụng mở rộng nhằm đạt đƣợc mục tiêu tăng trƣởng tín dụng trong an toàn và hiệu quả. Và ngƣợc lại khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, tiềm ẩn nhiều rủi ro cũng nhƣ tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng tăng, ACB sẽ áp dụng chính sách tín dụng thắt chặt.
Chính sách tín dụng mở rộng hay thắt chặt đƣợc ACB thể hiện thông qua 06 tiêu chí và đƣợc chia làm 02 nhóm:
Nhóm thứ nhất là nhóm tiêu chí phân nhóm khách hàng gồm: