Xử lý nợ xấu tại Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 33)

1.3 XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA MỘT SỐ NƢỚC CHÂ UÁ VÀ BÀI HỌC KINH

1.3.1.3 Xử lý nợ xấu tại Nhật Bản

Khủng hoảng tài chính tại Nhật trải qua bốn giai đoạn từ năm 1992 đến 2002 đƣợc biết đến với tên gọi “Thập kỷ mất mát” của Nhật Bản, trong đó ở hai giai đoạn đầu, mức tăng trƣởng GDP của Nhật sụt giảm mạnh và đến hai giai đoạn sau thì mức tăng trƣởng GDP âm, việc vực dậy nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn.

Tại thời điểm khủng hoảng tài chính giai đoạn I (1992-1993), xuất hiện sự gia tăng các khoản nợ khó đòi giữa các NH, thực trạng giá đất giảm và nền kinh tế đình trệ. Chính phủ Nhật Bản đã triển khai một loạt các gói kích cầu kinh tế trong đó có thành lập Công ty mua tín dụng hợp tác xã (CCPC) để mua lại các khoản nợ vay có thế chấp từ NH của các DN nhằm thanh lý các bất động sản đang bị cầm cố tại thời điểm đó. Tuy nhiên, các biện pháp kích cầu tài chính này không đem lại hiệu quả cao so với kỳ vọng giải quyết tình trạng thị trƣờng tài chính bất ổn lúc bấy giờ.

Khủng hoảng tài chính giai đoạn II năm 1995, vào tháng 12/1994, hai hợp tác xã tín dụng Tokyo-Kyowa và Anzen đã phá sản. Tiếp theo, NH Hyogo - một NH nhỏ cũng phá sản cùng với nhiều định chế tài chính thế chấp (các Ju-sen). Chính phủ Nhật Bản đã phải thành lập một “Ngân hàng tiếp quản” (NH Tokyo Kyodo) hợp tác với NH Trung ƣơng Nhật Bản (BoJ) và các NH lớn khác nhằm tiếp quản tài sản của các định chế phá sản nói trên. Sau đó, NH tiếp quản Tokyo Kyodo đƣợc tái cơ cấu thành “Ngân hàng Giải quyết và Thu nợ” (Japanese RCC) để mở rộng lĩnh vực hoạt động vào tháng 9/1996. Đến tháng 12/1996, Chính phủ Nhật Bản đã phải bơm vốn công trị giá 6,850 tỉ USD để đền bù thiệt hại cho các Ju-sen. Việc làm này đã khiến Chính phủ và ngành NH bị công luận chỉ trích gay gắt.

Khủng hoảng tài chính giai đoạn III (1997-1998), sự sụp đổ của những định chế tiêu biểu vào thời điểm đó đã khiến thị trƣờng tiền tệ Nhật Bản tê liệt. Từ đó, các hệ quả khủng hoảng khan hiếm tín dụng do sự sụp đổ các định chế này gây ra đã có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân khiến GDP của Nhật Bản

tăng trƣởng âm -0.1% năm 1997. Nhằm đối phó với giai đoạn khủng hoảng này, Chính phủ đã đƣa ra các sáng kiến, chủ yếu là: Bơm tiền giải cứu cho một số NH lớn; Giới thiệu các khuôn khổ pháp lý tài chính mới; Áp dụng cơ chế “NH cầu nối” cho các NH; sau cùng, NH Trung ƣơng Nhật Bản (BOJ) đã giảm mức lãi suất mục tiêu xuống con số 0%/năm.

Giai đoạn khủng hoảng thứ IV (2001-2002), tại Nhật Bản, các vụ sáp nhập và hợp nhất NH diễn ra nhanh chóng. Chính phủ đã đƣa ra các biện pháp giải quyết vấn đề nợ khó đòi ở các NH lớn, trong đó, Chính phủ thành lập Tập đoàn Tái thiết công nghiệp Nhật Bản (IRCJ) nhằm hỗ trợ các DN trong quá trình tái cơ cấu, và toàn bộ số tiền thành lập IRCJ là của các NH. Trong thời gian hai năm hoạt động (2002-2003), IRCJ đã hỗ trợ một loạt các DN lớn từ đó tạo nên một làn sóng sáp nhập và mua bán các công ty trong giai đoạn 2004-2006 giúp tái cơ cấu nền công nghiệp Nhật Bản.

Nhƣ vậy, sau một thời gian dài, nƣớc Nhật mới có thể khôi phục nền kinh tế trở lại nhƣ cũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu trong giai đoạn hiện nay (Trang 32 - 33)