Cơ cấu lại nợ cho khách hàng trên cơ sở nguồn thu đảm bảo chắc chắn và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu trong giai đoạn hiện nay (Trang 91)

3.2 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀN GÁ CHÂU

3.2.1.4 Cơ cấu lại nợ cho khách hàng trên cơ sở nguồn thu đảm bảo chắc chắn và

và cơ cấu phƣơng án trả nợ khả thi.

Trƣớc tình hình nợ xấu NH ngày càng gia tăng, NHNN đã ra Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/03/2012 "về việc phân loại nợ đối với nợ đƣợc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ". Đồng thời NHNN đã ra văn bản số 2056/NHNN-CSTT ngày 24/03/2012 triển khai thực hiện Nghị quyết 780. Nhằm giúp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng lẫn các NHTM thông qua quyết định cho phép cơ cấu lại nợ nhƣng vẫn giữ nguyên phân loại nợ và định hạng khách hàng sau khi cơ cấu lại nợ. Việc giữ nguyên xếp hạng khách hàng là để NH có thể tiếp tục cho vay (nếu khách hàng bị nợ xấu theo quy định NH sẽ không đƣợc tiếp tục cho vay hoặc giảm số lƣợng vay), còn khách hàng tránh đƣợc việc phải trả lãi quá hạn cho NH (150% của lãi suất đang áp dụng) và đồng thời không bị đƣa vào hệ thống cảnh báo tín dụng của Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), giúp các TCTD hạn chế đƣợc việc gia tăng nợ quá hạn.

Do đó, ACB cần xem xét cơ cấu lại nợ và xem xét giảm lãi suất một cách hợp lý cho các khách hàng đang gặp khó khăn tạm thời trong việc thanh toán nợ cho NH do nguyên nhân khách quan nhƣng tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng vẫn bình thƣờng và NH có đủ thông tin để đánh giá khả năng phát triển trong tƣơng lai. Điều này, giúp cho khách hàng giảm áp lực trả nợ, có thời gian khôi phục lại hoạt động kinh doanh và có nguồn thu để trả nợ cho NH, từ đó giúp NH hạn chế phát sinh nợ xấu.

3.2.1.5. Ngân hàng Á Châu cần lập lại trật tự kỷ cƣơng, thực hiện nghiêm ngặt một số quy định đã đƣợc Nhà nƣớc ban hành, đặc biệt chú trọng đối với những khoản vay mới.

NH không đƣợc dùng vốn góp ngắn hạn cho vay trung và dài hạn. Đây là vấn đề đã đƣợc NHNN tính đến bằng Thông tƣ số 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009, quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng cho vay trung và dài hạn của các NHTM là 30% (thay vì 40% nhƣ trƣớc đây). Và ACB cần tuân thủ nghiêm quy định này bởi vì hiện nay, một số các NHTM trong nƣớc vẫn thƣờng xuyên dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, đa phần các khoản vay này là cho vay kinh doanh, đầu tƣ phát triển dự án bất động sản, do đó, khi thị trƣờng bất động sản gặp khó khăn, nợ xấu xảy ra là điều tất yếu. Và nợ xấu bất động sản chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng nợ xấu của các NHTM cũng nhƣ hệ thống NH Việt Nam.

Ngoài ra, NH cần chấp hành nghiêm những quy định chặt chẽ của Chính phủ và NHNN cụ thể nhƣ:

NH chấp hành nghiêm Quyết định số 13/2010/TT-NHNN của NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các TCTD trong đó giới hạn cho vay đối với một khách hàng của TCTD không đƣợc cho vay vƣợt quá 15% vốn tự có của TCTD, đối với một nhóm khách hàng có liên quan cho vay không đƣợc vƣợt quá 50% vốn tự có của TCTD...

Chấp hành nghiêm trong việc cho một DN vay không quá 3 lần vốn điều lệ. Nghị quyết số 09/2009/NĐ-CP ngày 05/02/2009, Chính phủ ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nƣớc và quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào DN khác (thay Nghị định số 199/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004). Trong đó, tại Chƣơng II, mục I về quản lý và sử dụng vốn tại công ty nhà nƣớc ghi rõ: "công ty nhà nƣớc đƣợc quyền chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ của công ty không vƣợt quá 3 lần". Thế nhƣng, trong thực tế, NH cho một đơn vị vay gấp nhiều lần vốn điều lệ . Trên cơ sở đó, nhiều đơn vị đã sử dụng vốn vay này để đầu tƣ vào các lĩnh vực có độ rủi ro cao nhƣ kinh doanh vàng, bất động sản...gây mất thanh khoản, ảnh hƣởng rất lớn đến sự phát

triển bền vững của NH. Trong khi đó, NHNN lại chƣa có những chế tài nghiêm ngặt đối với những trƣờng hợp này. Để "tránh đi lại vết xe đổ" đó, việc cần thiết phải làm ngay trong lúc này là cần phải kiểm soát chặt chẽ nguồn tiền của NH, để dòng tiền đi đúng hƣớng, phục vụ sản xuất kinh doanh, giảm thiểu rủi ro.

3.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu tại ACB

3.2.2.1 Chuyển nợ thành vốn góp cổ phần gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp.

Một hƣớng đi mới trong việc xử lý nợ xấu là chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc DN, đây là hoạt động khá mới tại Việt Nam và cũng chỉ có Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN (DATC) của Bộ Tài chính đã thực hiện thành công hoạt động này.

Sau khi mua nợ từ các chủ nợ, DATC đàm phán với chủ sở hữu, cổ đông khác của DN để chuyển nợ thành vốn góp. Sau khi trở thành cổ đông, DATC thực hiện các giải pháp tái cấu trúc DN nhƣ xoá một phần nợ và lãi, hoãn trả nợ, thay đổi thời gian trả nợ, hỗ trợ về thị trƣờng, quản trị, hỗ trợ về tài chính nhƣ cho vay, bảo lãnh… nhằm phục hồi từ DN kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh toán thành DN hoạt động kinh doanh có lãi, chính hiệu quả hoạt động của DN sẽ tạo nguồn trả nợ cho DATC. Các DN đã đƣợc DATC tái cấu trúc thành công đến nay đều hoạt động kinh doanh có lãi, đã trả hết nợ ngân sách, nợ bảo hiểm xã hội, trả gần hết nợ cho DATC, đặc biệt một số đơn vị đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn khoảng 30%, có thể kể đến nhƣ Sadico Cần Thơ hay Mía đƣờng Kon Tum...

Sadico Cần Thơ (SDG: HNX) có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, từng là DN mạnh về sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng tại Cần Thơ. Do đầu tƣ dồn hết vào nhà máy sản xuất bao bì PP2, SDG rơi vào tình cảnh thua lỗ nặng nề, mất khả năng thanh toán nợ, đƣợc DATC xử lý tài chính và nắm giữ 50% cổ phần từ tháng 06/2007. Ngay cuối năm 2007, đơn vị này đã có lãi 09 tỷ đồng nhờ các biện pháp cải tiến quản lý nhƣ: tinh giảm nhân sự, quản lý sản xuất theo định mức, tiết kiệm tối đa. Sau 04 năm tái cấu trúc, hoạt động kinh doanh của SDG đã khôi phục hoàn toàn và tăng trƣởng trở lại. Lợi nhuận trƣớc thuế năm 2011 là 31 tỷ đồng, chia cổ tức tiền mặt 30% cho cổ đông. Hiện nay DATC vẫn đang nắm giữ 48.45% cổ phần

tại SDG sau khi thoái bớt 2.55% cổ phần trong năm 2011. Việc thoái vốn khỏi SDG chỉ là yếu tố thời gian, đủ để DATC thu hồi khoản tiền đầu tƣ và tìm kiếm đối tác đầu tƣ tiềm năng. Yếu tố thành công trong việc tái cơ cấu nợ phải đi kèm với tái cấu trúc DN và định hƣớng phát triển kinh doanh phù hợp.

Tƣơng tự nhƣ SDG, Công ty cổ phần Mía đƣờng Kon Tum (KTS: HNX) là DNNN trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Kontum đã từng làm ăn không hiệu quả. Với vốn điều lệ 30 tỷ đồng, KTS đƣợc tái cơ cấu, chuyển đổi sở hữu từ tháng 07/2008. Sau 06 tháng, KTS đã bắt đầu có lãi 5.4 tỷ đồng. Sau khi DATC tái cấu trúc nợ và chuyển đổi sở hữu, tình hình tài chính của KTS có sự cải thiện đáng kể về chất và lƣợng. Năm 2011, KTS trả mức cổ tức tiền mặt lên đến 30%, đồng thời là cổ phiếu có tỷ lệ thu nhập trên cổ phiếu (EPS) trên 10,000 đồng/cổ phiếu. Với 66% cổ phần, DATC hiện đang dần thoái vốn khỏi KTS.

Xử lý nợ xấu thông qua mua - bán nợ hoặc mua - bán nợ gắn với tái cấu trúc DN là hoạt động kinh doanh rủi ro, nhƣng thực tế cho thấy có thể xây dựng các tiêu chí để kiểm soát, quản trị các rủi ro này. Cần có những quy định, văn bản pháp luật cụ thể và thống nhất về việc chuyển đổi nợ thành vốn cổ phần để giải quyết nợ xấu cho NH đồng thời cũng giúp DN vƣợt qua khó khăn, làm thị trƣờng tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung phát triển hơn.

Tuy nhiên, điều quan trọng là hiệu quả kinh tế phải đƣợc đặt lên hàng đầu, mọi phƣơng án kinh doanh mua - bán nợ và tái cấu trúc DN phải đƣợc nghiên cứu kỹ để đảm bảo đạt đƣợc hiệu quả cao nhất, không để xảy ra tình trạng DN tiếp tục hoạt động không hiệu quả sau khi đƣợc cơ cấu lại.

Có thể thấy, việc chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc DN là một hƣớng đi mới trong việc xử lý triệt để nợ xấu và góp phần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của nền kinh tế nói chung và của chủ nợ nói riêng.

Với hình thức này, NH có thể chuyển số tiền từ hình thức cho vay sang hình thức góp vốn và tham gia vào công tác điều hành, quản lý DN...điều này vừa có lợi cho DN vừa có lợi cho NH. Đối với DN khoản nợ xấu đã đƣợc xóa và chuyển thành vốn điều lệ thuộc quyền sở hữu của NH. Còn tại NH, khoản nợ xấu đã đƣợc thanh

toán nhƣng NH không thu tiền về mà đƣợc đầu tƣ vào DN dƣới hình thức góp vốn. Điều này giúp xử lý nợ xấu nhanh chóng, dòng vốn đƣợc khơi thông ngay lập tức. Và trong một thời gian sau khi tái cấu trúc DN thành công, với vị thế là một NHTM rất dễ dàng trong việc tìm kiếm các nhà đầu tƣ chiến lƣợc mua lại cổ phần này. Tuy nhiên, giải pháp này chỉ thật sự hiệu quả đối với các DN có tiềm năng, thực lực.

3.2.2.2 Ngân hàng cần chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tồn tại phát nhằm hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp tồn tại phát triển đồng thời giúp ngân hàng giải quyết đƣợc nợ xấu.

Đối với các DN có lịch sử quản trị kinh doanh tốt, đang gặp khó khăn về nghĩa vụ trả nợ gốc do tình hình kinh tế khó khăn, do các dự án đầu tƣ đang triển khai chƣa đi vào hoạt động...việc chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn, nhằm hỗ trợ thanh khoản cho DN và giúp DN tồn tại, phát triển. Biện pháp này giải quyết đƣợc 02 vấn đề, vừa giúp NH giải quyết đƣợc nợ xấu, vừa giúp DN tồn tại và phát triển vƣợt qua khó khăn.

3.2.2.3 Ngân hàng có thể xem xét việc bán nợ xấu cho Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC).

Nợ xấu gia tăng đang là mối nguy hại lớn cho nền kinh tế và trực tiếp ảnh hƣởng đến các DN, vấn đề hàng đầu đƣợc đặt ra cho NHNN vào lúc này là làm sao xử lý để giảm bớt tỷ lệ nợ xấu. Thông điệp của Chính phủ gần đây cũng cho thấy rằng, giải quyết nợ xấu là nhiệm vụ hàng đầu trong kế hoạch cải tổ hệ thống NH. Trƣớc tình hình đó, NHNN đã lựa chọn giải pháp xử lý nợ xấu thông qua mua bán nợ bằng việc thành lập Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Đây là giải pháp mà các Quốc gia nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản... lựa chọn để giải quyết vấn đề nợ xấu và đã thành công.

VAMC đƣợc thành lập theo Quyết định số 1459/QĐ–NHNN của NHNN ngày 27/06/2013, là công cụ đặc biệt của NHNN nhằm góp phần đẩy nhanh xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, DN và thúc đẩy

tăng trƣởng tín dụng hợp lý, từ đó giúp ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự phục hồi của tăng trƣởng kinh tế bền vững.

VAMC hoạt động theo Luật DN và Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013. VAMC là DN đặc thù do Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn, dƣới sự quản lý, thanh tra của NHNN. VAMC có vốn điều lệ 500 tỷ đồng và hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận, công khai, minh bạch.

Các hoạt động chính của VAMC gồm mua nợ xấu của các TCTD, thu hồi, đòi nợ và xử lý nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo, cơ cấu lại nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành góp vốn, góp cổ phần, đầu tƣ, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản đã đƣợc VAMC thu nợ…VAMC cũng đƣợc đầu tƣ tài chính, góp vốn, mua cổ phần, tổ chức đấu giá tài sản, bảo lãnh cho các tổ chức, DN vay vốn của TCTD.

Việc bán nợ xấu cho VAMC cũng là một biện pháp giúp ACB xử lý nhanh và giải quyết tận gốc các khoản nợ xấu. Khi nợ xấu đƣợc giải quyết sẽ giúp NH giảm bớt gánh nặng chi phí: chi phí thứ nhất là lãi vay vẫn phải trả đều đặn cho ngƣời gửi tiền, chi phí thứ hai là NH phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để trích lập dự phòng rủi ro. Ngoài việc giảm bớt gánh nặng chi phí thì NH còn có khả năng sinh lời khi kinh doanh số tiền thu đƣợc từ việc bán nợ xấu cho VAMC. Do đó, vấn đề cấp bách hiện nay là ACB cần chủ động đánh giá lại các khoản nợ xấu, nhất là các khoản nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) để có đƣợc con số nợ xấu có khả năng bán cho VAMC là bao nhiêu? Từ đó, ACB xem xét số nợ xấu cần phải bán cho VAMC.

3.3 KIẾN NGHỊ

3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ

Để từng bƣớc xử lý nợ xấu một cách bền vững, hạn chế nợ xấu gia tăng trong hệ thống của các TCTD, đảm bảo an toàn hoạt động NH, thúc đẩy tăng trƣởng tín dụng và hỗ trợ vốn tích cực cho nền kinh tế, trong thời gian tới Chính phủ cần áp dụng các biện pháp sau:

3.3.1.1 Giải pháp khắc phục suy giảm và duy trì tăng trƣởng kinh tế bền vững là một giải pháp quan trọng trong hạn chế tốc độ tăng của nợ xấu.

Một trong những nguyên nhân khiến nợ xấu NH tăng cao trong mấy năm trở lại đây là do suy giảm tăng trƣởng của nền kinh tế Việt Nam đã tác động xấu đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN, giảm hiệu quả sử dụng vốn dẫn đến khó khăn trong việc thanh toán nợ với NH. Do đó, vấn đề cấp bách hiện nay là cần có các giải pháp khắc phục suy giảm và duy trì tăng trƣởng kinh tế bền vững, đây là một giải pháp quan trọng trong hạn chế tốc độ tăng của nợ xấu.

Thứ nhất, giải pháp khắc phục suy giảm tăng trƣởng kinh tế hiện nay đó là các chính sách vĩ mô cần hƣớng đến việc duy trì một nền kinh tế tăng trƣởng bền vững, dựa trên một môi trƣờng kinh tế ổn định, thuận lợi và minh bạch. Ngoài ra, chính sách kinh tế vĩ mô Việt Nam hiện nay cần khắc phục quan điểm ngắn hạn trong hoạch định và thực thi chính sách.

Thứ hai, điểm cốt lõi và là nền móng cho sự tăng trƣởng nhanh và bền vững của nền kinh tế Việt Nam, đó là nâng cao năng suất lao động xã hội, tăng tính hiệu quả của nền kinh tế. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, Chính phủ cần điều chỉnh hợp lý chính sách điều tiết vĩ mô nhằm khuyến khích các DN trong nƣớc và DN đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào công nghệ hiện đại, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Thứ ba, nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực quốc gia có hiệu quả, là nhân tố trực tiếp nhằm tăng trƣởng kinh tế nhanh và bền vững. Thực hiện mục tiêu này, Chính phủ cần triển khai nhanh đề án "tái cấu trúc nền kinh tế":

Tái cấu trúc các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế trên cơ sở khai thác các lợi ích quốc gia về tài nguyên, nhân lực, văn hóa...kết hợp với việc sử dụng công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu trong giai đoạn hiện nay (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)