1.3 XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA MỘT SỐ NƢỚC CHÂ UÁ VÀ BÀI HỌC KINH
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Thứ nhất, thị trƣờng tài chính NH Việt Nam cần công khai, minh bạch các con số, đặc biệt là các khoản nợ xấu cụ thể trong theo từng lĩnh vực, loại hình DN, đối tƣợng vay vốn, để từ đó đƣa ra đƣợc các biện pháp xử lý phù hợp. Giám đốc khu vực của tổ chức IFC Simon Andrews nhận định: " Theo kinh nghiệm quốc tế, quốc gia nào có được những số liệu chính xác về con số nợ xấu, con số cụ thể về các lĩnh vực nợ quá hạn thì khả năng thành công trong quá trình xử lý nợ xấu sẽ cao hơn". [17]
Thứ hai, với tình hình nợ xấu hiện tại và đặc thù của thị trƣờng tài chính NH Việt Nam, việc thành lập công ty Quản lý tài sản Việt Nam, hay còn gọi là Công ty mua bán nợ xấu quốc gia (VAMC) là cần thiết. Đây đƣợc xem là chìa khóa quan trọng trong công cuộc xử lý nợ xấu NH.
Thứ ba, cần cân nhắc các biện pháp bơm tiền giải cứu NH do có thể vấp phải phản đối mạnh mẽ của ngƣời dân vì lấy tiền thuế là tiền đóng góp của dân nghèo để
cứu ngƣời giàu, hoặc nếu bắt buộc phải thực hiện cần kiểm tra trƣớc tài sản của NH để đảm bảo thành công.
Thứ tư, hạn chế tăng trƣởng tín dụng bất động sản và NHNN phải đƣa ra các biện pháp mạnh nhƣ yêu cầu tất cả các NH và TCTD duy trì nợ khó đòi dƣới mức độ an toàn. Bất kỳ tổ chức nào có nợ khó đòi vƣợt quá mức độ cho phép phải bán hoặc chuyển giao nợ xấu cho VAMC hoặc bị hạn chế một số hoạt động cho đến khi xử lý đƣợc nợ khó đòi hay giảm tỉ lệ nợ khó đòi xuống mức chấp nhận đƣợc để đảm bảo an toàn cho cả hệ thống tài chính NH.
Thứ năm, NHNN đứng ra bảo lãnh cho các trái phiếu do các công ty mua bán nợ phát hành cho các NH đƣợc xử lý nợ xấu. Sau đó, thông qua công cụ dự trữ bắt buộc để trung hòa bớt dòng tiền tại các NHTM. Tuy nhiên, cần phải minh bạch hóa hoạt động tại các công ty mua bán nợ.
Thứ sáu, xử lý nợ xấu cần những biện pháp tổng hợp nhƣ ổn định hệ thống tài chính và khôi phục niềm tin của công chúng, thiết lập hành lang pháp lý và lộ trình tái cơ cấu, quy định cụ thể phƣơng pháp, tiêu chí định giá tài sản và phân loại NH. Trong đó, những đối tƣợng trực tiếp gây ra nợ xấu phải có trách nhiệm chính trong quá trình giải quyết nợ xấu. Chính phủ có vai trò hỗ trợ và giám sát quá trình giải quyết nợ xấu, nhằm bảo đảm một nền tài chính quốc gia lành mạnh, bền vững.
Kết luận chƣơng 1
Trong chƣơng 1, luận văn đã khái quát đƣợc các vấn đề mang tính lý luận cơ bản về nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM. Những nội dung đƣợc giải quyết trong chƣơng 1 gồm có:
Thứ nhất, tổng quan về tín dụng NH và RRTD NH, trong đó, tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của NH và có thể khẳng định RRTD là loại rủi ro mà tồn tại khách quan, chỉ có thể hạn chế chứ không thể loại trừ RRTD trong hoạt động cấp tín dụng tại NH.
Thứ hai, nợ xấu trong hoạt động của NHTM đƣợc làm rõ thông qua khái niệm, phân loại nợ xấu, qua đó phân tích những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu NH đi từ nguyên nhân khách quan đến nguyên nhân chủ quan, đồng thời làm rõ những tác động của nợ xấu đến hoạt động của NH. Bên cạnh đó, luận văn đã trình bày các nguyên tắc về quản lý nợ xấu của hiệp ƣớc Basel và các biện pháp xử lý nợ xấu. Trong đó 17 nguyên tắc của Basel là xây dựng môi trƣờng tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc); thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (3 nguyên tắc); duy trì một quá trình quản lý, đo lƣờng, theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên tắc).
Thứ ba, chƣơng 1 cũng đề cập đến kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nƣớc Châu Á mà cụ thể đó là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Từ đó rút ra 06 bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công tác xử lý nợ xấu, đó là thị trƣờng tài chính cần công khai, minh bạch đặc biệt là con số nợ xấu; cần thành lập công ty mua bán nợ xấu quốc gia (VAMC); cần cân nhắc các biện pháp bơm tiền giải cứu NH; NHNN đứng ra bảo lãnh cho các trái phiếu do các công ty mua bán nợ phát hành; hạn chế tăng trƣởng bất động sản và NHNN cần có những biện pháp mạnh đối với TCTD nào có tỷ lệ nợ xấu cao; và cuối cùng là các biện pháp tổng hợp nhƣ thiết lập hành lang pháp lý, ổn định hệ thống tài chính...
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU