Các biện pháp xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 29)

1.2 NỢ XẤU TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG

1.2.5.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu

Khi nợ xấu phát sinh, NH cần phân tích chi tiết thực trạng tình hình tài chính của khách hàng cũng nhƣ thực trạng tài sản đảm bảo, tìm ra nguyên nhân làm phát sinh nợ xấu. Trên cơ sở tình hình thực tế của các khoản nợ xấu, NH có thể lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu sao cho phù hợp với từng trƣờng hợp cụ thể.

Đối với các khoản nợ xấu mà NH đánh giá đƣợc khách hàng chỉ gặp khó khăn tài chính tạm thời và có khả năng phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo trả nợ đầy đủ và đúng hạn trong thời gian ngắn, NH có thể lựa chọn các biện pháp xử lý nợ xấu theo một số cách nhƣ sau:

Thứ nhất, cơ cấu lại thời hạn trả nợ: là việc TCTD điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ vay đối với các khoản nợ vay của khách hàng theo hai phƣơng thức sau:

Phƣơng thức 1: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc TCTD chấp thuận thay đổi kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thoả thuận trƣớc đó trong hợp đồng tín dụng, mà kỳ hạn trả nợ cuối cùng không thay đổi.

Phƣơng thức 2: Gia hạn nợ vay là việc TCTD chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay, vƣợt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trƣớc đó trong hợp đồng tín dụng.

Thứ hai, chứng khoán hóa các khoản nợ xấu:

NH có thể chuyển một phần nợ gốc thành trái phiếu trung hạn, điều này nhằm hỗ trợ thanh khoản và giúp DN tồn tại, phát triển.

Ngoài ra, NH cũng có thể chuyển các khoản nợ xấu thành vốn góp, thành cổ phần của DN vay đồng thời chuyển vị thế các NH đang là chủ nợ thành cổ đông lớn nắm đa số cổ phần nếu nhận thấy sau tái cấu trúc DN có khả năng tồn tại và phát triển.

Thứ ba, giảm, miễn một phần nợ lãi vay phải trả: Giải pháp này có thể đƣợc xem xét áp dụng tùy thuộc vào thiện chí trả nợ vay của khách hàng và tuân thủ theo các quy định hiện hành của Nhà nƣớc và của từng NH. Việc giảm, miễn một phần lãi đối với khách hàng coi nhƣ sự hy sinh một phần doanh thu của NH để có thể tận thu hồi đƣợc nguồn vốn đã cho vay.

Đối với các khoản nợ xấu mà NH đánh giá không còn khả năng thu hồi thì NH sẽ tiến hành các biện pháp sau:

Thứ nhất, xử lý tài sản đảm bảo: Để đảm bảo cho khoản vay, NH thƣờng yêu cầu khách hàng thế chấp hoặc cầm cố tài sản. Trong trƣờng hợp khoản vay không đƣợc thanh toán đầy đủ thì NH sẽ xem xét áp dụng biện pháp xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Tài sản sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý để bàn giao cho NH, NH có thể sẽ tự bán tài sản trên thị trƣờng, hoặc bán qua trung tâm bán đấu giá tài sản, hoặc bán cho Công ty mua bán nợ. Tuy thủ tục xử lý tài sản đảm bảo rất phức tạp, tốn thời gian và khả năng thu hồi đầy đủ nợ thƣờng không cao nhƣng đây lại là một biện pháp thu hồi vốn có hiệu quả cho NH, do đó đƣợc các NHTM sử dụng khá phổ biến.

Thứ hai, bán các khoản nợ xấu: Bằng việc tham gia thị trƣờng mua bán nợ, NH có thể xem xét việc bán các khoản nợ xấu cho các công ty mua bán nợ, các tổ chức tài chính hoặc các chủ thể kinh tế khác để sớm thu hồi nợ, có điều kiện tập trung vào hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, xử lý bằng quỹ dự phòng RRTD: Trong trƣờng hợp gặp phải các khoản nợ khó thu hồi hoặc không thể thu hồi đƣợc và để lành mạnh hóa tình hình tài chính, NH sẽ xử lý các khoản nợ này bằng quỹ dự phòng RRTD nhằm loại trừ nợ xấu ra khỏi nội bảng. Mặt khác, NH vẫn tiếp tục áp dụng các biện pháp xử lý nợ khác theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ xấu nhằm giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 29)