Ngân hàng có thể xem xét việc bán nợ xấu cho Công ty TNHH MTV Quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu trong giai đoạn hiện nay (Trang 95 - 96)

3.2 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀN GÁ CHÂU

3.2.2.3 Ngân hàng có thể xem xét việc bán nợ xấu cho Công ty TNHH MTV Quản lý

Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC).

Nợ xấu gia tăng đang là mối nguy hại lớn cho nền kinh tế và trực tiếp ảnh hƣởng đến các DN, vấn đề hàng đầu đƣợc đặt ra cho NHNN vào lúc này là làm sao xử lý để giảm bớt tỷ lệ nợ xấu. Thông điệp của Chính phủ gần đây cũng cho thấy rằng, giải quyết nợ xấu là nhiệm vụ hàng đầu trong kế hoạch cải tổ hệ thống NH. Trƣớc tình hình đó, NHNN đã lựa chọn giải pháp xử lý nợ xấu thông qua mua bán nợ bằng việc thành lập Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Đây là giải pháp mà các Quốc gia nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản... lựa chọn để giải quyết vấn đề nợ xấu và đã thành công.

VAMC đƣợc thành lập theo Quyết định số 1459/QĐ–NHNN của NHNN ngày 27/06/2013, là công cụ đặc biệt của NHNN nhằm góp phần đẩy nhanh xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, DN và thúc đẩy

tăng trƣởng tín dụng hợp lý, từ đó giúp ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy sự phục hồi của tăng trƣởng kinh tế bền vững.

VAMC hoạt động theo Luật DN và Nghị định số 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/05/2013. VAMC là DN đặc thù do Nhà nƣớc sở hữu 100% vốn, dƣới sự quản lý, thanh tra của NHNN. VAMC có vốn điều lệ 500 tỷ đồng và hoạt động theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không vì mục tiêu lợi nhuận, công khai, minh bạch.

Các hoạt động chính của VAMC gồm mua nợ xấu của các TCTD, thu hồi, đòi nợ và xử lý nợ, bán nợ, bán tài sản đảm bảo, cơ cấu lại nợ, điều chỉnh điều kiện trả nợ, chuyển nợ thành góp vốn, góp cổ phần, đầu tƣ, sửa chữa, nâng cấp, khai thác, sử dụng, cho thuê tài sản đã đƣợc VAMC thu nợ…VAMC cũng đƣợc đầu tƣ tài chính, góp vốn, mua cổ phần, tổ chức đấu giá tài sản, bảo lãnh cho các tổ chức, DN vay vốn của TCTD.

Việc bán nợ xấu cho VAMC cũng là một biện pháp giúp ACB xử lý nhanh và giải quyết tận gốc các khoản nợ xấu. Khi nợ xấu đƣợc giải quyết sẽ giúp NH giảm bớt gánh nặng chi phí: chi phí thứ nhất là lãi vay vẫn phải trả đều đặn cho ngƣời gửi tiền, chi phí thứ hai là NH phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để trích lập dự phòng rủi ro. Ngoài việc giảm bớt gánh nặng chi phí thì NH còn có khả năng sinh lời khi kinh doanh số tiền thu đƣợc từ việc bán nợ xấu cho VAMC. Do đó, vấn đề cấp bách hiện nay là ACB cần chủ động đánh giá lại các khoản nợ xấu, nhất là các khoản nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) để có đƣợc con số nợ xấu có khả năng bán cho VAMC là bao nhiêu? Từ đó, ACB xem xét số nợ xấu cần phải bán cho VAMC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hạn chế nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu trong giai đoạn hiện nay (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)