Quản lý TNCs phải có tầm nhìn toàn cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 106 - 108)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2.1.5. Quản lý TNCs phải có tầm nhìn toàn cầu

Việc quản lý TNCs là vô cùng cần thiết. Nó không chỉ có ý nghĩa trọng việc đảm bảo lợi ích của nước chủ nhà mà còn có ý nghĩa trọng trong việc thu hút đầu tư của TNCs. Rõ ràng, khi các dự án được cấp phép hoạt động tốt, các doanh nghiệp của TNCs ở Việt Nam hoạt động hiệu quả cao... Thì sẽ tạo niềm tin cho TNCs vào thành quả hoạt động ở Việt Nam.

TNCs là sản phẩm của nền kinh tế hiện đại, hoạt động trên phạm vi quốc tế. Vì thế muốn kiểm soát các chi nhánh hoạt động tại Việt Nam của các công ty này cần phải có cái nhìn toàn cầu, được thể hiện ở chỗ thấy được những cái ẩn chứa bên trong mỗi hành vi mà các chi nhánh của TNCs thực hiện. Những điều này đôi khi không thể biết được thông qua những sự việc đơn thuần xảy ra mà phải học hỏi thêm kinh nghiệm của các quốc gia khác. Cụ thể như là:

- Việc tăng cường quản lý TNCs phải được thực hiện ngay từ khi cấp giấy phép. Khi cấp giây phép đầu tư, ngoài việc xem xét tư cách pháp nhân còn phải quan tâm đến nhiều khía cạnh khác như: Năng lực tài chính, mục tiêu của TNCs... nhằm tránh bị TNCs lợi dụng, đầu tư vào với mục đích xấu... Những thông tin trên muốn có được đòi hỏi phải có mạng lưới chuyên theo dõi thu thập và sử lý thông tin về TNCs trên toàn cầu. Mặt khác thông tin này cũng phải thường xuyên cập nhật, vì thế phải biết tận dụng mọi tổ chức, cơ quan Việt Nam ở nước ngoài.... làm nhiệm vụ cung cấp những tư liệu cần thiết, đồng thời phải tích cực hơn nữa trong hoạt động ngoại giao với các nước khác để biết thêm nhiều thông tin về sự phát triển toàn cầu hiện nay.

- Việc quản lý TNCs sau khi cấp phép cũng là một mối quan tâm lớn. Các chi nhánh của TNCs ở Việt Nam ngoài quan hệ mật thiết với công ty mẹ nó còn là những doanh nghiệp có mối liên hệ dày đặc, chằng chịt với các chi nhánh và công ty khác ở trong và ngoài nước.

Hoạt động của chúng là hoạt động xuyên quốc gia, đa ngành nghề. Vì thế, việc kiểm tra giám sát hoạt động của TNCs khá khó khăn phức tạp, đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phải có một trình độ chuyên môn và ngoại ngữ thông thạo. Như thế mới đảm bảo hướng hoạt động của chúng vào phát triển kinh tế xã hội của nước ta.

Ngoài ra cần thiết lập các chế độ thống kê, kiểm toán, kiểm tra thương mại theo các thông lệ quốc tế đầy đủ. Việc chỉ đạo điều hành phải tập trung thống nhất và kiên quyết. Cần xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ tổng hợp, bộ quản lý tổng hợp, bộ quản lý chuyên ngành , uỷ ban nhân dân các tỉnh, quận (huyện)...Tạo lập được các mối liên hệ về nghiệp vụ, kỹ thuật với các cơ quan tương ứng của các nước khác và các tổ chức quốc tế nhằm học hỏi và hỗ trợ lẫn nhau trong tác nghiệp.

Có thể nói rằng việc thực hiện các giải pháp trên sẽ là điều kiện quan trọng để tăng cường hơn nữa hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với TNCs.

4.2.1.6. Việc thu hút phải căn cứ vào khuynh hướng, chiến lược phát triển của các TNCs trên thế giới

Muốn thu hút được nhiều TNCs vào Việt Nam thì phải có một quy hoạch rõ ràng nhằm tạo thuận lợi để TNCs đưa ra những quyết định đầu tư cụ thể phù hợp. Tuy nhiên, việc quy hoạch để thu hút nhiều hơn nữa sự tham gia của TNCs cần phải căn cứ vào chiến lược và xu hướng phát triển của TNCs trên thế giới.

Từ vài năm trở lại đây, tỷ trọng đầu tư vào nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng của TNCs vào Việt Nam giảm đáng kể. Trong khi đó tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, lĩnh vực công nghiệp chế biến lại tăng lên. Khuynh hướng này về cơ bản là phù hợp với chiến lược CNH, HĐH đất nước của Việt Nam. Vì thế trong thời gian tới nước ta nên có những quy hoạch cụ thể trong các lĩnh vực này để thu hút đầu tư của TNCs thêm nữa.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là TNCs muốn đầu tư vào ngành nào thì Việt Nam sẽ chỉ tập trung vào ngành đó. Làm như thế là vô tình nước ta rơi vào thế bị động. Việc quy hoạch phải mang tính chủ động và định hướng cho hoạt động của TNCs. Trước hết, các nhà hoạch định cần xác định rõ ngành nghề nào cần thu

hút TNCs. Sau đó dựa vào quy hoạch đã được thông qua để đưa ra những chính sách ưu đãi cần thiết. Như vậy sẽ thành công hơn, vì có nhiều lĩnh vực TNCs không muốn đầu tư vào do lợi nhuận ít, vì thế phải có những chính sách khuyến khích phù hợp thì sẽ làm cho TNCs quan tâm hơn nữa đến các lĩnh vực này.

Đây cũng là vấn đề mà Singapore đã rất thành công. Do việc áp dụng một hệ thống các biện pháp ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thuê mặt bằng, thành lập các văn phòng đại diện đầu não cho cho hoạt động của TNCs, cùng với những nỗ lực nhằm tự hoàn thiện nền kinh tế để có thể trở thành một trung tâm kinh doanh lớn ở Châu Á. Singapore đã thu hút được lượng vốn đáng kể của TNCs Nhật Bản và Châu Âu vào hoạt động ở các lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là các lĩnh vực dịch vụ.

Việc vận động xúc tiến đầu tư cũng cần phải quan tâm đến những đặc điểm trong chiến lược hoạt động của TNCs. Đối với mỗi dự án kêu gọi đầu tư, cũng cần phải xem xét dự án đó phù họp với công ty xuyên quốc gia nào (xét trên khía cạnh thực hiện, chiến lược phát triển... của TNCs đó). Ví như: Khuynh hướng đầu tư của Nhật Bản là đầu tư vào lĩnh vực khai thác đối với những nước giàu tài nguyên; đầu tư vào ngành chế tạo đối với những nước có cả tài nguyên và nguồn nhân lực dồi dào; đầu tư vào lĩnh vực thương nghiệp dịch vụ đối với những nước có nền công nghiệp khá phát triển; đôi khi chỉ là việc đầu tư nhằm trao đổi công nghệ giữa các nước phát triển với nhau.

Việc kêu gọi đầu tư cũng cần phải chú ý đến sự quan tâm ưu ái mà mỗi TNCs dành cho từng khu vực. Như đã biết, TNCs bố trí địa điểm trên toàn cầu là nét tổng thể. Song điều đó không có nghĩa là chúng đầu tư không tập trung hoặc phân bố đầu tư rải rác trong từng thời kỳ khác nhau và mỗi thời kỳ lại có sự ưu tiên về địa điểm đầu tư khác nhau. Vì thế cần phải tìm hiểu điều này để có kế hoạch xúc tiến đầu tư hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)