Tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 36 - 37)

1.2.3.4 .Đẩy mạnh phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ

1.2.3.5. Tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực

TNCs là lực lượng quan trọng trong tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp. Đây là một tất yếu phổ biến của TNCs, bởi vì tranh thủ lao động rẻ là một trong những mục tiêu chiến lược của TNCs. Theo UNCTAD ước tính TNCs đã tạo được việc làm cho khoảng 45 triệu lao động vào giữa những năm 1970 ở các nước có công ty mẹ và công ty chi nhánh; đến giữa những năm 1980 đạt gần 65 triệu lao động và đến những năm đầu của thập kỷ 1990 con số này tăng lên 70 triệu lao động. Năm 1995 chỉ 100 TNC lớn nhất thế giới và 50 TNC lớn nhất của các nước đang phát triển đã tạo ra 5.800.000 việc làm ở các nước phát triển và 470.000 việc làm ở các nước đang phát triển.

Nhìn chung, TNCs thường tạo việc làm ở các ngành công nghiệp và dịch vụ hơn là trong nông nghiệp và các ngành khác. Tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp chiếm khoảng 4/5 tổng số lao động được TNCs tạo ra. Nhiều việc làm còn được tạo ra một cách gián tiếp thông qua các hoạt động liên kết kinh tế, cung cấp dịch vụ cho các công ty nội địa.

Tầm quan trọng của TNCs đối với việc làm luôn gắn với động thái dòng vốn FDI trên thế giới. Sự tác động này của TNCs ở các nước đang phát triển đã góp phần cải thiện bức tranh lao động và việc làm ở khu vực này. Đối với các nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp của TNCs tạo ra những công ty, nhà máy, cơ sở sản xuất mới, tăng thêm cơ hội việc làm cho người lao động.

1.3. Kinh nghiệm một số nƣớc Châu Á trong việc thu hút và phát huy vài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)