Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với TNCs

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 101 - 103)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2.1.2. Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với TNCs

Sự tồn tại của quản lý của Nhà nước đối với TNCs là một tất yếu khách quan nhằm hạn chế những tác động tiêu cực do TNCs gây ra. Tuy nhiên, nếu hệ thống quản lý này không hợp lý sẽ dẫn đến sự kém hấp dẫn của môi trường đầu tư. Vì vậy, các nước muốn thu hút được TNCs đều cần quan tâm đến việc xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý của Nhà nước đặc biệt đối với một quốc gia như Việt Nam.

Trước hết ở Việt Nam cần đẩy nhanh và mạnh mẽ quá trình cải cách hành chính sao cho đơn giản gọn nhẹ thông thoáng theo thông lệ quốc tế nhưng vẫn đảm bảo được sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước.

Triệt để và kiên quyết trong việc quy định rõ ràng minh bạch các thủ tục hành chính ở mọi khâu mọi cấp.

Phẩm chất của đội ngũ cán bộ công chức là một vấn đề đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Hiện nay, hiện tượng sách nhiễu tham ô, tham nhũng còn rất phổ biến. Đặc biệt là hiện tượng tham nhũng. Nó không những làm xói mòn môi trường đầu tư mà còn làm sai lệch bản chất của Nhà nước, gây mất lòng tin của các nhà đầu tư và của nhân dân đối với bộ máy công quyền. Vì vậy, cần áp dụng những biện pháp sau nhằm khắc phục tình trạng này:

- Tăng cường giáo dục nâng cao phẩm chất đạo đức của người cán bộ;

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp: Xây dựng luật chống tham nhũng. Đồng thời cần đồng bộ hoá hệ thống, chính sách về thể chế, đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong việc thực thi và phối hợp đấu tranh chống tham nhũng;

- Cần có những quy chế rõ ràng về trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo, về thực hiện quy chế dân chủ của cấp cơ sở đấu tranh chống tham nhũng, cần lưu ý rằng, nếu lãnh đạo để cấp dưới có những biểu hiện vi phạm pháp luật thì lãnh đạo cũng vi phạm pháp luật;

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ, đều đặn những khâu, những cấp quản lý, những lĩnh vực để tránh tham nhũng.

Vấn đề cuối cùng trong tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với TNCs là chú trọng hơn nữa đến công tác quản lý Nhà nước sau khi cấp giấy phép đầu tư. Các thiết chế giảm sát của chính phủ phải được thiết lập đồng bộ và có đủ khả năng đánh giá đúng và đầy đủ tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, cần quy định cụ thể chế độ kiểm tra của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài.

Tin rằng việc nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước thông qua các giải pháp trên sẽ góp phần thu hút TNCs vào Việt Nam ngày một tăng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)