Đánh giá chung về vai tròcủa TNCs trong quá trình CNH, HĐ Hở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 88)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về vai tròcủa TNCs trong quá trình CNH, HĐ Hở Việt

3.4. Đánh giá chung về vai trò của TNCs trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam Việt Nam

3.4.1. Thành tựu

3.4.1.1. Cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho CNH, HĐH đất nước

Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi việc tích luỹ vốn của Việt Nam là thấp. Trong khi đó, quá trình CNH, HĐH lại cần một nguồn vốn lớn. Nguồn vốn của TNCs sẽ giảm bớt từ việc vay nợ nước ngoài với nhiều rủi ro, mạo hiểm, lãi suất cao và thời hạn ngắn. Nhờ nguồn vốn này, nhiều nguồn lực bên trong được khai thác và phát huy tác dụng. Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, trí tuệ con người... được đưa vào sử dụng có hiệu quả. Nó còn giúp cho việc khơi gợi đầu tư từ các nguồn vốn khác đặc biệt là vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và vốn nhàn rỗi trong dân cư. Rõ ràng, khi các TNCs tại Việt Nam phát triển mạnh, khả năng cạnh tranh cao thì các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại buộc phải đầu tư thêm để tăng sức hoạt động của mình. Đồng thời các doanh nghiệp phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của TNCs cũng có điều kiện phát triển.

3.4.1.2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ trong GDP

Các TNCs đã chiếm gần như 100% công suất khai thác dầu thô, sản xuất lắp ráp ô tô, màu in, máy giặt, điều hoà, sản xuất sợi PE, PES, nguyên vật liệu nhựa...; chiếm tới 70% chế biến thép và kết cấu thép; 55% kéo sợi; 39,3% sản phẩm may mặc.... Tỷ trọng xuất khẩu của các TNCs ở Việt Nam trong GDP tăng lên khá nhanh và điều cần nhấn mạnh là các sản phẩm xuất khẩu của các TNCs chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm đã qua chế biến. TNCs đã góp phần tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới sử dụng nhiều lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên cần nhiều kỹ thuật hiện đại. Ví dụ như công nghệ trong lĩnh vực điện tử viễn thông, khai thác dầu khí, điện tử...

Việc thu hút đầu tư của TNCs đã góp phần vào việc duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định của Việt Nam. Khu vực FDI nói chung và TNCs ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP của Việt Nam.

Việc thu hút đầu tư của TNCs đã góp phần vào cải tiến và chuyển giao công nghệ, góp phần phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất.

Nhiều công nghệ mới được nhập vào nước ta như: Thiết kế, chế tạo máy biến thế, dây chuyền tự động lắp ráp hàng điện tử, mạch điện tử, lắp ráp tổng đài điện thoại tự động, kỹ thuật số, công nghệ sản xuất cáp điện, sản xuất ô tô, khai thác dầu khí....Nhờ có đầu tư của TNCs, Việt Nam đã sản xuất được ô tô, xe gắn máy, khai thác được dầu thô và có mạng thông tin khá hiện đại. về chất lượng, công nghệ mà TNCs chuyển giao dù không phải là những công nghệ hiện đại nhất, thậm chí ở mức trung bình nhưng đó vẫn là những công nghệ tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và trình độ lao động trong mộ thời gian nhất định, đủ để nước chủ nhà nâng cấp công nghệ và tạo công ăn việc làm cho người lao động.Trong một số ngành, công nghệ TNCs đưa vào là công nghệ hiện đại so với thế giới. Các công nghệ này góp phần tạo ra một bước ngoặt quan trọng cho sự phát triển nhiều ngành của nền kinh tế quốc dân.

Sự tham gia của các TNCs còn tạo ra môi trường cạnh tranh, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới về công nghệ, về quản lý,... để tồn tại, chính điều này sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của LLSX.

3.4.1.3. Thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường mở của và hội nhập quốc tế

Sự phụ thuộc giữa các quốc gia sẽ ngày càng sâu sắc hơn khi TNCs của nước này đầu tư vào một nước khác. Mặt khác, TNCs khi lựa chọn đầu tư đều dựa vào mức độ hoà nhập vào thị trường thế giới của nước đối tác cũng như mức độ phát triển của nền kinh tế thị trường quốc gia nước sở tại. Vì vậy, một nước muốn thu hút được nhiều vốn đầu tư hay công nghệ của TNCs thì phải thức sự có chiến lược hội nhập. Điều này đã buộc các quốc gia như Việt Nam phải quan tâm hơn đến các vấn đề về hội nhập. Ngược lại, TNCs sau khi đã đầu tư vào Việt Nam cũng tức là góp phần tạo nên thế và lực mới cho Việt Nam trên bước đường hội nhập.

3.4.1.4. Thu hút đầu tư của TNCs góp phần đẩy nhanh quá trình nâng cấp cơ sở hạ tầng của Việt Nam. Điều này thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Khi muốn thu hút TNCs Chính phủ Việt Nam buộc phải quan tâm hơn nữa đến xây dựng cơ sở hạ tầng;

- TNCs cũng bỏ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho sinh hoạt hàng ngày của cán bộ công nhân viên.

3.4.1.5. Góp phần giải quyết số lượng lớn lao động, tham gia phát triển nguồn nhân lực cho đất nước

Có hàng trăm nghìn lao động đang làm việc cho các dự án của TNCs. Nếu kể cả số lao động gián tiếp thì con số này còn gấp trên hai lần nữa. Đồng thời, đầu tư của TNCs cũng góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề có khả năng tiếp thu và sử dụng công nghệ tiên tiến.

Ngoài ra, TNCs còn có những tác động tích cực đến các vấn đề sau:

- Góp phần đẩy mạnh xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ, lành mạnh hoá cán cân thương mại;

- Cung cấp kinh nghiệm, tạo nên nguồn động lực giúp các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài;

- Chính nhờ việc phải không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút TNCs mà các chính sách của Việt Nam được hoàn thiện, từng bước, phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập.

3.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

3.4.2.1. Hạn chế

- Các TNC đã và đang hoạt động ở Việt Nam không hoặc chưa chuyển giao cho các đối tác Việt Nam các công nghệ mới, công nghệ cao;

- Tỷ lệ tham gia của TNCs lớn trên thế giới, như TNCs của Mỹ, EU còn rất thấp; - Nhiều TNCs còn cảm thấy lo ngại khi vào thị trường Việt Nam;

- TNCs hoạt động ở Việt Nam chưa phát huy hết những vai trò mà thị trường kỳ vọng;

- Nhiều TNCs còn lách luật để hạn chế chi phí trong hoạt động đầu tư; - Hoạt động của TNCs tập trung ở một số ngành và vùng nhất định.

3.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

*Nguyên nhân kinh tế

Xét về mặt kinh tế thì có các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Thể chế kinh tế thị trường, hệ thống luật pháp và chính sách liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều bất cập. Thể chế bất cập kết hợp với đối tác nội địa không xứng tầm, kết cấu hạ tầng kém phát triển là nguyên nhân gốc rễ làm cho TNCs đã và đang hoạt động ở Việt Nam không hoặc chưa chuyển giao công nghệ mới, công nghệ cao;

Luật pháp của Việt Nam còn thiếu đồng bộ, chậm ban hành và chưa đầy đủ. Việc thiếu hụt các quy định về chống độc quyền, chống bán phá giá, chống gian lận thương mại đã dẫn đến hàng loạt các hiện tượng tiêu cực làm tổn hại đến môi trường đầu tư của Việt Nam.

Nhiều văn bản dưới luật ban hành chậm so với quy định, thiếu cụ thể dẫn đến luật chậm đi vào cuộc sống. Một số văn bản hướng dẫn của bộ ngành địa phương có xu hướng xiết lại dẫn đến tình trạng trên thoáng dưới chặt.

Ngoài ra, có thể nói luật pháp Việt Nam còn chưa tạo ra một sân chơi bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài. Ví như nhà đầu tư nước ngoài phảo chịu chế độ hai giá nhưng lại được nộp thuế xuất thấp hơn. Còn nhà đầu tư trong nước lại phải chịu chế độ ngược lại.

- Quản lý vĩ mô của Nhà nước chưa đạt hiệu quả mong muốn. Trước hết đó là thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, mất rất nhiều thời gian. Thủ tục cấp phép đã có cải tiến nhưng dẫn đến một cửa, nhiều ngách. Sự phối hợp giữa các ngành còn chưa kịp thời;

- Công tác quy hoạch và xúc tiến, vận động đầu tư nước ngoài còn yếu. Bộ kế hoạch đầu tư trong thời gian qua đã cố gắng xây dựng một danh mục kêu gọi đầu tư của Nhà nước vào một số ngành hay địa phương cụ thể. Danh mục này được điều chỉnh hàng năm, tuỳ theo khả năng và nhu cầu thực tế của nước ta trong việc kêu gọi đầu tư nước ngoài;

- Đối tác Việt Nam còn chưa tương xứng với bên nước ngoài trong các hoạt động hợp tác đầu tư.

Các đối tác Việt Nam hiện nay chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp Nhà nước. Số lượng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tham gia vào hợp tác với nước ngoài còn ít. Trong khi đó trình độ của một số lớn các doanh nghiệp Nhà nước thì lại còn rất hạn chế. Kể từ khi Chính Phủ đưa ra nghị định 90 và 91/TTg của thủ tướng Chính Phủ vế việc thành lập các tổng công ty và thí điểm xây dựng các tập đoàn kinh tế lớn, nhiều tổng công ty đã phát huy tác dụng đối với sự phát triển kinh tế đất nước, thu hút được đầu tư nước ngoài và có vị thế trong giao dịch buôn bán cả trong và ngoài nước. Nhưng đến nay, thực sự chưa có tổng công ty nào trở thành một tập đoàn vững mạnh, xứng đáng với khu vực và thế giới.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn yếu kém.

Hạ tầng vật chất kỹ thuật của nước ta những năm qua đã được chú ý đầu tư phát triển. Song cho đến nay vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước trong khu vực.

Bảng 3.12: So sánh kết cấu hạ tầng kỹ thuật giữa các nước ASEAN

Xếp hạng 5 điểm là cao nhất

Nước Sân bay Cảng biển Giao thông Điện lực Viễn

thông Bình quân Singapore 4,9 4,9 4,6 4,4 4,7 4,7 Bruney 3,3 3,0 3,3 3,6 3,5 3,3 Malaysia 3,1 3,1 2,7 2,6 3,2 2,9 Thái Lan 3,1 2,5 1,6 2,7 3,0 2,6 Philippines 2,3 2,4 1,9 2,2 2,7 2,3 Indonesia 3,0 2,4 2,3 2,6 2,7 2,6 Việt Nam 1,9 2,0 1,9 1,9 2,2 2,0 Myanma 1,6 1,5 1,6 1,4 1,4 1,5 Lào 1,5 - 1,5 1,7 1,5 1,5 Campuchia 1,6 1,5 1,8 1,4 1,4 1,5

- Các loại thị trường của Việt Nam chưa phát triển

+ Thị trường hàng hoá và dịch vụ

Nước ta có số dân đông, nhu cầu lớn nhưng khả năng thanh toán chưa cao. Mức thu nhập đầu người tuy có tăng nhưng vãn còn thấp, do đó sức mua kém.

Tình trạng buôn lậu và hàng giả vẫn còn là vấn đề nhức nhối. Bên cạnh đó là nạn đánh cắp bản quyền, những cái tên gần giống nhau cứ lần lượt ra đời như Choco pie, Chocobic, Chocovina...đã làm hại không nhỏ đến nhà sản xuất.

Tất cả những tồn tại trên làm cản trở đến việc tiêu thụ sản phẩm của các nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường nội địa.

Mặt khác, thị trường hàng hoá và dịch vụ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều bất cập. Việc cung cấp nguyên liệu, phụ tùng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn và không ổn định làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm tăng giá thành sản phẩm. Theo như điều tra của Jetro, Việt Nam hầu như không có phụ tùng đủ chất lượng để có thể sử dụng; ¾ số doanh nghiệp do Jetro điều tra có tỷ lệ nguyên liệu, phụ tùng được cung cấp tại chỗ dưới 20%.

+ Thị trường vốn tiền tệ

Đây là một điểm yếu của môi trường đầu tư Việt Nam. Thị trường này chậm phát triển. Điều này đã hạn chế khả năng đáp ứng yêu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tỷ lệ sử dụng tiền mặt còn quá lớn. Các loại dịch vụ tài chính ngân hàng còn nghèo nàn lạc hậu, lãi suất chưa phản ánh được giá cả thật của tiền tệ.... Thị trường chứng khoán đã thành lập nhưng hoạt động còn mang tính thăm dò, hiệu quả chưa cao và lại bị chi phối quá nhiều bởi Nhà nước.

+ Thị trường lao động Việt Nam

Tuy lực lượng lao động Việt Nam dồi dào nhưng chất lượng nguồn lao động chưa đạt được những yêu cầu thể hiện ở những điểm sau:

- Tỷ lệ lao động được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật còn ít trong tổng số lực lượng lao động. Số sinh viên cao đẳng, đại học tăng nhanh qua các năm, trong khi đó số

sinh viên trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật lại giảm. Tỷ lệ lao động được các nước phát triển xác định hợp lý là 1-4-10 (tức là 1 đại học- 4 cao đẳng-10 công nhân kỹ thuật). Nếu như vậy thì ở Việt Nam diễn ra tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”.

Cơ cấu phân bố lao động phân bổ không đồng đều giữa các vùng, các ngành và các thành phần kinh tế. Có quá nhiều lao động tập trung ở vùng thành thị, các trung tâm kinh tế lớn. Trong khi đó các vùng khác lại thiếu lao động có trình độ.

Năng suất của lao động Việt Nam còn thấp. Ngoài ra, lao động Việt Nam còn bộc lộ những hạn chế về vóc dáng, cân nặng, kỹ năng nghề nghiệp, ngôn ngữ giao tiếp, thao tác công nghiệp, tính cộng đồng...

Tất cả những tồn tại của nguồn nhân lực đã dẫn đến những yếu kém tất yếu của thị trường lao động như: khả năng cung về lao động lành nghề thường nhỏ hơn cầu. Trong khi đó, cung về sức lao động giản đơn lại vượt cầu quá xa khiến cho nhiều người không tìm được việc làm, hoặc làm việc không chính thức với thời gian rất ít trong một tuần.

+ Các loại thị trường khác

Ngoài ba thị trường trên còn có thị trường bảo hiểm, thị trường khoa học công nghệ, thị trường bất động sản... Đây là những thị trường rất quan trọng đối với tiến trình thu hút đầu tư nước ngoài của TNCs. Ở Việt Nam thời gian qua các loại thị trường này cũng đã thu hút được đầu tư nhưng vẫn cần phải được sự quan tâm của Nhà nước để phát triển hơn nữa.

* Nguyên nhân về văn hoá - xã hội

Những khác biệt về văn hoá giữa các quốc gia cũng làm hạn chế khả năng hợp tác đầu tư với nước ngoài của Việt Nam.

Người nước ngoài đến Việt Nam làm việc mang theo cả thói quen, phong tục tập quán, quan điểm sống.... Do đó, cách suy nghĩ và hành động của các bên có những sự khác biệt nhất định cho dù là cùng hướng đến một mục tiêu. Trong khi đó, cả người Việt Nam và người nước ngoài lại ít hiểu biết về văn hoá và ngôn ngữ của nhau. Sự khó khăn trong hợp tác làm ăn cũng vì thế trở thành tất yếu.

Đứng trước thực trạng trên, Việt Nam cần làm tốt công tác hoạch định chiến lược thu hút TNCs, phải có sự thống nhất trong toàn thể xã hội về quan điểm đối với TNCs. Nền kinh tế đang trong thời kỳ hội nhập nên chúng ta phải mở rộng cửa để đón TNCs bằng các ưu đãi trong chính sách nhưng đồng thời phải có những điều kiện ràng buộc với TNCs về các vấn đề môi trường, vấn đề xã hội. Việt Nam cần lựa chọn công nghệ chuyển giao thích hợp nhằm một mặt giải quyết được công ăn việc làm, khai thác được tài nguyên, bảo vệ được môi trường, tạo năng lực nội sinh để phát triển tiếp theo; mặt khác công nghệ phải đạt trình độ tiên tiến ở mức độ nhất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)