Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1. Khái quát về các công ty xuyên quốc gia và CNH, HĐ Hở Việt Nam
3.1.2.1. Bối cảnh mới của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam
Việt Nam tiến hành CNH, HĐH trong bối cảnh mới của tình hình kinh tế thế giới và trong nước.
* Bối cảnh kinh tế thế giới
Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới được phát triển theo hai xu hướng bao trùm là sự phát triển của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa kinh tế.
- Sự phát triển của kinh tế tri thức
Phát triển kinh tế tri thức là xu hướng dựa trên trình độ rất cao của lực lượng sản xuất hơn hẳn so với kinh tế công nghiệp. Theo xu hướng này, nền kinh tế thế giới đang biến đổi sâu sắc và toàn diện cả về trình độ công nghệ, ngành sản xuất và cơ cấu sản phẩm. Tri thức khoa học và công nghệ, kỹ năng của con người là những yếu tố quyết định nhất của sản xuất và trở thành LLSX quan trọng hàng đầu. Những yếu tố đó trở thành nguyên nhân trực tiếp của mọi biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội thông qua việc tạo ra những ngành sản xuất mới với những công nghệ mới, phương pháp sản xuất mới, những vật liệu và nguồn năng lượng mới với những ưu thế vượt trội so với những công cụ, nguyên liệu, năng lượng và phương pháp truyền thống do nền kinh tế công nghiệp tạo ra.
Trong nền kinh tế tri thức, người lao động là người lao động trí óc, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất, sản phẩm của họ là những phát minh được ứng dụng ngay vào sản xuất. Tri thức khoa học và công nghệ là yêu cầu hàng đầu đối với người lao động.
Xu hướng phát triển kinh tế tri thức đã và đang được diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở các nước công nghiệp phát triển. Do sức hấp dẫn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của xu hướng này mà nó đã và đang cuốn hút ngày càng nhiều nước đang phát triển. Đã có một số nước đang phát triển thành công nhờ phát triển theo xu hướng này. [44, tr37]
- Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng trong đó sự gia tăng ma ̣nh mẽ các mối quan hê ̣ kinh tế vượt ra biên giới quốc gia , vươn tới quy mô toàn cầu , tạo nên sự
gắn kết các nền kinh tế thành mô ̣t nền kinh tế thế giới thống nhất . Theo xu hướng này, nhân loại đang đẩy nhanh việc đi đến một thị trường thế giới thống nhất, một hệ thống tài chính tín dụng toàn cầu, phát triển và mở rộng phân công lao động quốc tế theo chiều sâu, mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học, công nghệ giữa các nước, giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội có tính toàn cầu. Với xu hướng này, thương mại quốc tế phát triển rất nhanh, đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh, thị trường tài chính quốc tế được mở rộng và TNCs có vai trò ngày càng lớn.
Hiện nay, bên cạnh Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một hình thức toàn cầu hóa kinh tế lớn nhất, trên thế giới còn có các tổ chức khác mang tính toàn cầu hóa và nhiều tổ chức kinh tế khu vực như NAFTA, EU, ASEAN, AFEC, MERCOSUR… và các tổ chức tiểu vùng như Hiệp hội thương mai tự do châu Âu, Tam giác tăng trưởng Singapore - Malaixia - Inđônêxia, Hành lang kinh tế Đông - Tây…
Xu hướng toàn cầu hóa đã và đang thúc đẩy sự phát triển LLSX, đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học, công nghệ, tăng cường hợp tác của các nước theo hướng ngày càng toàn diện và nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Nó không chỉ tạo ra cơ hội mới cho phát triển kinh tế của các nước mà còn đặt các nước, nhất là các nước đang phát triển trước những thách thức cạnh tranh gay gắt. Trong xu hướng này, có sự chuyển dịch căn bản lợi thế phát triển: từ đất đai, tài nguyên (lợi thế trong nền kinh tế nông nghiệp) và vốn tài chính (lợi thế quyết định của nền kinh tế công nghiệp) chuyển sang trí tuệ của con người (lợi thế của nền kinh tế tri thức). Việc sản xuất của mỗi quốc gia sẽ ngày càng chuyển mạnh theo hướng trở thành một bộ phận trong cấu trúc mạng toàn cầu.
Bối cảnh của kinh tế thế giới đã và đang làm xuất hiện những cơ hội mới và thời cơ mới cho sự phát triển nhảy vọt của nước đi sau, tiến hành CNH muộn như Việt Nam.
* Bối cảnh kinh tế trong nước
Quá trình CNH ở nước ta được thực hiện từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Hơn 50 năm qua, đường lối CNH đất nước đã có những điều chỉnh khá cơ bản theo sự phát triển của tư duy và điều kiện cụ thể.
Thời kỳ từ năm 1960 đến năm 1985 là thời kỳ CNH được thực hiện nhằm phục vụ cho nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Quá trình CNH được thực hiện có kết quả ở miền Bắc vào những năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960-1965). Sau khi đất nước được thống nhất, đường lối, chính sách CNH đó được thực hiện trên phạm vi cả nước với những điều chỉnh và bổ sung nhất định. Song, do việc duy trì khá lâu cơ chế kế hoạch hóa tập trung trong khi bối cảnh kinh tế trong nước và trên thế giới đã thay đổi, nên nước ta đã lâm vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trong những năm 80.
Từ năm 1986 đến nay là thời kỳ thực hiện đổi mới toàn diện và đồng bộ cả về tư duy, quan điểm đường lối và tổ chức chỉ đạo thực hiện. Đường lối CNH đã có những điều chỉnh và bổ sung quan trọng. Năm 1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng đã đề ra đường lối đẩy tới một bước CNH, HĐH. Năm 1996, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đề ra đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (năm 2001) đến nay, đường lối đẩy mạnh CNH, HĐH được gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. Nổi bật là trình độ công nghệ của một số lĩnh vực được nâng cao theo kịp trình độ của của các nước trong cùng khu vực. Đã phát triển một số ngành công nghiệp chất lượng cao (công nghệ thông tin và truyền thông, điện tử..). Trình độ công nghệ trong các ngành công nghiệp đã có những tiến bộ vượt bậc, điển hình như trong cơ khí chế tạo máy, đã làm chủ được các công nghệ CAD, CAM, CNC trong thiết kế chế tạo các loại máy công cụ như máy phay CNC, máy tiện… Nhờ đó, từ khi chuyển sang thực hiện CNH, HĐH đến nay, nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn các giai đoạn trước đó và được xếp vào nhóm những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm cao nhất thế giới. Theo chỉ tiêu GDP bình quân đầu người, năm 2009 Việt Nam đã vượt qua ngưỡng nghèo để tham gia vào nhóm các nước thu nhập trung bình; thành tựu xóa đói, giảm nghèo được thế giới thừa nhận là ấn tượng…[45]
Tuy nhiên, trước yêu cầu phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, quá trình CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức ở nước
ta vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Đó là, tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế thấp và chưa bền vững. Tăng trưởng kinh tế vẫn dựa chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên và sử dụng nhiều lao động, ít kỹ năng, chưa dựa nhiều vào tri thức, KH&CN. Chỉ số kinh tế tri thức còn rất thấp, chưa đạt được điểm trung bình. Theo phương pháp đánh giá do Viện nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra, thì Chỉ số kinh tế tri thức của Việt Nam năm 2008 là 3,02, xếp thứ 102 trong số 133 quốc gia được phân tích. Chỉ số này của Việt Nam tuy cao hơn của nhóm thu nhập thấp nhưng thấp hơn nhiều so với chỉ số của nhóm nước thu nhập trung bình thấp (4,1). So với các nước trong cùng khu vực, chỉ số kinh tế tri thức của nước ta chưa bằng 1/2 chỉ số đạt được của nhóm nền kinh tế công nghiệp mới (NIEs gồm Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông), thấp hơn khá nhiều so với Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc và Philippines. Năng suất lao động của Việt Nam tuy đã có chiều hướng tăng (tốc độ tăng năng suất bình quân giai đoạn 2001 - 2010 đạt khoảng 4,8%/năm), nhưng vẫn còn thấp hơn so với năng suất lao động của Trung Quốc khoảng 2,6 lần và Thái Lan 4,3 lần. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp và của nền kinh tế còn thấp do chi phí sản xuất của nhiều sản phẩm còn ở mức cao. Cơ cấu nền kinh tế chuyển dịch chậm và thiếu vững chắc; tính hiện đại còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu. Hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất vừa thiếu, vừa yếu và kém hiệu quả. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động còn mang nặng tính tự phát, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiệu quả. Việc sử dụng nguồn lực của nền kinh tế chưa có hiệu quả, còn nhiều lãng phí. Mức sống của người dân ở nhiều nơi còn khó khăn.
3.1.2.2. Thành tựu và hạn chế của CNH, HĐH ở Việt Nam * Thành tựu của CNH, HĐH ở Việt Nam