Các TNCs góp phần tích cực trong việc thực hiện sự dịch chuyển cơ cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 70 - 73)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Vai tròcủa TNCs trong quá trình CNH, HĐ Hở Việt Nam

3.2.2. Các TNCs góp phần tích cực trong việc thực hiện sự dịch chuyển cơ cấu

cấu kinh tế theo yêu cầu CNH, HĐH đất nước

đáng kể theo hướng CNH và từng bước HĐH. Tỷ trọng của nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đã giảm từ 38,74% năm 1990 xuống còn 21,99% năm 2008 và 18,9% năm 2010, năm 2012 là 19,7% và 18,12% năm 2014. Tỷ trọng của nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã tăng mạnh từ 22,67% năm 1990 lên 39,91% năm 2008 và 38,2% năm 2010, năm 2012 là 38,6% và 38,50% năm 2014. Tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ năm 2008 đạt 38,10%, cao hơn tỷ trọng 38,01% của năm 2005, tăng lên 42,9% vào năm 2010 và 41,7% năm 2012, tăng lên 43, 38% vào năm 2014. Trong từng ngành kinh tế đã có những chuyển dịch tích cực về cơ cấu sản xuất, cơ cấu công nghệ theo hướng tiến bộ, hiệu quả, gắn sản xuất với thị trường. Theo Báo cáo vĩ mô quý I năm 2015 thì cơ cấu ngành trong GDP là: tỷ trọng khu vực nông nghiệp còn 12%; công nghiệp và xây dựng là 35%; dịch vụ là 42% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 11%.

Hình 3.3: Cơ cấu GDP theo ngành (%)

Nguồn: Kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa Thu năm 2014, tr22

Thực tế những năm qua cho thấy, FDI đã trở thành một trong những nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. Bên cạch đó các dự án FDI đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm GDP của cả nước. Giai đoạn 1991-1995, khu vực FDI đóng góp 6% tổng GDP của cả nước; giai đoạn 2001-2005 đạt trung bình 14,6%; Các năm 2006-2008 đạt trên 17%. Năm 2007, với tốc độ tăng trưởng trên 20%, khu vực có vốn FDI tạo ra 45% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, đưa tốc độ tăng

0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 2011 2012 Q1/2013Q2/2013Q3/2013Q4/2013Q1/2014Q2/2014

Nông, lâm nghiệp và thủy sản /GDP Công nghiệp và XD /GDP

trưởng công nghiệp chung của cả nước đạt trên 15%.

Bảng 3.6: Tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI giai đoạn 2006-2011

Năm Tỷ trọng đóng gópvào GDP (%) Tổng vốn trong toàn ngànhcông nghiệp (%) 2006 16,98 52,3 2007 17,96 50,7 2008 18,43 50,7 2009 18,33 52,5 2010 18,72 44 2011 18,97 46

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Doanh nghiệp FDI giai đoạn 2006-2011, Nxb Thống kê - Hà Nội, 2014, tr10

Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời nâng cao năng lực sản xuất, tạo nhiều ngành nghề, sản phẩm mới, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế. Hiện nay, khu vực FDI chiếm 100% về sản lượng khai thác dầu thô, sản lượng ôtô, máy giặt, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ, thiết bị văn phòng, máy tính...FDI cũng chiếm khoảng 60% sản lượng thép cán; 33% về sản xuất máy móc, thiết bị điện, điện tử; 76% dụng cụ y tế; 55% về sản lượng sợi các loại; 30% vải các loại; 49% về da giầy; 18% về may mặc; 25% về thực phẩm và đồ uống; 28% xi măng. Qua số liệu này có thể thấy vai trò của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với việc tạo ra nhiều ngành nghề, sản phẩm mới đã làm cho thị trường trong nước thêm phong phú, đa dạng, góp phần tăng đáng kể năng lực của ngành công nghiệp Việt Nam. Hơn nữa, cùng với việc triển khai các dự án đầu tư, TNCs đã du nhập vào nước ta những dây chuyền sản xuất hiện đại hơn công nghệ hiện có, trong một số lĩnh vực là các công nghệ hoàn toàn mới. Ví dụ, các công nghệ đang sử dụng trong ngành dầu khí, viễn thông, tin học, đều thuộc loại công nghệ hiện đại, đã tạo bước nhảy vọt về chất cho chiến lược đi tắt, đón đầu về công nghệ của nước ta. Các dây chuyền đều tương đối đồng bộ và có chất lượng ngang với các nước trong khu

vực. Một số sản phẩm vi mạch, người máy công nghiệp được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến nhất của thế giới. Các trang thiết bị phục vụ trong các khách sạn lớn, hay các văn phòng cho thuê đều đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã giúp cho Việt Nam thêm nhiều giống cây, con có chất lượng cao, làm đa dạng hóa các sản phẩm và nâng cao khả năng cạnh tranh của chúng trên trường quốc tế, đáp ứng được nhu cầu chuyển dịch cơ cấu hàng hóa nông - lâm - ngư nghiệp theo hướng giảm dần tỷ trọng hàng nguyên liệu và sơ chế, tăng tỷ trọng các mặt hàng nông - lâm - thủy sản chế biến có giá trị gia tăng cao.

Có thể nói rằng, TNCs đã tiến hành đầu tư tương đối toàn diện ở một số lĩnh vực, góp phần hiện đại hóa một số ngành kinh tế của Việt Nam và đưa một số lĩnh vực của Việt Nam ngang tầm với các nước phát triển. TNCs đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực then chốt của ngành kinh tế quốc dân như dầu khí, điện, năng lượng, ôtô, xe máy, điện - điện tử - viễn thông, công nghiệp thực phẩm, công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, dịch vụ phân phối, giao thông vận tải.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)