Kinh nghiệm một số nước Châ uÁ trong việc thu hút và phát huy vài tròcủa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 37 - 40)

1.2.3.4 .Đẩy mạnh phát triển công nghệ và chuyển giao công nghệ

1.3.1. Kinh nghiệm một số nước Châ uÁ trong việc thu hút và phát huy vài tròcủa

1.3.1. Kinh nghiệm một số nước Châu Á trong việc thu hút và phát huy vài trò của TNCs trong quá trình CNH, HĐH trò của TNCs trong quá trình CNH, HĐH

Những năm qua, khối lượng FDI trên thế giới không ngừng tăng lên nhưng so với nhu cầu về FDI thì vẫn còn thiếu hụt. Trong bối cảnh đó, mỗi nước đều tìm mọi cách thu hút FDI vào nước mình nhiều hơn trong một thị trường cạnh tranh khá sôi động. Do đó, việc tìm hiểu kinh nghiệm của các nước khác nhằm tăng cường hơn nữa hiệu quả thu hút FDI là một vấn đề mà mọi quốc gia đều rất quan tâm. Sau đây xin được trình bày kinh nghiệmcủa một số nước đang phát triển trong việc thu hútFDI của TNCs.

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Malaysia

Sau khi giành độc lập vào năm 1957, Chính phủ Malaysia được sự giúp đỡ của WB đã xây dựng chiến lược CNH nền kinh tế, nhưng thực tế đã đặt ra nhiều vấn đề mà nền kinh tế khó giải quyết. Trong đó, nổi bật là nhu cầu về vốn, công nghệ tiên tiến, kiến thức quản lý và quy mô thị trường. Vì thế Chính phủ Malaysia đã tập trung vào các vấn đề sau:

- Tích cực, chủ động đặt mục tiêu thu hút FDI và đặc biệt coi sự thâm nhập của TNCs vào nền kinh tế là một công cụ quan trọng, có tính quyết định đến sự thành công của quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước;

- Nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, duy trì sự ổn định về kinh tế - xã hội, và có nhiều biện pháp chuyển hướng lớn trong quá trình thu hút đầu tư, từ ngành sản xuất sử dụng nhiều tài nguyên và lao động sang những ngành có trình độ khoa học, kỹ thuật cao đòi hỏi có môi trường đầu tư thuận lợi, thị trường rộng lớn (cả thị trường nước sở tại, lẫn thị trường khu vực);

- Sự thích ứng nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của thị trường và xu hướng thâm nhập của TNCs, được thực hiện qua 5 giai đoạn thực hiện CNH: CNH thay thế nhập khẩu (1957-1970); CNH hướng vào xuất khẩu (suốt thập kỷ 70); Chiến lược thay thế nhập khẩu lần II (1980-1985); Đẩy mạnh hướng vào xuất khẩu (1986-1995); đến nay là chiến lược CNH phát triển bền vững.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc

Từ khi thực hiện cải cách mở cửa đến nay ( năm 1978), nền kinh tế Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng, liên tục với tốc độ tăng trưởng cao và ổn định (GDP năm 2006: 10,5%; GDP trung bình mỗi năm trên 9,5%), đưa GDP của Trung Quốc đứng hàng thứ 2 thế giới. Trung Quốc đã trở thành một hiện tượng kinh tế đầu thế kỷ 21. Sự thành công này có phần đóng góp rất lớn của TNCs trong nền kinh tế; trong đó có trên 400 TNC trong 500 công ty lớn nhất thế giới. Trung Quốc coi việc hợp tác với TNCs là hạt nhân của mục tiêu điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Có thể nói đến các giải pháp chính như sau:

- Trước hết là đổi mới trong tư duy,Trung Quốc đưa ra quan điểm: đổi mới tư duy - thí điểm -và từng bước mở cửa mạnh mẽ hơn. Kinh nghiệm Trung Quốc cho thấy để phát triển thì điều quan trọng nhất là để người dân được tự do suy nghĩ và thực hiện ý tưởng của mình. Chỉ khi người dân được tự do suy nghĩ thì chính sách tự do hóa thương mại mới được đẩy mạnh;

- Trong chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, Trung Quốc vừa khuyến khích thu hút nguồn vốn vừa và nhỏ, vừa đặt trọng điểm vào thu hút nguồn vốn lớn đầu tư của TNCs. Trên cơ sở chính sách lấy thị trường đổi lấy kỹ thuật, Chính phủ cho phép TNCs chiếm lĩnh một phần thị trường trong nước thông qua các hình thức thâm nhập: liên doanh, mua bán, sáp nhập…;

- Trên cơ sở hệ thống luật được thống nhất, Chính phủ Trung Quốc cho phép các địa phương độc lập trong cách triển khai thực hiện luật trên tiêu chí khuyến khích luồng vốn đầu tư của TNCs. Trung Quốc thực hiện phân cấp cho các địa phương về thẩm định dự án và cấp phép đầu tư;

- Cùng với việc nâng cao trình độ phát triển kinh tế, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, các biện pháp thu hút nguồn vốn nước ngoài của Trung Quốc dần chuyển hướng từ dựa vào chính sách ưu đãi thuế sang dựa vào môi trường đầu tư và thị trường mở;

- Thực hiện các biện pháp khuyến khích đầu tư như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thuê đất theo các lĩnh vực đầu tư và địa bàn đầu tư.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Singapore

Là nước đi đầu trong sự nghiệp CNH ở Đông Nam Á, chiến lược chủ yếu của Singapore là tập trung củng cố một cách mạnh mẽ FDI hoàn thành nhanh chóng việc CNH hướng vào xuất khẩu.Có thể nói đây là bước đi táo tợn vào thời kỳ đó. Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài năm 1967 đã có miễn giảm thuế có thể lên tới 10 năm cho những hoạt động có tính chất mở đường. Đồng thời các chính sách thay thế nhập khẩu trước đây được nhanh chóng loại bỏ và các hàng rào thuế quan cũng không còn tồn tại.

Mặc dù trong năm 1974-1975 chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu lửa, nền kinh tế Singapore vẫn tiếp tục phát triển mạnh do chính phủ nắm bắt được những yếu tố cần thiết để sử dụng một cách hiệu quả lực lượng lao động. Các chương trình giáo dục, đào tạo các ngành khoa học kỹ thuật được chú ý đầu tư phát triển. Năm 1979, một chiến lược kinh tế mới tập trung vào phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao xuất hiện. Cần lưu ý rằng, lực lượng lao động có trình độ cao của Singapore đã thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư.

Đầu những năm 1980, một loạt các ngành công nghiệp và kỹ thuật mới đã ra đời ở Singapore. Đó là các ngành công nghiệp hoá (bao gồm cả hoá dầu và hoá dược phẩm), các ngành công nghệ chính xác.... Chính phủ Singapore tiến hành một hoạt động tổng thể xoá nạn mù máy tính. Chính sách và hoạt động này đã đưa đến

1.3.1.4. Kinh nghiệm của Philipines

Sựthay đổi trong chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài đã thúc đẩy FDI vào nước này ngày một gia tăng. Sau đây là những thay đổi chính trong chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của Philipines:

- Cho phép chủ đầu tư nước ngoài sở hữu tối đa 60% vốn ở lĩnh vực kinh doanh nhà cửa và tài chính;

- Ớ lĩnh vực kinh doanh nhà cửa: những dự án có giá trị dưới 300 triệu peso thì không giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn;

- Ở lĩnh vực tài chính: những dự án có vốn dưới 10 triệu peso ở đô thị, nhỏ hơn 5 triệu peso ở ngoại vi thành phố và nhỏ hơn 2,5 triệu peso ở vùng khác thì không giới hạn tỷ lệ sở hữu vốn của chủ đầu tư nước ngoài.

1.3.1.5. Kinh nghiệm của Thái Lan

Những thay đổi đặc biệt trong việc khuyến khích đầu tư nước ngoài đã rất hiệu quả khi một vài thập kỳ vừa qua vốn FDI vào Thái Lan ở lĩnh vực dịch vụ đặc biệt gia tăng. Những thay đổi đó là:

- Với những dự án phổ thông: cho phép nâng mức sở hữu tối đa lên 49%; - Với dự án trên 80% sản lượng xuất khẩu cho phép 100% vốn nước ngoài; - Bãi bỏ quy định phải có hơn 30% sản phẩm xuất khẩu thì mới được miễn giảm thuế trong ngành chế tạo;

Có thể nói những khuyến khích trên đã làm lượng FDI vào các nước trên ngày một gia tăng. Vậy qua đó chúng ta rút ra bài học gì?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)