TNCshoạt động ở nhiều lĩnh vực và đến từ nhiều quốc gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 49 - 52)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về các công ty xuyên quốc gia và CNH, HĐ Hở Việt Nam

3.1.1.1. TNCshoạt động ở nhiều lĩnh vực và đến từ nhiều quốc gia

Giai đoạn 1988 - 1997, phần vốn của TNCs từ các nước công nghiệp châu Âu, Mỹ và Nhật Bản chỉ chiếm khoảng 40% tổng mức đầu tư vào Việt Nam; phần còn lại được thực hiện chủ yếu từ TNCs châu Á. Trong đó vốn đầu tư của TNCs Đông Á (trừ Nhật Bản, còn lại chủ yếu là các nước đang phát triển) chiếm 64,8% trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp của 10 nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.

Theo báo cáo (5/11/2009) của UNCTAD, đã có hơn 84 nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với hình thức chính là liên doanh (chiếm khoảng 61% số dự án và 70% tổng vốn đăng ký). Đáng chú ý là sự xuất hiện của hơn 100 công ty trong danh sách 500 TNC lớn nhất mà tạp chí Fortune (Mỹ) bình chọn hàng năm, đã thiết lập quan hệ đầu tư, trao đổi thương mại, cung cấp dịch vụ (tư vấn, tài chính, du lịch, xây dựng, bảo hiểm...) và chuyển giao công nghệ ở nước ta như: Coca Cola, Nescafe, Ford, Toyota, Nissan, Honda, Mercedes, Deawoo, Total, Tiger, carlsberg, Nokia, Samsung, AIA, Nestle, Alcatel, Nicrofoft, P & G ...Các nước Châu Á là đối tác lớn nhất, chiếm 76,5% về số dự án và 70% về vốn đăng ký, trong đó các nhà đầu tư thuộc ASEAN chiếm 21,69%, các nước Đông Bắc Á chiếm 46,78% về số dự án. Các nước châu Âu chiếm 15,52% về số dự án và 21,65% về vốn đăng ký và Mỹ chiếm 4,2% số dự án và 2,85% vốn đăng ký, còn lại là các nước ở khu vực khác.

Về đầu tư, tính đến năm 2013, Việt Nam thu hút được 15.932 dự án FDI với tổng vốn đăng ký đạt hơn 234 tỉ USD và vốn thực hiện trên 112 tỉ USD, trong đó có khoảng 500 dự án của các TNC với tổng số vốn đầu tư đăng ký khoảng 140 tỉ USD, tập trung vào đầu tư R&D, công nghệ, kiểm duyệt chất lượng sản phẩm…

Xét về số lượng TNCs, tính đến nay ở Việt Nam có khoảng trên 400 TNC, trong đó TNCs đến từ châu Á chiếm khoảng 60%; châu Âu chiếm khoảng 25%. Số liệu trên đây cho thấy, đa phần vốn FDI mà Việt Nam tiếp nhận được chủ yếu là TNCs đến từ các nền kinh tế châu Á. Điều này được lý giải phần nào là do có sự gần gũi về văn hóa và các yếu tố địa - kinh tế khác. Ngoại trừ Nhật Bản, các nước và vùng lãnh thổ trên đều là những nền kinh tế có tiềm lực vốn và công nghệ cao.

3.1.1.2. Hình thức đầu tư của TNCsrất phong phú và có sự chuyển đổi rõ rệt

Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quá trình CNH, khả năng tiếp nhận công nghệ cao và giải ngân các dự án có quy mô lớn còn hạn chế, nên việc triển khai các dự án vừa và nhỏ, công nghệ ở mức trung bình và khá tỏ ra thích hợp hơn với trình độ phát triển của nền kinh tế nước ta. Do đó, các lĩnh vực đầu tư không thể là những ngành công nghệ cao, đòi hỏi vốn lớn mà phần lớn là các ngành điện tử, dệt may, chế biến nông, lâm, hải sản, dịch vụ du lịch và khách sạn... Trong số 500 công ty lớn nhất thế giới mà tạp chí Fortune (Mỹ) bình chọn hàng năm, chỉ có 22% (110 công ty) tiến hành các hoạt động đầu tư và thiết lập các quan hệ thương mại hàng hóa - dịch vụ, công nghệ ở Việt Nam.

Một số hình thức mà TNCs thường sử dụng như:

- Công ty 100% vốn nước ngoài:Đây là hình thức đã có từ lâu. Hầu hết TNCs đều sử dụng hình thức này để thực hiện xâm nhập vào nền kinh tế của các nước chủ nhà. Một số phương thức được TNCs sử dụng như mua lại xí nghiệp của nước chủ nhà hoặc đầu tư xây dựng mới theo các điều khoản quy định trong luật đầu tư. Một số công ty thuộc loại hình này như: Motorola, Bayyer, Volswagen, Daimler-Benz... Ngày nay, hình thức này vẫn được TNCs ưa chuộng;

- Công ty liên doanh, liên kết:Hình thức 100% vốn nước ngoài có nhiều ưu điểm, song cũng tồn tại một số khó khăn trong việc thâm nhập thị trường. Ngoài ra, trước đây còn có hiện tượng một số nước chủ nhà thực hiện quốc hữu hóa các công ty tư bản nước ngoài. Đó là nguyên nhân làm cho TNCs thực hiện hình thức liên doanh, liên kết.

Có nhiều con đường để hình thành các xí nghiệp liên doanh như tham gia cổ phần vào các công ty đang hoạt động hoặc cùng góp vốn xây dựng mới ở các nước

chủ nhà. Ngày nay, mô hình này đang phát triển mạnh mẽ và rất đa dạng, phong phú. Ví dụ: GMC (Mỹ) liên doanh với Isuzu (Nhật Bản) bằng cách mua 34% cổ phần của công ty này, đồng thời mua 5% cổ phần của Daewoo (Hàn Quốc), còn Isuzu bán cho GMC, đồng thời lại liên doanh với KIA (Hàn Quốc);

- Hình thức phụ thuộc:Chủ đầu tư (thuộc công ty mẹ) sở hữu hơn 50% tổng tài sản của công ty. Họ có quyền chỉ định hoặc bãi nhiệm các thành viên bộ máy tổ chức và quản lý điều hành của công ty.

Việt Nam trong giai đoạn đầu thu hút vốn đầu tư nước ngoài (tính từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam tháng 12 năm 1987), chủ yếu sử dụng hình thức liên doanh để thu hút vốn đầu tư từ TNCs vì cho rằng hình thức liên doanh có nhiều ưu điểm như:

- Phía Việt Nam có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

- Việt Nam có quyền hạn ngang với các thành viên phía nước ngoài; - Việt Nam có cơ hội để học hỏi trực tiếp các nhà đầu tư nước ngoài;

- Việt Nam được tham gia vào việc hoạch định, tổ chức, kiểm soát quá trình sản xuất - kinh doanh và thu lời.

Trong hình thức liên doanh này, tỷ lệ góp vốn pháp định do phía Việt Nam đóng góp thường không quá 30%, chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và nhà xưởng sẵn có. Phía nước ngoài đóng góp tiền mặt và trang thiết bị nhập khẩu, và do vậy, trong thời kỳ xây dựng cơ bản, gần như hình thức liên doanh đã phụ thuộc toàn bộ vào tiến độ góp vốn của TNCs và gần như công việc điều hành quá trình xây dựng công trình cho dự án và thực hiện dự án này đều do phía nước ngoài quyết định.

Tuy nhiên, xu hướng này đã thay đổi. Từ năm 1995 đến nay, FDI theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài gia tăng thông qua đầu tư mới hoặc chuyển từ liên doanh sang, do vậy hình thức liên doanh giảm rõ rệt. Tính đến hết năm 2006, hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài chiếm 75,5% về số dự án và 53,1% về tổng vốn đăng ký; liên doanh chiếm 21,4% về số dự án và 36,0% về tổng vốn đăng ký; còn lại là các công ty hợp doanh, công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)