Thao túng và gây hậu quả xấu cho doanh nghiệp, thậm chí gây sức ép vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 81 - 82)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Hạn chế của TNCs trong quá trình CNH, HĐ Hở Việt Nam

3.3.2. Thao túng và gây hậu quả xấu cho doanh nghiệp, thậm chí gây sức ép vớ

với các cơ quan quản lý Nhà nước

Hiện tượng khai khống thiết bị và công nghệ để tính tăng giá đầu vào, đánh tụt giá xuất khẩu để định giá thấp đầu ra do bản thân TNCs là kẻ chủ động nắm cả đầu ra và đầu vào đã trở nên phổ biến, khiến cho không ít các liên doanh thua lỗ, giải thể.

thống nhất là trong việc sử dụng người lao động Việt Nam như: kéo dài thời gian học nghề, trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định cho công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, không thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, thậm chí còn có những hành vi xử phạt trái với pháp luật và đạo đức của người Việt Nam. Vì vậy, những tranh chấp, mâu thuẫn thường xuyên diễn ra giữa người lao động Việt Nam và các ông chủ nước ngoài, giữa phía lãnh đạo doanh nghiệp là người Việt Nam, với lãnh đạo doanh nghiệp là người nước ngoài...đã gây không ít trở ngại cho trật tự an toàn xã hội, cho tiến trình sản xuất bình thường. Không ít các doanh nghiệp liên doanh tan vỡ bắt đầu từ những lý do này. Ở đây có sự khác biệt về văn hóa, tác phong làm việc, song cũng không thể loại trừ các hiện tượng: một số ông chủ đầu tư nước ngoài đã lạm quyền, cố tình vi phạm các quy định chung mà hai bên đã cam kết, thậm chí họ cố tình gây ra tình trạng không hiệu quả để đi đến xin nhà nước cho chuyển hình thức đầu tư từ hình thức liên doanh sang hình thức 100% vốn nước ngoài để toàn quyền kiểm soát các doanh nghiệp đó.

Một hiện tượng khác là TNCs trước khi xin cấp giấy phép đầu tư thường lên án gay gắt chính sách của Việt Nam là nặng nề về bảo hộ, có phân biệt đối xử, khép kín và hướng vào thay thế nhập khẩu là chủ yếu. Nhưng khi đã được cấp giấy phép đầu tư, đặc biệt là sau khi sản phẩm đã bắt đầu được bán trên thị trường nội địa hoặc xuất khẩu, hơn ai hết, họ là những người đòi bảo hộ mạnh mẽ nhất. Họ đang muốn hướng tới độc quyền - một điều ngày càng xa lạ trong nền kinh tế tự do hóa. Việt Nam phải cảnh giác với những biểu hiện này không phải chỉ ở những yêu sách trực tiếp của TNCs mà hơn hết, phải cảnh giác với sự liên kết của TNCs với các doanh nghiệp trong nước vốn là doanh nghiệp Nhà nước để hình thành nên một sự cạnh tranh độc quyền nhóm người bán. Một số ngành như sản xuất xi măng, sắt thép được chúng ta duy trì bán giá cao hơn giá nhập khẩu trên thực tế đang mang lại lợi ích cho các tập đoàn TNC trong các liên doanh chứ không phải là cho các doanh nghiệp nhà nước bởi lẽ về mọi phương tiện: vốn, công nghệ, kỹ thuật doanh nghiệp Nhà nước ta đều không có ưu thế bằng TNCs. [40, tr118].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)