Thành tựu và hạn chế của CNH, HĐ Hở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 55 - 60)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát về các công ty xuyên quốc gia và CNH, HĐ Hở Việt Nam

3.1.2.2. Thành tựu và hạn chế của CNH, HĐ Hở Việt Nam

Quá trình thực hiện CNH, HĐH trong gần ba thập kỷ qua tạo ra thế và lực mới cho Việt Nam. Tình trạng đình đốn trong sản xuất, rối ren trong lưu thông được khắc phục. Kinh tế tăng trưởng nhanh, nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân hằng năm thời kỳ 1991 - 1995 đạt 8,2%. Lạm phát bị đẩy lùi từ 774,7% năm 1986 xuống còn 67,1% năm 1991, 12,7% năm 1995. Đầu tư toàn xã

hội bằng nguồn vốn trong và ngoài nước so với GDP năm 1990 là 15,8%, năm 1995 là 27,4%. Lương thực không những đủ ăn mà còn xuất khẩu được mỗi năm khoảng 2 triệu tấn gạo. Nhiều công trình thuộc kết cấu hạ tầng và cơ sở công nghiệp trọng yếu được xây dựng, tạo thêm sức mạnh vật chất và thế cân đối mới cho bước phát triển tiếp theo. Trong giai đoạn đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng khá cao. Chỉ tính riêng giai đoạn (1991 - 2011), tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt trung bình 7,34%/năm, thuộc loại cao ở châu Á và trên thế giới; quy mô kinh tế năm 2011 gấp 5,5 lần năm 1985, gấp trên 4,4 lần năm 1990 và gấp trên 2,1 lần năm 2000. Giai đoạn 2011 - 2013, GDP tăng trung bình 5,6%, đưa quy mô kinh tế vươn lên đạt 176 tỷ USD năm 2013. Với sự tăng trưởng về kinh tế tạo điều kiện cho Việt Nam có khả năng giải quyết những nhu cầu căn bản của cuộc sống. Với quy mô GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 1.061 USD tính theo tỷ giá hối đoái và 2.948 USD theo sức mua tương đương (PPP), Việt Nam đã chuyển từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm thu nhập trung bình theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB).

Năm 2013 chúng ta đã nâng thu nhập bình quân đầu người lên 1.960 USD. Chúng ta cũng đã mở rộng quan hệ với nhiều nước trên thế giới. Theo số liệu năm 2013 của Tổng Cục Hải quan, Việt Nam có quan hệ buôn bán, trao đổi hàng hóa với gần 240 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số thị trường đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD của xuất khẩu tăng từ 25 thị trường năm 2012 lên 27 thị trường năm 2013 và nhập khẩu tăng từ 13 lên 17 thị trường. Tựu chung sau gần 30 năm đổi mới, cùng với tăng trưởng kinh tế, sự ổn định kinh tế vĩ mô được duy trì, Việt Nam đã bảo đảm sự ổn định trên các mặt: chính trị, xã hội, quốc phòng và an ninh. Trong đó có những thành tựu rất đáng khích lệ về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội gắn bó chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế, phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ.Quan hệ sản xuất được điều chỉnh phù hợp hơn với trình độ phát triển của sức sản xuất, giải phóng và phát huy tiềm năng to lớn trong nước, tạo thuận lợi khai thác nguồn lực bên ngoài. Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây

dựng một cách đồng bộ hơn và có hiệu quả hơn.Số việc làm tạo thêm hàng năm gần đây đã xấp xỉ số người mới bổ sung vào lực lượng lao động. Đời sống vật chất của đại bộ phận nhân dân được cải thiện. Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân khá hơn trước. Các phong trào đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo được toàn dân hưởng ứng. Dân chủ được phát huy. Lòng tin của nhân dân đối với chế độ và tiền đồ đất nước, với Đảng và Nhà nước được khẳng định.

Tóm lại, chúng ta đã đạt được những tiến bộ vượt bậc trên nhiều lĩnh vực. Đáng kể là trong việc nâng cao mức sống dân cư qua việc nâng cao thu nhập bình quân đầu người và đưa nước ta khỏi tình trạng kém phát triển. Các khía cạnh khác nhau của đời sống như giáo dục, y tế và tiếp cận cơ sở hạ tầng cũng được cải thiện đáng kể và Việt Nam đánh giá là đã và sẽ có khả năng đạt được hầu hết các mục tiêu của Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH; khu vực công nghiệp chế tạo ngày càng mở rộng quy mô và sản phẩm chế công nghiệp chế biến và chế tạo đã ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong xuất khẩu. Cơ cấu dân số dịch chuyển theo hướng gia tăng tỷ lệ dân số đô thị. Nền kinh tế của chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu. Kinh tế vùng từng bước phát triển và các vùng kinh tế trọng điểm đã thể hiện vai trò đầu tầu tăng trưởng và có ảnh hưởng làn tỏa nhất định tới các vùng lân cận. Đội ngũ doanh nghiệp và doanh nhân ngày càng trưởng thành và phát triển, góp phần quan trọng cho công cuộc CNH, HĐH đất nước. Nguồn nhân lực từng bước được cải thiện về chất lượng và cơ cấu ngày càng phù hợp hơn. Một số khía cạnh của bảo vệ tài nguyên và môi trường như tỷ lệ che phủ của rừng cũng được cải thiện đáng kể.[34, tr62].

* Hạn chế của CNH, HĐH ở Việt Nam

Bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam còn một số vấn đề đặt ra như sau:

Thứ nhất,về mức độ công nghiệp hóa của Việt Nam

Việc đánh giá mức độ CNH hiện tại của Việt Nam có thể đưa ra kết luận sau đây: Sẽ còn rất lâu Việt Nam mới đạt tới một nước công nghiệp hiện đại. Điều đó

-Khoảng cách chênh lệch thu nhập/người của Việt Nam so với chuẩn của một nước công nghiệp là rất lớn. Theo các tiêu chí CNH cho Việt Nam thì mức thu nhập/người là ≥5.000 USD theo giá hiện hành hoặc ≥10.000 USD theo PPP. Thực tế thì tính đến năm 2013 mức thu nhập/người của Việt Nam mới đạt mốc 1960 USD. Điều này khẳng định đến năm 2020 Việt Nam không thể trở thành một nước công nghiệp. Hiện tại, quy mô GDP/người của nước ta đứng thứ 7/11 nước trong khu vực, đứng thứ 34/47 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á. Từ đó đã làm cho thứ hạng về phát triển con người của Việt của Việt Nam ở mức thấp (đứng thứ 7/11 trong khu vực, thứ 35/45 ở châu Á và thứ 117/173 trên thế giới).Bên cạnh đó, nếu tính theo chuẩn nghèo mới thì hiện tỷ lệ nghèo còn khá cao và chênh lệch giàu nghèo có xu hướng tăng trong các năm gần đây. Thành quả của CNH, HĐH còn chưa được phân bổ đồng đều giữa các nhóm và khu vực.

- Ở Việt Nam chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và khai thác tài nguyên trong khi sản xuất công nghiệp phần lớn với công nghệ, máy móc, thiết bị và nguyên vật liệu ngoại nhập. Điều này cho thấy Việt Nam vẫn chưa là nước công nghiệp mới.

- Khu vực công nghiệp chế tạo và trình độ phát triển của kinh tế tri thức còn ở mức độ thấp. Điều này cho thấy khía cạnh HĐH còn chưa được thể hiện rõ.

- Chênh lệch giàu nghèo đã ở mức khá cao xét theo chuẩn công bằng của các nước NICs ở thập nhiên 1980. Tiếp đó là vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái trong quá trình CNH, HĐH. Hiện tại chỉ số về thành tích môi trường của Việt Nam rất thấp và điều đó chưa đúng với mục tiêu đề ra trong quá trình CNH, HĐH của Việt Nam.

Thứ hai, về tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và tham giá chuỗi giá trị toàn cầu

- Tuy tăng trưởng kinh tế khá cao nhưng còn rất khiêm tốn so với khoảng thời gian công nghiệp hóa của các nước NICs. Trong gần 30 năm đổi mới, tốc độ tăng trưởng của toàn nền kinh tế dao động từ 4 - 7%, thấp nhất là thời kỳ sau đổi mới 1986 - 2000 và cao nhất là thời kỳ 1991 - 1995, thời kỳ chuyển từ CNH sang CNH, HĐH. Đến các thời kỳ tiếp theo, tốc độ tăng trưởng toàn nền kinh tế nằm trong khoảng 6 - 7%.

- Về cơ cấu ngành kinh tế, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đã giảm mạnh tuy nhiên còn khá cao so với chỉ tiêu của một nước công nghiệp. Hơn nữa tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP có xu hướng suy giảm trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH là không phù hợp với xu hướng của thế giới và từ đó sẽ ngăn trở sự phát triển của một nền kinh tế năng động, hiệu quả khi Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới. Năm 2013, cơ cấu kinh tế GDP của Việt Nam với tỷ trọng của ngành nông nghiệp; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ lần lượt là 18,4%; 38,3% và 43,3%. Mục tiêu đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp giảm còn 15%. Mục tiêu này so với chuẩn các nước công nghiệp vẫn còn cao hơn 10%. Điều đáng chú ý là từ năm 2006 đến nay cơ cấu kinh tế chuyển dịch rất chậm và không đạt các mục tiêu đặt ra trong quá trình CNH, HĐH. So với các nước trong khu vực thì tốc độ chuyển dịch cơ cấu của Việt Nam diễn ra quá chậm. Ngoài ra, cơ cấu trong nội bộ từng ngành cũng còn nhiều bất cập và không phù hợp.

- Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đang chỉ dừng lại ở khâu gia công, lắp ráp. Chính vì thế giá trị gia tăng là rất thấp.

- Về cơ cấu lao động, những thay đổi trong cơ cấu lao động nông nghiệp của Việt Nam đã diễn ra rất chậm so với những thay đổi trong cơ cấu kinh tế.Quá trình CNH, HĐH đã dẫn đến cơ cấu kinh tế Việt Nam chuyển dịch theo hướng giảm mạnh tỷ trọng của ngành nông nghiệp và tăng mạnh tỷ trọng của ngành công nghiệp. Tuy nhiên, đóng góp lao động của ngành nông nghiệp trong tổng số việc làm vẫn còn rất cao (54% năm 2009), thể hiện sự mất cân xứng nghiêm trọng so với sự đóng góp của ngành nông nghiệp trong GDP (20,9% năm 2009).

- Về hiện đại hóa và phát triển kinh tế tri thức, Việt Nam vẫn chưa phát huy được các yếu tố nội lực. Điều đó thể hiện qua hàm lượng khoa học công nghệ trong sản xuất công nghệ thấp và công nghiệp sử dụng công nghệ cao có xu hướng phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài. Đóng góp của khoa học công nghệ vào phát triển kinh tế còn rất mờ nhạt với chỉ số lan toả thấp, lực lượng lao động khoa học công nghệ của Việt Nam còn thiếu và vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng về kinh tế tri thức toàn cầu là rất thấp.

Thứ ba,về phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH

Mặc dù có những chuyển biến bước đầu đáng ghi nhận trong quá trình phát triển nguồn nhân lực Việt Nam nhưng nếu so sánh với thế giới và so sánh với yêu cầu của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH, từng bước phát triển kinh tế tri thức thì nguồn nhân lực Việt Nam còn bộc lộ rất nhiều hạn chế lớn.Số lượng nguồn nhân lực dồi dào sẽ trở thành bất lợi và cản trở rất lớn tới quá trình gia tăng hàm lượng tri thức và chất xám trong quá trình phát triển nếu tỷ trọng lao động được đào tạo vẫn chưa được cải thiện để nâng cao rõ rệt.Chất lượng nguồn nhân lực được đánh giá ở thứ hạng thấp khi so sánh với các quốc gia trong khu vực và do vậy năng suất lao động xã hội còn rất thấp. Chính vì vậy, công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam cũng bị bỏ lại khá xa so với trình độ phát triển chung của thời đại. [34, tr63].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của các công ty xuyên quốc gia trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở việt nam (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)