Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2.1.3. Cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng
Sự phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế của một quốc gia và một địa phương luôn là điều kiện vật chất hàng đầu để các chủ đầu tư có thể nhanh chóng thông qua các quyết định triển khai các dự án đầu tư đã cam kết (trừ những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng). Một tổng thể hạ tầng phát triển bao gồm nhiều yếu tố như: Hệ thống giao thông vận tải đồng bộ và hiện đại với các cầu cảng, đường xá, kho bãi, ... hệ thống thông tin liên lạc viễn thông đổi mới hiện đại, hệ thống điện nước đáp ứng yêu cầu phát triển, đồng thời là các dịch vụ khác như giải trí, tài chính, thương mại...
Hiện nay, kết cấu hạ tầng cơ sở ở Việt Nam tuy đã được đầu tư phát triển nhưng vẫn còn ở tình trạng kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Vì thế việc nâng cao hơn nữa chất lượng cơ sở hạ tầng là điều vô cùng cần thiết. Những giải pháp cụ thể là:
- Tiến hành xem xét, nâng cấp hệ thống đường bộ trên cả nước, bỏ quan điểm “phá vỡ thế độc tuyến như hiện nay”.Hợp tác với các nước láng giềng để phát triển mở rộng giao thông quốc tế, liên quốc gia;
- Cải tiến sâu sắc hoạt động của các ngành dịch vụ Việt Nam như ngành Hàng không Việt Nam, ngành tài chính- ngân hàng, ngành bảo hiểm... trên cơ sở phải hạch toán kinh tế, cải thiện chất lượng phục vụ đáp ứng yêu cầu;
- Cải thiện hệ thống giao thông đô thị và chú ý phát triển mạng lưới giao thông ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Cải tạo nâng cấp hệ thống cảng, biển. Nâng cao hiệu quả hoạt động của một số cảng lớn có tầm quan trọng quốc gia như: Cảng Sài Gòn, Cảng Hải Phòng, Cảng Vũng Tàu, Cảng Dung Quất...;
- Phát triển và hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc: lưu ý đến việc tăng số kênh thông tin quốc tế, tìm kiếm nguồn vốn để xây dựng công trình cáp quang thông tin nhằm giảm mức phí thông tin và bưu điện. Hoàn thiện các biện pháp khai thông mở rộng mạng Internet trên toàn quốc;
ít muốn đầu tư vào lĩnh vực này. Trong khi đó Nhà nước cũng có những khó khăn về tài chính. Vì thế, khi xây dựng cơ sở hạ tầng cần quán triệt các nguyên tắc sau:
- Thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên quan điểm “ tập trung dứt điểm”, muốn vậy cần có một quy hoạch đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thống nhất và hợp lý. Cần xác định rõ công trình nào trọng điểm cần thực hiện ngay, những công trình nào thực hiện sau một bước...Phân phối cho các địa phương phải căn cứ vào kế hoạch phát triển của từng địa phương;
- Giải quyết tốt các mối quan hệ về kinh tế, chính trị của các quốc gia và các tổ chức kinh tế quốc tế để có được những khoản hỗ trợ phát triển chính thức ODA phục vụ cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng;
- Xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế là nơi thu hút tập trung TNCs, bao gồm: Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao với quy mô thích hợp để nhận các nguồn vốn và công nghệ hiện đại của nước ngoài;
- Phải thực hiện chặt chẽ công tác phân cấp quản lý và đầu tư đối với những cơ sở hạ tầng thuộc hệ thống quốc gia như quốc lộ, những công trình mang tính liên ngành, liên vùng;
- Hoàn thiện từng bước các chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thông qua miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất...;
- Thực hiện chính sách Nhà nước và dân cùng làm nhằm phát triển hạ tầng đối với những công trình mang tính phúc lợi công cộng;
- Cần tạo cho nhà đầu tư sự an tâm về chủ quyền sở hữu đất, có như vậy mới thu hút được họ tham gia của TNCs;
- Nâng cao hơn nữa kết cấu hạ tầng “mềm” như dịch vụ, thương mại, văn hoá giáo dục, nâng cao vai trò đòn bảy kinh tế của các công cụ tài chính, tiền tề bằng việc lành mạnh hoá hệ thống này.
Khi những giải pháp trên được thực hiện chắc chắn sẽ là nhân tố kích thích TNCs vào Việt Nam.
4.2.1.4. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư đặc biệt chú trọng đến các hình thức thường được TNCs ưa thích
Tuỳ theo mục tiêu của mình, hình thức mà TNCs sử dụng sẽ thay đổi theo thời gian. Nhưng nhìn chung, hình thức 100% vốn nước ngoài và hình thức liên doanh được TNCs quan tâm hơn cả. Hình thức liên doanh được các TNCs sử dụng ngay khi mới thực hiện đầu tư vào nước sở tại nhằm thâm nhập thị trường một cách dễ dàng hơn và chia sẻ rủi ro với nước chủ nhà, tuy nhiên cho đến nay hình thức liên doanh vẫn được sử dụng với tính chất là phục vụ cho sự phát triển thành công ty 100% vốn nước ngoài. Do đó, muốn thu hút được TNCs thì Việt Nam cần quan tâm nhiều hơn đến việc mở rộng phạm vi sở hữu vốn của các chủ đầu tư nước ngoài, khuyến khích hơn nữa việc thực hiện hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài. Sau đây chúng ta xem xét những giải pháp cụ thể về việc thực hiện khuyến khích đầu tư như sau:
- Có chính sách về thuế xuất, nhập khẩu hợp lý đối với việc nhà đầu tư nước ngoài nhập máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và thực hiện đầu tư ở Việt Nam;
- Có chính sách hợp lý về việc đánh thuế kinh doanh của các chi nhánh công ty xuyên quốc gia trong thời gian đầu mới thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh ở Việt Nam;
- Tạo điều kiện về thủ tục hành chính và về mặt pháp lý đối với loại hình công ty này.
Cần phải lưu ý rằng, trong hình thức doanh nghiệp liên doanh, mặc dù công nghệ được chuyển giao và được học hỏi bí quyết quản lý của nhà đầu tư nước ngoài song trong hầu hết các trường hợp, công nghệ trong liên doanh chuyển sang Việt Nam đã lỗi thời lạc hậu, việc định giá lại cao hơn giá trị thực tế của công nghệ, nên đôi khi Việt Nam là bãi thải của các công nghệ của các chủ đầu tư. Còn hình thức 100% vốn nước ngoài cũng có những mặt tích cực và tiêu cực của nó, tuy nhiên việc có chuyển giao công nghệ hay không là do nhà đầu tư nước ngoài quyết định. Song không phải chỉ vì những mặt tích cực của nó mà cho loại hình 100% vốn nước ngoài phát triển trên mọi lĩnh vực. Công ty 100%vốn nước ngoài phải được quản lý chặt chẽ của nhà nước để tránh bị chủ đầu tư thao túng.Mặt khác, việc mở rộng
khuyến khích đầu tư bằng hình thức 100% vốn nước ngoài phải đi kèm với việc tăng cường hiệu quả trong việc hoạch định chiến lược ( phân định rõ những lĩnh vực nào cần mở rộng đầu tư bằng hình thức 100 vốn nước ngoài) cũng như hiệu lực quản lý của Nhà nước.